Các loại hình du lịch văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 74 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh

4.2.4. Các loại hình du lịch văn hóa tâm linh

4.2.4.1. Du lịch tham quan các di tích văn hóa tâm linh

Các di tích lịch sử văn hóa của một vùng đất chính là những thước phim tài liệu ghi lại quá trình hình thành, phát triển của thiên nhiên và con người trên vùng đất đó. Vì thế, các di tích này đã tự thân cấu thành những sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phương.

Chí Linh là vùng đất lưu giữ một quần thể di tích nổi tiếng ghi dấu ấn một thời hào hùng của dân tộc, tiêu biểu là các di tích chùa Cơn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Cao, chùa Thanh mai, đền thờ Chu Văn An… thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan, chiêm bái. Đặc biệt, khu di tích Quốc gia đặc biệt Cơn Sơn – Kiếp Bạc có phong cảnh thơ mộng, hữu tình với núi, rừng, suối, hồ đan xen; Hay chùa Thanh Mai có rừng phong lá đỏ được đánh giá là đẹp nhất trong 7 nơi trên nước ta có rừng phong,… khách du lịch đến đây vừa có thể kết hợp tìm hiểu di tích lịch sử, vừa chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên núi rừng.

4.2.4.2. Du lịch tham gia vào các nghi lễ văn hóa tâm linh

Mỗi năm, chùa Cơn Sơn tổ chức 2 – 3 khóa tu mùa hè dành cho các em học sinh cấp 2, cấp 3 và khóa dành cho các em trung cấp, đại học trên mọi miền tổ quốc về tham dự. Mỗi khóa tu kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần. Ở đây, các phật tử được học những giáo lý, nghe giảng kinh Phật, những điều hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Đây là môi trường trong lành để các phật tử học những điều hay lẽ phải, những lời Phật dạy, những kiến thức cần có trong cuộc sống, tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Tuy nhiên, các khóa tu hè tại chùa Cơn Sơn quy mơ cịn nhỏ, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các phật tử.

Hộp 4.8. Ý kiến của phụ huynh có con tham gia khóa tu mùa hè tại chùa Côn Sơn

Tuy thời gian khóa tu khơng dài nhưng các con tơi học được rất nhiều điều bổ ích. Về nhà các cháu đã biết đỡ đần bố mẹ công việc nhà, vâng lời người lớn, khơng cịn ham chơi như trước nữa. Điều quan trọng là các cháu đã tránh xa các trị chơi trên internet nên gia đình tơi rất n tâm.

Chị Bùi Thị Thu Thảo – người dân địa phương (2018)

4.2.4.3. Du lịch lễ hội văn hóa tâm linh

Tại thị xã Chí Linh, loại hình du lịch lễ hội gắn liền với tín ngưỡng dân gian có sức hút rất lớn đối với du khách.

Hàng năm, ở Cơn Sơn - Kiếp Bạc có 2 kỳ lễ hội truyền thống mùa xuân và mùa thu. Lễ hội mùa xuân kỷ niệm ngày viên tịch của Đệ tam Thánh tổ Huyền Quang tôn giả (ngày 23 tháng Giêng), lễ hội mùa xn Cơn Sơn có nhiều nghi lễ như: Lễ Mơng Sơn thí thực, lễ tế trời trên đất Ngũ Nhạc linh từ, lễ rước nước, cùng nhiều trò chơi dân gian như: Đu tiên, chọi gà, cờ người, đấu vật,... Lễ hội mùa thu tưởng niệm ngày mất của Đức thánh Trần Hưng Đạo (ngày 20 tháng 8

âm lịch) và ngày mất Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi (ngày 16 tháng 8 âm lịch). Lễ hội mùa thu đền Kiếp Bạc có nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian rất nổi tiếng như: Lễ rước cỗ tiến Thánh, lễ hội quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn Đức thánh Trần,... Cùng các trò chơi dân gian như: đấu vật, đua thuyền, bắt vịt, nấu cơm thi, múa rối nước.

Lễ hội chùa Thanh Mai diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 03 âm lịch (kỷ niệm ngày mất Pháp Loa), nhân dân trong vùng cũng như khách du lịch tụ hội về đây rất đông đủ để tưởng nhớ công lao to lớn của ông.

Lễ hội truyền thống đền Cao diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 01 âm lịch. Lễ hội có nhiều nghi lễ truyền thống như lễ cáo yết, lễ mộc dục, tế khai xuân,… Phần hội có các hoạt động thi giã bánh giày, nấu chè kho, múa rối nước,…Lễ hội tiếp tục bảo tồn, phục dựng cũng như quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tới các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương.

Hàng năm, tại đền thờ Chu Văn An diễn ra lễ hội khai bút đầu xuân vào ngày 06 tháng 01 với 4 chữ thư pháp Hán – Nơm: Chính – Học - Thuần – Hành, và 10 chữ quốc ngữ: Tâm – Đức – Chí – Nghĩa – Trung – Tài – Minh – Trí – Thành – Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây dạy học. Lễ hội mùa thu diễn ra từ ngày 01 đến ngày 25 tháng 08 âm lịch. Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20 tháng 11 dương lịch. Lễ hội về nguồn từ ngày 24 đến ngày 26 âm lịch. Đây được coi là nơi du lịch tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp với rất nhiều du khách, cán bộ, học sinh, sinh viên trên mọi miền cả nước.

Du lịch lễ hội văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh thời gian qua đã đạt được một số thành tựu như: Các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã diễn rat rang trọng, an toàn, tiết kiệm, cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trị chơi dân gian sơi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Nhiều hạn chế từ những năm trước cơ bản đã được khắc phục, như: Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại lễ hội ngày càng được chú trọng; lượng khách trong các ngày chính hội rất đơng đúc nhưng do làm tốt công tác quản lý bến bãi, điều tiết giao thơng nên tình trạng ùn tắc khơng xảy ra như mọi năm; Một số ít đối tượng trộm cắp, móc túi đã bị lực lượng cơng an phát hiện, xử lý; Các hàng quán dịch vụ cơ bản kinh doanh trong phạm vi cho phép.

Tuy nhiên, lễ hội vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Tình trạng chèo kéo khách du lịch ở các khu di tích đã giảm nhiều nhưng chưa được xử lý triệt để; vẫn còn những cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp lộc gây ảnh hưởng đến sự thiêng liêng, tơn nghiêm của các buổi lễ.

Nhìn chung, du lịch lễ hội văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh đã và đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch và người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 74 - 77)