Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát chung về tài nguyên du lịch và lịch sử hình thành một số điểm
4.1.2. Lịch sử hình thành một số điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị
4.1.2. Lịch sử hình thành một số điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh thị xã Chí Linh
4.1.2.1. Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc
Khu di tích quốc gia đặc biệt Cơn Sơn - Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia, thời Trần thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc, nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phía bắc Cơn Sơn - Kiếp Bạc giáp huyện Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang), phía nam giáp núi Phượng Hồng (phường Cộng Hịa, phường Văn An, thị xã Chí Linh), phía tây giáp sơng Lục Đầu và huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang), phía đơng giáp phường Bắc An và Hồng Hoa Thám (thị xã Chí Linh).
Đây là vùng danh sơn huyền thoại, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của những danh nhân kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước và rạng ngời Việt sử suốt nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước như: Hưng Đạo Đại Vương, Quốc cơng tiết chế Trần Quốc Tuấn; Danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi; và Đệ tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả;...Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán.
Côn Sơn là mảnh đất lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trước, Định Quốc Công Nguyễn Bặc, thủy tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ qn Phạm Phịng Át, giúp Đinh Tiên Hồng thống nhất đất nước vào năm 968.
Hình 4.1. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cơn Sơn
Nguồn: consonkiepbac.org.vn (2017)
Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm và Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm, đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đệ nhất tổ - Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ - Pháp Loa tôn giả và Đệ tam tổ - Huyền Quang tôn giả đã về đây hoằng dương thuyết pháp, xây dựng chùa Hun thành chốn tổ đình gọi là liêu Kỳ Lân, một thiền viện lớn nổi tiếng của Triều Trần.
Nếu như Khu di tích Cơn Sơn là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng thiền phái Trúc Lâm, là nơi thờ quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi, thì Khu di tích Kiếp Bạc là một trung tâm nội đạo thờ Đức thánh Trần - Trần Hưng Đạo. Kiếp Bạc là danh sơn huyền thoại bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5km. Đây là đầu mối huyết mạch giao thơng thủy bộ, trấn giữ cửa ngõ phía Đơng Kinh thành Thăng Long. Nơi đây trời bày, đất dựng, vị trí đắc địa về phong thủy, hình thế hiểm yếu về quân sự, có tứ linh quần tụ, chung đúc khí thiêng. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258, Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo đã chọn Kiếp Bạc lập đại bản doanh, xây dựng phịng tuyến qn sự vùng Đơng Bắc, kéo dài từ biên giới Lạng Sơn qua ải Chi Lăng, Nội Bàng theo sông Lục Nam, qua Lục Đầu Giang, Bạch Đằng ra Biển Đơng... trong đó căn cứ địa Vạn Kiếp làm trung tâm chỉ huy. Đây là trận đồ “thủy bộ hợp thành, tiến thế cơng, thối thế thủ” để chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Đất nước thanh bình, Trần Hưng Đạo đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho tới cuối đời. Tại đây, Đại Vương đã viết “Binh gia diệu lý yếu lược” để dậy tướng sĩ, và viết “Vạn Kiếp tơng bí truyền thư”, đúc kết kinh nghiệm, những bí quyết đánh giặc giữ nước của một đời cầm quân truyền lại cho hậu thế. Trước khi mất, ông được vua Trần Anh Tông về thăm bệnh và hỏi kế sách giữ nước, Đại Vương đã căn dặn: “Khoan thư sức dân là kế rễ sâu bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước”.
