Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch văn hóa tâm linh
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh
2.1.5.1. Cơ chế, chính sách
Cơ chế, chính sách của Nhà nước có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Các nước trên Thế giới hiện nay rất quan tâm đến vấn đề du
lịch, các nước đều đưa du lịch vào trong kế hoạch phát triển hàng năm, thậm chí cịn xem du lịch như là công cụ để phát triển kinh tế và văn hóa xã hội của đất nước. Đối với các nước phát triển, du lịch được coi như một công cụ thuận lợi để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế nên Nhà nước ln khuyến khích việc tiếp cận du khách, đưa ra nhiều chính sách, chủ trương và các hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
Muốn du lịch phát triển rất cần có một cơ chế chính sách phát triển riêng cho từng loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh, loại hình du lịch đang thu hút sự tham gia của rất nhiều du khách trong và ngồi nước.
2.1.5.2. Nguồn kinh phí cho phát triển du lịch
Nguồn kinh phí đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong tất cả mọi lĩnh vực, nếu khơng có kinh phí thì mọi hoạt động sẽ bị ngưng trệ. Ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng nếu muốn phát triển rộng lớn cần có sự đầu tư kinh phí cho sự phát triển. Nguồn kinh phí ở đây ngồi nguồn hỗ trợ từ TW, địa phương thì cần huy động sự hỗ trợ của toàn xã hội, các tổ chức, người dân địa phương,...
2.1.5.3. Phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Kinh tế - xã hội địa phương phát triển sẽ tạo điều kiện nảy sinh nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến du lịch nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng, khơng chỉ là nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, thời gian nhàn rỗi, mà còn cả những sản phẩm về vật chất và tinh thần phục vụ cho du khách, đây là nhân tố tác động đến cung du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển.
Đối với địa phương nơi có tài nguyên du lịch, kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi về các nguồn lực tài chính, lao động để phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở vật chất, các dịch vụ du lịch nói riêng.
2.1.5.4. Tính thời vụ của du lịch văn hóa tâm linh
Hiện nay, du lịch văn hóa tâm linh của Việt Nam mang tính mùa vụ rất cao do đặc thù phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa tâm linh của nước ta là các lễ hội, thói quen đi đền chùa, tế lễ của người dân chủ yếu tập trung vào những tháng đầu hoặc cuối năm âm lịch và các thời điểm diễn ra lễ hội dân gian trong năm. Những thời điểm khác trong năm hiện cũng có khách thăm
Tính mùa vụ gây nên những khó khăn trong kinh doanh du lịch, duy trì đội ngũ cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nên những rủi ro hoặc tạo nên sự quá tải về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong mùa vụ du lịch và ngược lại lãng phí cơ sở vật chất trong mùa vắng khách.
2.1.5.5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch được coi là một nội dung quan trọng trong việc phát triển thị trường, phát triển cầu du lịch, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của mỗi địa phương.
Muốn khách du lịch biết đến địa phương mình thì cần phải có dịch vụ du lịch tốt. Hay để khách du lịch biết được dịch vụ du lịch của địa địa phương mình có tốt hay khơng thì phải tiến hành tun truyền, quảng cáo, xây dựng thương hiệu và xúc tiến du lịch với mục tiêu đưa thơng tin, hình ảnh của đất nước, con người với những nét độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn tới du khách, đây không chỉ là một hình thức thu hút khách đến sử dụng hàng hóa mà cịn là thu hút khách đến sử dụng và tiêu dùng dịch vụ du lịch của địa phương.
2.1.5.6. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhân lực trong ngành du lịch
Đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực được xem là tài sản quý giá, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Lao động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ có vai trị rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Do vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nguồn nhân lực trong ngành du lịch là vấn đề mang tính cấp thiết đối với sự phát triển du lịch của mỗi địa phương.