Quy hoạch và đầu tư khu di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 61 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh

4.2.1. Quy hoạch và đầu tư khu di tích

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, nhiều di tích trên địa bàn thị xã Chí Linh như Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cơn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ thầy giáo Chu Văn An, khu di tích đền

Cao, Chùa Thanh Mai, đền Nguyễn Thị Duệ, đền Sinh, đền Hóa,… đã được quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo với kinh phí từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân và du khách.

Bảng 4.2. Một số quy hoạch tại các điểm di tích trên địa bàn thị xã Chí Linh

STT Quy hoạch Năm Nội dung quy hoạch

Kinh phí (tỷ

đồng)

1 Trùng tu, tơn tạo, nâng cấp khu di tích chùa Thanh Mai

2005 Xây dựng gian chính điện diện tích 180 m2 với kiến trúc kiểu chữ đinh, tiền đường chồng diêm 8 mái

3

2 Trùng tu, tôn tạo, nâng cấp khu di tích chùa Thanh Mai

2007 Hoàn thiện tam quan, 2 gian nhà bia, 7 gian nhà khách, 7 gian nhà tăng

10

3 Đầu tư xây dựng cơng trình tu bổ, tôn tạo đền Kiếp Bạc

2012 Tu bổ tơn tạo tịa tiền tế, tòa trung từ, tòa hậu cung,…, tuyến đường vào cổng phía đơng nam, cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, bãi đỗ xe, cổng vào

77

4 Tu bổ, tôn tạo chùa Côn Sơn 2015 Phục dựng tòa Cửu Phẩm Liên Hoa, nhà Tổ Đường, nhà Hậu Đường, các cơng trình phụ trợ

Tu bổ tôn tạo giếng Ngọc,lầu thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, đường lên tháp Tổ, tiền hành lang, gác chuông, xây dựng khu tăng ni chùa Côn Sơn

76

5 Trùng tu, tơn tạo khu di tích đền Đền Cao

2017 Nghi môn, đường bậc đá lên đền, mở rộng sân đền, hệ thống chiếu sáng, nhà giải vũ,…

10

6 Trùng tu, tơn tạo khu di tích đền thờ Chu Văn An

Năm 2014, tỉnh Hải Dương phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo chùa Côn Sơn và dự án được khởi công vào tháng 3 năm 2015 với tổng mức đầu tư là 76 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án tu bổ, tôn tạo chùa Côn Sơn được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là phục dựng tòa Cửu Phẩm Liên Hoa, nhà Tổ Đường, nhà Hậu Đường cùng với các cơng trình phụ trợ đến nay đã hoàn thành. Cụ thể, chuyển dịch nhà Tổ về phía sau 19 m để trả lại mặt bằng xây dựng tòa Cửu Phẩm Liên Hoa theo kết quả khai quật khảo cổ học các năm 2005, 2012, 2014. Nhà Tổ Đường được giữ nguyên quy mô 185,4 m2, gia cố, tôn tạo một số cấu kiện bị hư hỏng, xây dựng mới hệ thống móng, tường, phịng chống mối mọt và bài trí lại hệ thống thờ tự cho phù hợp. Nhà Hậu Đường nằm ở phía sau nhà Tổ Đường, có mặt bằng hình chữ nhật, gồm 9 gian, kích thước nền 27,5 x 7,5 m, kiến trúc cột và hệ thống kết cấu bằng gỗ lim, nền lát gạch bát phục chế, kết cấu vi kèo con chồng đấu sen thu hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi hài phục chế. Giai đoạn 2 của dự án đang được triển khai gồm các hạng mục tu bổ, tôn tạo giếng Ngọc, lầu thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, đường lên Tháp Tổ, tả hữu, tiền hành lang, gác chuông, xây dựng khu tăng ni Chùa Cơn Sơn. Bên cạnh đó, khơng gian kiến trúc, cảnh quan khu di tích cũng có nhiều thay đổi tích cực. Tồn bộ hàng qn dọc hai bên đường vào chùa Côn Sơn nay được chuyển ra khu vực gần bãi xe, thay vào đó là khn viên trồng nhiều loại hoa, cây xanh, nhiều cây già cỗi cũng được cắt tỉa. Những dãy ghế đá được kê thêm dưới tán cây làm nơi nghỉ chân cho du khách khi về Côn Sơn dâng hương, vãn cảnh. Các cơng trình phụ trợ như nhà bếp, nhà xe, nhà kho sau nhiều năm xuống cấp nay đã được xây mới.

