Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Quan điêm lãnh đạo của các nhà quản lý đứng đầu đối với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
80 69,6 25 21,7 10 8,7
Trình độ, năng lực của cán bộ trong ngành nông nghiệp góp phần thực hiện tái cơ cấu
91 79,1 16 13,9 8 7,0
Phương pháp quản lý, điều hành trong ngành nông nghiệp có tác động tới thực hiện tái cơ cấu
90 78,3 19 16,5 6 5,2
Vai trò, chức năng rõ ràng của các cơ quan, phòng ban chức năng trong thực hiện tái cơ cấu
82 71,3 25 21,7 8 7,0
Sự giám sát, đốc thúc của các cơ quan quản lý trong tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp
77 67,0 23 20,0 15 13,0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ và hộ dân
Qua bảng 4.27 cho thấy phần lớn các ý kiến đều đánh giá yếu tố quản lý nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương chiếm từ 60-70%, một số ý kiến thì cho rằng không ảnh hưởng chiếm từ 5-8%. Trong đó chủ yếu tập trung cho rằng sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ quản lý, trình độ năng lực cũng như cách thức điều hành quản lý có vai trò hết sức cần thiết đối với việc tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, giải pháp đặt ra đó là cần phải tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và cần có sự quan tâm, sát sao lãnh chỉ đạo của cơ quan chính quyền mới có thể thực hiện đề án tái cơ cấu hiệu quả và mang tính bền vững.
Bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cần phải có sự liên kết đồng bộ giữa cán bộ quản lý với người dân tạo sự phối hợp liên kết chặt chẽ trong việc phát triển ngành nghề nông nghiệp có hiệu quả kinh tế và lâu dài.