Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 41)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp bao gồm các vấn đề lý luận có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh; một số thông tin về tình hình phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam; thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Chí Linh; và các thông tin về phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã được thu thập từ sách báo, giáo trình, các bài luận án, luận văn có liên quan, các bài báo cáo tổng kết

của các phòng ban, cũng như từ các website. Nội dung chi tiết được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thông tin và nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin/ số liệu Nguồn thông tin

1, Các vấn đề lý luận có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Sách báo, giáo trình, các bài luận án, luận văn có liên quan trên thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện Khoa Kinh tế và PTNT, internet,…

2, Thông tin về tình hình phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam

Các số liệu thống kê, các báo cáo trên Website

3, Thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Chí Linh

Cổng thông tin Thị xã Chí Linh, báo cáo tổng kết của các phòng ban trong UBND thị xã Chí Linh

4, Các thông tin về phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh

Các dự án, đề án, báo cáo của thị xã

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

a) Chọn địa điểm khảo sát

Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là nơi hội tụ của rất nhiều các điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, trong đó, tôi đã chọn ra 4 địa điểm đặc thù là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền thờ thầy giáo Chu Văn An, Chùa Thanh Mai và Khu di tích đền Cao để khảo sát do tính chất đặc thù của các tài nguyên này đang được khai thác phục vụ du lịch và được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm của các du khách trong và ngoài thị xã.

b) Đối tượng khảo sát và phương pháp khảo sát

Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm người dân trên địa bàn di tích điều tra, khách du lịch, một số cán bộ du lịch thị xã Chí Linh và tỉnh Hải Dương, và một số doanh nghiệp du lịch thông qua bộ câu hỏi và phỏng vấn sâu. Nội dung

Bảng 3.4. Đối tượng và phương pháp khảo sát

STT Đối tượng Số

lượng

Phương pháp khảo sát

Nội dung khảo sát

1 Người dân trên địa bàn di tích điều tra

40

Phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi Thảo luận

Các thông tin chung.

Các vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Các thuận lợi, khó khăn trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh. Các mong muốn, đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Chí Linh trong thời gian tới.

2 Khách du lịch 60 Phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi Thảo luận

3 Cán bộ du lịch thị xã Chí Linh

1 Phỏng vấn sâu Các thông tin chung: tên, chức vụ.

Đánh giá về hoạt động du lịch hóa tâm linh tại thị xã Chí Linh. Các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong du lịch văn hóa tâm linh tại thị xã Chí Linh.

Định hướng, mong muốn, đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại thị xã. 4 Cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương 1 Phỏng vấn sâu 5 Cán bộ Ban quản lý di tích Chí Linh 4 Phỏng vấn sâu 6 Doanh nghiệp du lịch

4 Phỏng vấn sâu Các thông tin chung.

Các vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Chí Linh trong thời gian tới.

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả

của hoạt động du lịch qua các năm như: số khách đến du lịch, doanh thu từ du lịch, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ du lịch...

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển của du lịch văn hóa tâm linh. Đối chiếu các chỉ tiêu để xác định xu hướng, mức độ biến động, đánh giá kết quả trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh theo không gian và thời gian.

3.2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng phương pháp này để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh, từ đó có thể đưa ra phương hướng và giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh của địa phương.

Bảng 3.5. Bảng phân tích SWOT

S – Điểm mạnh

+ Các lợi thế có sẵn, tác nhân bên trong mang tính tích cực hoặc có lợi đối với phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh

+ Cần được duy trì, sử dụng làm nền tảng, đòn bẩy

W – Điểm yếu

+ Tác nhân bên trong mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh

+ Cần được sửa chữa, thay thế hoặc chấm dứt

O – Cơ hội

+ Tác nhân bên ngoài mang tính tích cực hoặc có lợi đối với phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh

+ Cần được tận dụng, ưu tiên, nắm bắt kịp thời, xây dựng và phát triển trên những cơ hội này

T – Thách thức

+ Những tác nhân bên ngoài mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn đối với phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh

+ Cần đưa nguy cơ này vào những kế hoạch nhằm đề ra phương án phòng bị, giải quyết và quản lý

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh

- Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn - Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn

- Phân loại cơ sở lưu trú - Số lao động du lịch - Cơ cấu lao động du lịch - Chất lượng lao động

- Số lượng phương tiện vận chuyển hành khách - Cơ cấu phương tiện vận chuyển hành khách

- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch: thông qua 5 cấp độ: 1- Rất tốt, 2- Tốt, 3- Trung bình, 4- Không tốt, 5- Rất không tốt.

- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch: thông qua 5 cấp độ: 1- Rất tốt, 2- Tốt, 3- Trung bình, 4- Không tốt, 5- Rất không tốt.

- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về giá cả dịch vụ du lịch: thông qua 5 cấp độ: 1- Rất hợp lý, 2- Hợp lý, 3- Trung bình, 4- Không hợp lý, 5- Rất không hợp lý.

- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng lao động du lịch: thông qua 5 cấp độ: 1- Rất tốt, 2- Tốt, 3- Trung bình, 4- Không tốt, 5- Rất không tốt.

- Số lượng, quy mô các kiên kết - Chất lượng các liên kết

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả phát triển du lịch văn hóa tâm linh

- Số lượng khách du lịch - Doanh thu du lịch

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa

- Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh

- Các văn bản chính sách liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh - Các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch

- Tổng nguồn vốn đầu tư

- Số lượng và nguồn thông tin du lịch hóa tâm linh - Số lượng lao động

- Cơ cấu kinh tế thị xã

- Tỷ trọng khách du lịch biết đến thông tin về các điểm du lịch - Số lượng và nguồn thông tin du lịch

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TRÊN HÌNH THÀNH MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH

4.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh của thị xã Chí Linh

4.1.1.1. Di tích lịch sử

Thị xã Chí Linh nằm trong khu vực cánh cung Đông Triều, có hệ thống đồi núi chạy theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam, cao từ 50 - 300m từ Tổ sơn Yên Tử muôn ngọn đổ về Chí Linh quần tụ, tạo thành các huyết mạch linh thiêng. Các huyết mạch này gắn với 4 linh vật: Long (núi Rồng - đền Kiếp Bạc), Ly (núi Kỳ Lân - chùa Côn Sơn), Quy (núi Quy - chùa Thanh Mai), Phượng (núi Phượng Hoàng - đền Chu Văn An). Về hình thế sông, có 6 con sông hội tụ ở phía Tây đất Chí Linh gồm: sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy nên còn gọi là Lục Đầu Giang. Mảnh đất Chí Linh không chỉ là nơi sông núi hòa hợp, sơn thủy hữu tình mà còn là nơi tự “hội giang - tụ thủy” mang đến thái bình thịnh vượng cho muôn đời.

Chí Linh có rất nhiều danh lam cổ tích, xưa vốn nổi tiếng với “Chí Linh bát cổ” đã đi vào huyền sử nhưng vẫn còn đây những di tích, danh thắng nổi tiếng gắn với các Văn thần - Võ tướng nổi danh trong lịch sử như: khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với tên tuổi của danh tướng tầm cỡ thế giới Hưng Đạo Đại Vương, Quốc Công tiết chế Trần Quốc Tuấn, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và Đệ Tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả; Khu di tích Phượng Hoàng thờ Vạn Thế Sư Biểu Chu Văn An, nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ; Khu di tích đền Cao thờ Vua Lê Đại Hành và 5 vị tướng họ Vương có công chống giặc Tống ở thế kỷ thứ X; Chùa Thanh Mai - nơi tu hành và viên tịch của đệ nhị tổ Trúc Lâm Pháp Loa Tôn Giả; Núi Bái Vọng nơi đặt mộ của quan Bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi; Chùa Ngũ Đài Sơn; Đền Gốm thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư,... Và rất nhiều các di tích khác.

4.1.1.2. Lễ hội

Không chỉ nổi tiếng với nhiều danh thắng cổ tích, Chí Linh còn nổi tiếng với rất nhiều các lễ hội lớn diễn ra hàng năm, trong đó phải kể đến lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc, lễ khai bút đền Chu Văn An, lễ hội đền Cao, hộ chùa Thanh Mai, hội đình Chí Linh,… Các lễ hội mang đậm tính dân gian, ôn lại lịch sử hình thành di tích, công lao của các tiên nhân, thánh nhân mà các đời sau vẫn trân trọng giữ gìn và tôn vinh.