Hình 4.2. Nghi môn đền Kiếp Bạc
Nguồn: consonkiepbac.org.vn (2018)
Hàng năm, ở Cơn Sơn - Kiếp Bạc có 2 kỳ lễ hội truyền thống mùa xuân và mùa thu. Lễ hội mùa xuân kỷ niệm ngày viên tịch của Đệ tam Thánh tổ Huyền Quang tôn giả (ngày 23 tháng Giêng), lễ hội mùa xn Cơn Sơn có nhiều nghi lễ như: Lễ Mơng Sơn thí thực, lễ tế trời trên đất Ngũ Nhạc linh từ, lễ rước nước, cùng nhiều trò chơi dân gian như: Đu tiên, chọi gà, cờ người, đấu vật,... Lễ hội mùa thu tưởng niệm ngày mất của Đức thánh Trần Hưng Đạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch) và ngày mất Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi (ngày 16 tháng 8 âm lịch). Lễ hội mùa thu đền Kiếp Bạc có nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian rất nổi tiếng như: Lễ rước cỗ tiến Thánh, lễ hội quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn Đức thánh Trần,... Cùng các trò chơi dân gian như: đấu vật, đua thuyền, bắt vịt, nấu cơm thi, múa rối nước.
Hình 4.3. Lễ hội hoa đăng – Lễ hội mùa xuân đền Kiếp Bạc
Nguồn: consonkiepbac.org.vn (2019)
Trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cùng UBND tỉnh Hải Dương đầu tư kinh phí tu bổ di tích và tổ chức nghiên cứu phục dựng lại các nghi lễ của lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu di tích ngày càng khang trang khởi sắc. Ngày 10 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg cơng nhận Khu Di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc là Di tích quốc gia đặc biệt.
Những giá trị lịch sử, văn hóa của Cơn Sơn - Kiếp Bạc, cùng với danh tiếng, sự nghiệp của các bậc vĩ nhân đã tỏa rọi hào quang vào lịch sử và văn hóa dân tộc. Sự linh thiêng của chùa Côn Sơn, đền Kiếp bạc tồn tại vĩnh hằng cùng non sông đất nước.
4.1.2.2. Đền thờ thầy giáo Chu Văn An
* Đền thờ thầy Chu Văn An
Đền thờ thầy giáo Chu Văn An toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, cách Hà Nội khoảng hơn 80 km về phía đơng, nơi thờ thầy giáo Chu Văn An, người thầy của muôn đời. Trong sự nghiệp giáo dục, Chu Văn An có nhiều cải cách tiến bộ khiến cho đương thời và mãi mãi về sau ghi nhận và trân trọng. Thầy là người đầu tiên truyền đạo nho của Khổng Tử sang Việt Nam thành một đạo riêng biệt của người Việt đó là “Hữu giáo vơ loại”, tức là nền giáo dục đi tới muôn dân. Trong khắp các nhà trường ngày nay
Hình 4.4. Đền thờ thầy giáo Chu Văn An
Nguồn: dulichchilinh.com (2018)
Sau khi Chu Văn An qua đời (năm 1370), tại nơi thầy dạy học và sống những năm tháng thối triều đã được dựng lên ngơi đền thờ thầy. Tuy nhiên, trải qua sự nghiệt ngã của thời gian, sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh, đến những năm 80 của thế kỷ trước, di tích đền thầy đã gần như bị phá hủy hồn tồn. Trước thực trạng đó, những năm 90 của thế kỷ trước, được sự nhất trí của chính quyền các cấp, Bảo tàng Hải Dương, UBND phường Văn An và ngành giáo dục cùng bà con địa phương đã tiến hành cuộc đại trùng tu và tơn tạo các hạng mục cơng trình tại khu di tích. Kết quả sau 2 giai đoạn trùng tu, đến năm 2008, đền thờ Chu Văn An đã trở thành quần thể kiến trúc bề thế trang nghiêm và trở thành một điểm du lịch thú vị của Chí Linh.
* Lăng mộ thầy Chu Văn An
Lăng mộ thầy tọa lạc trên mỏm núi Phượng Hồng giữa rừng thơng bát ngát, cảnh quan thiên nhiên khu lăng mộ Chu Văn An khá đẹp. Lăng mộ thầy được khôi phục, tôn tạo lại vào năm 1997, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân xa gần cũng như giáo giới trong cả nước. Kiến trúc lăng mộ được xây liền khối theo hình chữ nhật theo hướng Đơng Nam, trang trí mỹ thuật hính tập trung khắc họa hình tượng: Cuốn sách và giải bút nhọn thể hiện cho đức thanh cao, trong sáng vì sự nghiệp giáo dục đất nước của thầy Chu Văn An.