Tháng 12 năm 2012, tỉnh Hải Dương phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình tu bổ, tơn tạo đền Kiếp Bạc gồm 12 hạng mục với kinh phí 77 tỷ đồng. Đây là đợt trùng tu thứ tư và là đợt trùng tu lớn nhất trong lịch sử di tích. Đến nay, các hạng mục trong giai đoạn 1 của dự án đã được hồn thành. Tại khu di tích Kiếp Bạc, tuyến đường vào cổng phía Đơng nam đã hồn thiện, hệ thống tiêu thoát nước được cải tạo, mặt hồ được thả hoa sen, hoa súng; cây xanh được trồng ở khu vực phía sau đền Kiếp Bạc. Bãi đỗ xe, các lối vào đền cũng được mở rộng, nâng cấp.

Di tích lịch sử văn hóa Đền Cao ở xã An Lạc đã có hơn 1000 năm tuổi, trải qua thời gian, nhiều hạng mục đã xuống cấp. Vì vậy, năm 2017, thị xã Chí Linh đã kêu gọi nguồn xã hội hóa để trùng tu, tơn tạo một số hạng mục của di tích. Cơng trình bao gồm các hạng mục: Nghi môn, đường bậc đá lên đền, mở

rộng sân đền, hệ thống chiếu sáng, nhà giải vũ,… Cơng trình được khởi cơng từ tháng 2 đến tháng 6 thì hồn thành với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Hiện nay, cơng trình đã được đưa vào sử dụng trong hoạt động tín ngưỡng, tâm linh và đón du khách về tham quan, chiêm bái.

Khu di tích đền thờ thầy giáo Chu Văn An được ngành giáo dục, tỉnh Hải Dương và thị xã Chí Linh đầu tư xây dựng với quy mô lớn, đã khôi phục được nhiều hạng mục cơng trình của di tích như: Xây dựng hồn thiện nghi mơn, sân cổng, trùng tu lăng mộ, hoàn thiện hệ thống cây xanh, xây dựng hệ thống đường điện với tổng kinh phí hơn 53 tỷ đồng. Tuy nhiên, đoạn đường vào di tích xuống cấp nghiêm trọng và bãi đỗ xe tạm bợ, chật hẹp gây bất tiện cho du khách đến tham quan, chiêm bái. Vì vậy đến tháng 5 năm 2017, thị xã Chí Linh tiếp tục triển khai cơng trình làm đường và bãi đỗ xe vào đền Chu Văn An. Cơng trình với hạng mục đường dài 356 m, bề mặt đường đổ bê tông rộng 7 m, lề đường rộng 2,5 m lát gạch blok. Cơng trình có tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng đến nay đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, thị xã cũng đang tích cực triển khai các bước quy hoạch, xây dựng đề án trùng tu, tôn tạo, nâng cấp khu di tích chùa Thanh Mai. Năm 2005, chùa Thanh Mai được nhà nước đầu tư 3 tỷ đồng xây dựng gian chính diện diện tích 180 m2 với kiến trúc kiểu chữ đinh, tiền đường chồng diêm 8 mái. Năm 2007, chùa tiếp tục được đầu tư 10 tỷ đồng hoàn thiện các hạng mục như tam quan, 2 gian nhà bia, 7 gian nhà khách, 7 gian nhà tăng. Đến nay, chùa Thanh Mai đã trở thành một di tích với nhiều cơng trình kiến trúc quy mô, hệ thống tượng phật phong phú.

Nhìn tổng thể, các hạng mục cơng trình tu bổ, tơn tạo và xây dựng các khu di tích trong những năm qua đều đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, hòa nhập vào cảnh quan và khơng gian của các khu di tích, cơ bản đều theo đúng kế hoạch đã đề ra, được các nhà chuyên môn và nhân dân đánh giá tốt. Tuy nhiên, trong thực hiện và quản lý quy hoạch vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

Một số hạng mục quy hoạch chưa phù hợp với quy hoạch tổng thể như: việc bố trí dịch vụ, hàng quán tại các khu di tích hiện nay cịn chưa hợp lý, vẫn cịn tình trọng hàng qn lấn chiếm lịng lề đường, người bán hàng lơi kéo, mời chào, ép giá du khách,…

Chưa có những quy hoạch tổng thể và chi tiết đối với các khu di tích Chùa Thanh Mai và Đền Cao để xây dựng định hướng, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cho việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của khu di tích. Vì vậy, cơng tác quản lý di tích gặp khó khăn trong việc quản lý đất đai, quản lý rừng, quản lý cảnh quan và không gian, quản lý nguồn thu tại các khu di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)