Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn
4.3.1. Cơ chế, chính sách
Nhận thấy thế mạnh của mình về du lịch nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng, những năm qua, tỉnh hải Dương cũng như thị xã Chí Linh đã quan
tâm hơn đến cơng tác quản lý nhà nước về di tích và phát huy giá trị di tích trong việc phát triển du lịch. Cụ thể:
Ngày 16/06/2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hóa Cơn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Quy hoạch đề ra mục tiêu bảo tồn, nghiên cứu làm phong phú thêm các giá trị văn hóa quần thể di tích, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ người Việt Nam. Tạo tiền đề đề nghị công nhận quần thể di tích lịch sử - văn hóa Cơn Sơn – Kiếp Bạc là di sản văn hóa thế giới. Cũng là một mục tiêu quan trọng của Quy hoạch là cần làm nổi bật sự liên kết của quần thể di tích lịch sử - văn hóa Cơn Sơn – Kiếp Bạc trong chuỗi lịch sử Kinh đô Việt và với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Quy hoạch định hướng từng bước phát triển khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc thành khu du lịch cấp Quốc gia, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa và các nguồn lực tiềm năng khác vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của Vùng.
Thực hiện quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/12/2012, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 3252/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơng trình: Tu bổ, tơn tạo đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh gồm 12 hạng mục cơng trình với tổng mức đầu tư là 77 tỷ đồng. Dự án gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2012 – 2014) thực hiện đầu tư tơn tạo đền chính và tịa trung từ với kinh phí là 27 tỷ đồng. Giai đoạn 2 thực hiện các công trình cịn lại với kinh phí đầu tư là 50 tỷ đồng.
Dự án xây dựng tu bổ đền Kiếp Bạc sẽ bảo tồn bền vững các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở khu di tích, mở đường cho việc thu hút các nguồn lực đầu tư theo quy hoạch tổng thể được Thủ tướng phê duyệt, góp phần quảng bá hình ảnh khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, tạo tiền đề cho công tác bảo tồn, tôn tạo khu di tích trong tương lai, góp phần phát triển văn hóa, xã hội của tỉnh Hải Dương.
Năm 2014, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định phê duyệt Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Côn Sơn và dự án được khởi công vào tháng 03 năm 2015 với tổng mức đầu tư là 76 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: trùng tu, xây dựng các cơng trình: Tịa Cửu Phẩm Liên Hoa, Tổ Đường, Hậu Đường, các cơng trình phụ trợ; và giai đoạn 2 của dự án gồm các hạng mục tu bổ, tôn tạo giếng Ngọc, lầu thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, đường lên Tháp Tổ, tả
Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Côn Sơn là cơng trình văn hóa, tâm linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về văn hóa, xã hội của tỉnh Hải Dương, dự án sẽ hồi phục một số hạng mục cơng trình và kiến trúc thờ tự đã bị tàn phá trong chiến tranh, hồn chỉnh khơng gian cảnh quan kiến trúc chùa, phục vụ cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan du lịch cũng như tín ngưỡng của nhân dân trong cả nước.
Đặc biệt, Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã Chí Linh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2015 – 2020) ngày 03/06/2015 đã ra Nghị quyết với mục tiêu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, thương mại và du lịch; bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mục tiêu mỗi năm thu hút 1 triệu lượt du khách đến với Chí Linh.
Tiếp đó, để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết XXII, ngày 18/06/2016, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Chí Linh quyết định xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ; đầu tư phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 – 2020. Điểm nhấn của Đề án là hệ thống hóa và vạch ra những mục tiêu, hướng đi, giải pháp phát triển du lịch như về quy hoạch; thu hút đầu tư nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ; tổ chức, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đầu tư xây dựng hạ tầng; liên kết hợp tác phát triển,…
Cũng trong năm 2016, vào ngày 19/09, UBND tỉnh Hải Dương ban hành quyết định số 2529 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 – 2020. Mục tiêu chung của Đề án là phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng; động viên mọi nguồn lực xã hội phát triển các khu, điểm du lịch có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu; đảm bảo sự tăng trưởng liên tục số lượng khách và doanh thu du lịch hàng năm góp phần tăng dần tỷ trọng thu nhập du lịch trong cư cầu GDP của tỉnh. Đến năm 2020, thu hút đầu tư vào các khu du lịch: Côn Sơn – Kiếp Bạc; Đảo Cị - Chi Lăng Nam; Sơng Hương – Thanh Hà; hoàn thành cơ bản việc xây dựng khu Côn Sơn – Kiếp Bạc thành khu du lịch quốc gia… Tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/ năm đối với khách du lịch lưu trú, tăng doanh thu 10%/ năm; góp từ 2 – 2,5% trong GDP của tỉnh. Tổng vốn đầu tư cho các điểm du lịch và chương trình dự án phát triển du lịch trong cả giai đoạn tầm 3.255 tỷ đồng…
Ngoài ra, thị xã Chí Linh cũng đang tích cực triển khai các bước quy hoạch, xây dựng đề án trùng tu, tơn tạo, nâng cấp các khu di tích khác trên địa bàn.
Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong các khâu như huy động vốn, thu hút đầu tư… điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các quy hoạch. Ngồi ra, việc chưa có các
quy hoạch tổng thể và chi tiết cho các khu di tích đền Cao và chùa Thanh Mai cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện quy hoạch cũng như thu hút đầu tư và phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh.