Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh
4.2.6. Bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh
cịn nghèo nàn, đơn điệu, chưa khai thác được không gian du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh đưa vào phát triển du lịch hiệu quả và hợp lý. Một số đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã chưa quan tâm nhiều đến việc tổ chức các tour nội thị xã.
4.2.6. Bảo vệ mơi trường trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh Chí Linh
.
Hình 4.12. Thanh niên tình nguyên thu gom rác tại đường vào di tích Kiếp Bạc
Nguồn: consonkiepbac.org.vn (2018)
Thị xã Chí Linh với trên 300 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 10 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 2 di tích Quốc gia đặc biệt,… Trong những năm qua, cùng với việc làm tốt cồn tác bảo tồn di tích, danh lam thắng cảnh, Chí Linh đã từng bước quan tâm, đầu tư, cải tạo phát triển hạ tầng du lịch, góp phần phục vụ tốt nhu cầu tham quan, du lịch của du khách trong và ngồi nước. Theo ước tính, hàng năm có trên 2.000.000 lượt du khách đến với Chí Linh để tham quan, chiêm bái.
Sự tăng trưởng cao về lượng khách dẫn tới áp lực không nhỏ lên mơi trường ở các khu di tích, danh thắng. Khu di tích Cơn Sơn – Kiếp bạc hàng năm đón khoảng trên một triệu lượt du khách tới tham quan, trong đó chủ yếu tập trung phần lớn vào hai mùa lễ hội mùa Xuân và mùa Thu. Việc lượng khách tham quan ngày một tăng kéo theo tình trạng xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan khu di tích. Ban quản lý các khu di tích cũng đã triển khai những biện pháp như tăng số lượng thùng rác tại các điểm di tích, tăng cường nhân viên dọn vệ sinh môi trường, ký kết hợp đồng với công ty mơi trường thị xã Chí Linh nhưng vẫn khó có thể đảm bảo mơi trường vào những ngày chính hội. Ngồi ra, những năm gần đây có nhiều đồn du khách, trong đó chủ yếu là các bạn trẻ đã chọn rừng phong thuộc núi Tam Ban, xã Hoàng Hoa Thám để tổ chức dã ngoại, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng Thanh Mai. Có một số đồn cắm trại qua đêm, tổ chức ăn uống và xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và cảnh quan khu vực nơi đây
Hộp 4.9. Ý kiến của khách du lịch về việc giữ gìn vệ sinh mơi trường tại khu di tích đền Cao
Tơi thấy việc giữ gìn vệ sinh mơi trường ở đây thưc hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn còn thấy một số rác thải vứt bừa bãi dù ở đây có rất nhiều các thùng rác được đặt dọc trên đường đi. Bản thân tôi thường xuyên nhắc nhở các con phải bỏ rác đúng nơi quy định để rèn luyện cho các cháu có thói quen tốt, có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.
Chị Nguyễn Thị Hương, Hà Nội (2018)
Hộp 4.10. Ý kiến của cán bộ du lịch về công tác bảo vệ môi trường du lịch văn hóa tâm linh tại khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc
Ban quản lý di tích đã có những giải pháp tun truyền cho du khách bằng hệ thống loa phát thanh, các bảng biển cố định, đồng thời bố trí cán bộ theo dõi, kịp thời nhắc nhở những du khách có hành vi xả rác bừa bãi, yêu cầu bỏ rác đúng nơi quy định. Hiện khu di tích có khoảng 200 thùng đựng rác được bố trí hợp lý trên dọc các đường đi và hàng năm đều được bổ sung thêm. Ban quản lý cũng tăng cường nhân lực và dụng cụ hỗ trợ cho công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt trong những ngày lễ hội, nhân lực phục vụ việc dọn vệ sinh môi trường được tăng gấp đơi và phối hợp với thanh niên tình nguyện của Tỉnh Đồn tổ chức thu gom rác thải.
Dù đã có những giải pháp cụ thể nhưng vấn đề môi trường du lịch thời gian qua trên địa bàn thị xã vẫn chưa được giải quyết triệt để, vẫn cịn xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi, xả rác chưa qua xử lý của một số cơ sở kinh doanh du lịch, tình trạng vứt rác chưa đúng nơi quy định của du khách khi đến tham quan các khu di tích,… Vì vậy, thị xã Chí Linh cần đẩy mạnh cơng tác bảo vệ mơi trường, đảm bảo du lịch nói chung, du lịch văn hóa tâm linh nói riêng phát triển bền vững.