Hình 4.5. Lăng mộ thầy Chu Văn An
Nguồn: dulichchilinh.com (2018)
* Điện Lưu Quang
Điện Lưu Quang nằm bên phải đền về phía tây - tương truyền là nơi Thầy dạy học khi về núi Phượng Hoàng.
* Phong tục, lễ hội
Hàng năm tại đây diễn ra 3 kỳ lễ hội: Lễ hội mùa xuân hay còn gọi là lễ khai bút đầu năm diễn ra vào tháng Giêng; Lễ hội mùa thu diễn ra vào tháng 8 - mùa khai giảng (lễ chính ngày 25 tháng 8 - sinh nhật Thầy); và Lễ hội Về Nguồn diễn ra vào ngày 26 tháng 11 âm lịch - tưởng niệm ngày mất của Thầy, thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, giáo viên và những người quan tâm tới sự nghiệp giáo dục về đây làm lễ dâng hương báo cơng với thầy.
Hình 4.6. Lễ khai bút và khai mạc hội sách đền Chu Văn An
Nguồn: dulichchilinh.com (2018)
Đền thờ Thầy giáo Chu Văn An đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia năm 1998.
4.1.2.3. Khu di tích đền Cao
Từ khu di tích Phượng Hồng xi về hướng đơng nam của thị xã Chí Linh là khu di tích đền Cao. Khu di tích này nằm ở xã An Lạc, thị xã Chí Linh, là di tích lịch sử gắn liền với chiến cơng oai hùng của 5 vị tướng họ Vương có cơng phù giúp vua Lê Đại Hành đánh đuổi giặc Tống xâm lược ở thế kỷ thứ X.
Theo truyền thuyết, mùa xuân năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) vào thời tiền Lê có vợ chồng ơng Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh ở huyện Nga Sơn, phủ Nga Trung, tỉnh Thanh Hóa kết duyên nhiều năm mà vẫn chưa có con. Ơng bà quyết định chu du thiên hạ, tìm nơi đất lành để làm ăn sinh sống. Khi đến Dược Đậu Trang, huyện Bàng Châu, phủ Nam Sách, ơng bà thấy đây là vùng đất bình yên, thuần hậu, cây cỏ tốt tươi nên đã ở lại sinh cơ lập nghiệp.
Công việc làm ăn khá giả nhưng trong lịng ơng bà luôn canh cánh nỗi buồn vì hiếm muộn. Ơng bà thành tâm lập đàn cũng mong trời thương mà giáng phúc, lưu ân. Một thời gian sau, bà Đào Thị Thanh có thai, sinh ra 5 người con đặt tên lần lượt là: Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, và Vương Đức Hồng. Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ
nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đị Thần Phù - Thanh Hóa, khơng may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mùng 6 tháng 3.