Bảng 4.1. Một số lễ hội chính ở Chí Linh

Tên lễ hội Thời gian Địa điểm Đối tượng suy

tôn Đặc điểm 1. Lễ hội chùa Côn Sơn + Lễ hội mùa xuân: 05 – 23/01 âm lịch + Lễ hội mùa thu: 16 - 20/08 âm lịch Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn, Phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi và Đệ tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn có nhiều nghi lễ như: Lễ Mông Sơn thí thực, lễ tế trời trên đất Ngũ Nhạc linh từ, lê rước nước, tụng kinh Dược sư, cùng nhiều trò chơi dân gian như: Đu tiên, chọi gà, cờ người, đấu vật, hội thi bánh chưng bánh giày, hội thi pháo đất... Lễ hội mùa thu Côn Sơn có các nghi lễ: Khai hội, tế cáo yết, quốc tế ban ân, lễ rước văn, tế tạ, cúng thí thực, và các trò chơi dân gian như: vật, hát quan họ, múa rối nước, đu tiên… 2. Hội đền Gốm Từ ngày 13 - 21/08 âm lịch Đền Gốm, Xã Cố Thành, Chí Linh, Hải Dương Phó Tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư Rước thần ra đình, tế lễ, đua thuyền

Tên lễ hội Thời gian Địa điểm Đối tượng suy tôn Đặc điểm 3. Lễ hội đền Kiếp Bạc + Lễ hội mùa xuân: 15 - 20/08 âm lịch + Lễ hội mùa thu: 15 – 20/08 âm lịch: Lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc 27 – 29/09 âm lịch: Kỷ niệm ngày mất Đức Quốc Mẫu Khu di tích quốc gia đặc biệt Kiếp Bạc, Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương Đức thánh Trần - Trần Hưng Đạo và Phu nhân – Thiên Thành Thái Trưởng công chúa

+ Lễ hội mùa xuân: Phần lễ gồm các ghi thức dâng hương, tế lễ,…, phần hội bao gồm các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ người, cờ tướng, hát quan họ,…

+ Lễ hội mùa thu đền Kiếp Bạc có nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian như: Lễ rước cỗ tiến Thánh, lễ hội quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn Đức thánh Trần,... Cùng các trò chơi dân gian như: đấu vật, đua thuyền, bắt vịt, nấu cơm thi, múa rối nước,.. 4. Hội đền Sinh, đền Hóa Từ ngày 06 - 08/04 âm lịch Thôn An Mô, xã Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương Đức Thánh Phi Bồng hay Đức Thánh An Mô Trong lễ hội có tổ chức lễ rước thần vị từ đền Sinh xuống đền Hóa và tế lễ. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, đập niêu, cờ tướng,... 5. Hội chùa Thanh Mai 01 - 03/03 âm lịch Xã Hoàng Hoa Thám, Chí Linh, Hải Dương Đức Phật, Trúc Lâm đệ nhị Tổ Pháp Loa

Có nhiều nghi lễ như: giảng kinh, chay đàn, mộc dục...

Tên lễ hội Thời gian Địa điểm Đối tượng suy tôn Đặc điểm 6. Hội làng Khê Khẩu Hội xuân: 30/01 - 02/02 âm lịch Hội thu: 16 - 18/10 âm lịch Làng Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương Trần Hiển Đức - Phó nguyên soái thời nhà Trần, có công lớn chống quân Nguyên Mông và 2 phu nhân của ông

Dâng hương hoa, cũng tế tại đình, lăng, nghè và miếu 7. Lễ hội đền Cao 22 - 24/01 âm lịch An Lạc, Chí Linh, Hải Dương Thành hoàng làng và 5 anh em họ Vương giúp vua Lê Đại Hành chống giặc Tống

Ngày 22 rước Thánh ở đền Cả, sáng 23 lễ hội bắt đầu rước kiệu, đi đầu là đội cồng và kỳ lân, tiếp theo là 6 kiệu và kiệu Thành hoàng làng. 8. Lễ hội đền Chu Văn An Mùa xuân: tháng Giêng Mùa thu: ngày 25/08 - sinh nhật Thầy Lễ hội về nguồn: 26/11 - tưởng niệm ngày mất của Thầy Phường Văn An, Chí Linh, Hải Dương

Thầy giáo của muôn đời Chu Văn An Lễ khai bút, dâng hương, xin chữ,... 9. Hội đền Quốc Phụ Lễ Đại Kỳ Phước: 05 - 08/03

Ngày giỗ Quốc Chẩn: 12/06 âm lịch Phường Chí Minh, Chí Linh, Hải Dương Thờ Thập nội Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn

Nhân dân địa phương tổ chức rước kiệu từ các làng về đền Quốc Phụ tế lễ Quốc Chẩn.

Thông qua những hoạt động của lễ hội, người dân được thỏa mãn nhu cầu hướng về cội nguồn tổ tiên của mình, sau đó là thỏa mãn nhu cầu văn hóa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 41)