Tháng 7 năm Canh Thìn (980), giặc Tống xâm lược nước ta, vua Lê Đại Hành thân chinh cầm quân đánh giặc. Đến Dược Đậu Trang, thấy 5 anh em nhà họ Vương tướng mạo phi thường liền cho thử tài và chiêu dụng, phong cho ba anh em trai là “Quyền chưởng Trung hoa đại tể tướng” và hai chị em gái là “Mẫu nghi chí tơn thiên hạ”. Sau khi nhận tước phong, các ngài cùng xin phép nhà vua cho được thay thánh giá cầm quân ra đánh giặc và nhanh chóng giành được thắng lợi vẻ vang. Nhà vua cho mở yến tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân, triệu cả 5 vị tướng về kinh ban thưởng nhưng vì đang để tang cha mẹ nên các ngài xin lui lại về sau. Khơng ngờ ý trời linh hóa, vào đêm ngày 23 tháng Giêng, trời đất tối tăm mù mịt, mưa gió ầm ầm, năm ngài đều thăng hóa về trời, di hài được mối đất đắp thành những ngôi mộ lớn ở các vị trí ngơi đền thờ tại quần thể khu di tích đền Cao ngày nay. Nhà vua hay tin liền sai các quan thần về làm lễ, truyền chỉ nhân dân lập đền thờ ở các nơi các vị thánh hóa về trời, hương khói thờ phụng và phong mĩ tự cho năm ngài: Vương Thị Đào là “Đào Hoa trinh thuận Công chúa”; Vương Thị Liễu là “Liễu Hoa linh ứng Công chúa”; Vương Đức Minh là “Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương”; Vương Đức Xuân là “Dực Thánh linh ứng Đại Vương”; và Vương Đức Hồng là “Anh Vũ dũng lược Đại vương”.
Khu di tích đền Cao gồm có 5 đền thờ: Đền Cả, Đền Cao, Đền Bến Tràng, Đền Bến Cả và Đền Vua.
Hình 4.7. Lễ hội truyền thống đền Cao
Quần thể di tích đền Cao được xây dựng trên nhiều vị trí khác nhau trong khơng gian rộng gần 1 km2. Các di tích dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống, tạo thành một tổng thể kiến trúc hài hịa, có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Ngày mùng 2 tháng 3 năm 2018, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quần thể di tích đền cao gồm 4 di tích: Đền Cao, Đền Cả, Đền Bến Cả và Đền Bến Tràng.
Hình 4.8. Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia quần thể di tích đền Cao và khai hội truyền thống
Nguồn: dulichchilinh.com (2018)
4.1.2.4. Chùa Thanh Mai
Chùa Thanh Mai nằm ở phía Đơng Bắc của Thị xã Chí Linh, thuộc xã Hồng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, là một ngôi cổ tự và là trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm tam tổ, một thiền phái Phật giáo lớn nhất nước ta thời Trần. Chùa Thanh Mai vốn được Thiền Sư Pháp Loa xây dựng vào khoảng năm 1329 trên sườn núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Bảo, cao khoảng 200m, bên một con suối nhỏ, nhìn về phía nam.
Hình 4.9. Chùa Thanh Mai
Nguồn: dulichchilinh.com (2018)
Chùa Thanh Mai là một trung tâm tôn giáo của thiền phái Trúc Lâm ở chốn rừng sâu, núi cao. Sự hiện diện của di tích đã chứng minh cho tính phi thường của tôn giáo thời Trần. Tại đây cịn có một rừng lá phong cổ thụ hàng trăm năm tuổi do con người trồng giữa đại ngàn tự nhiên. Đây là rừng phong được đánh giá là đẹp nhất trong 7 nơi trên nước ta có rừng phong.
Chính vì vậy, khu di tích cùng rừng tự nhiên đã được nhà nước khoanh vùng bảo vệ, từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm bảo tồn một di sản văn hóa, tạo một điểm tham quan du lịch hấp dẫn về văn hóa và cảnh quan tự nhiên. Ngày kỷ niệm ngày mất của Pháp Loa đã trở thành ngày hội hàng năm. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm. Với giá trị lịch sử lâu đời và với nhiều nghi lễ tôn nghiêm trong ngày hội như: giảng kinh, mộc dục, chay đàn,... cùng thiên nhiên kỳ vĩ, Chùa Thanh Mai cùng với các di tích khác đang góp phần làm giàu có thêm vốn văn hóa xứ Đơng.
Hình 4.11. Dâng hương tưởng niệm 687 năm ngày viên tịch của Thiền sư Pháp Loa, Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm
Nguồn: dulichchilinh.com (2017)
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh và những kiến thức truyền thống, năm 1992, chùa Thanh Mai đã được Bộ Văn hóa Thơng tin cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.