Lượng khách du lịch qua các tháng trong năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 87)

Theo thống kê, năm 2018, lượng khách du lịch đến với thị xã Chí Linh chủ yếu tập trung vào tháng 1 đến tháng 3, đông nhất là vào tháng 2 với khoảng hơn 250 ngàn lượt khách, có thể thấy rõ đó là lúc diễn ra lễ hội mùa xuân tại khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc, lễ hội đền Cao và lễ khai bút tại đền thờ Chu Văn An; và tập trung từ tháng 9 đến cuối năm khi diễn ra lễ hội mùa thu tại Côn Sơn – Kiếp Bạc, đông nhất là vào tháng 10 với khoảng gần 250 ngàn lượt khách. Các tháng khơng có lễ hội lượng khách sụt giảm đáng kể. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư, các cơ quan quản lý, các cơ sở kinh doanh du lịch, lao động du lịch cũng như người dân địa phương sinh sống quanh các khu di tích. Vào mùa lễ hội, số lượng du khách xuất hiện đông đảo, nếu công tác quản lý không được thực hiện tốt sẽ nảy sinh tình trạng chèo kéo, trộm cắp, gây mất an ninh trật tự, mê tín dị đoan, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của địa phương trong mắt du khách. Ngoài ra, vấn đề sức chứa của các điểm du lịch văn hóa tâm linh cũng là vấn đề nan giải trong mùa cao điểm.

4.3.5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: trên các trang web, mạng xã hội, truyền hình, đài phát thanh, tờ rơi… đã có những hình ảnh, thơng tin của các điểm du lịch. Đặc biệt, thị xã cịn có website riêng để quảng bá cho khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc đó là consonkiepbac.org. Tuy nhiên, công tác quảng bá du lịch vẫn chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng.

Bảng 4.14. Nguồn thông tin du khách biết đến điểm du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh Nội dung Cơn Sơn - Kiếp Bạc Đền thờ Chu Văn An Khu di tích đền Cao Chùa Thanh Mai Tổng hợp SL % SL % SL % SL % SL % Chuyến thăm trước 3 20,00 2 13,33 2 13,33 1 6,67 8 13,33 Bạn bè/ người thân giới thiệu 2 13,33 4 26,67 4 26,67 5 33,33 15 25,00 Qua Internet, truyền thông 4 26,67 4 26.67 3 20,00 2 13,33 13 21,67 Tổng hợp từ nhiều chiều 6 40,00 5 33.33 6 40,00 7 46,67 24 40,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Bảng số liệu trên cho thấy, khách du lịch biết đến các khu du lịch trên địa bàn thị xã chủ yếu thông qua tổng hợp từ nhiều chiều (chiếm 40%), do bạn bè, người thân giới thiệu (25%). Lượng khách du lịch biết đến điểm du lịch thông qua internet, truyền thông vẫn là một con số khiêm tốn (21,67%). Một số điểm di tích chưa được quảng bá truyền thơng tốt nên chưa được nhiều khách du lịch biết đến như chùa Thanh Mai, khu di tích Đền Cao.

Biểu đồ 4.4: Cơ cấu thơng tin về du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Hộp 4.13: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp du lịch về hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh

Tôi thấy việc tuyên truyền trực quan về khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc vẫn chưa thực sự nổi bật. Các biển, bảng tuyên truyền về di tích tại các trục đường lớn, cửa ngõ của tỉnh cịn ít và chưa bằng những tỉnh khác trong khu vực. Tỉnh nên đầu tư những biển quảng cáo thật lớn tại các cửa ngõ của tỉnh, trên đường vào di tích để vừa chỉ dẫn, vừa quảng bá sẽ rất hiệu quả. Ngoài ra, ban tổ chức lễ hội tại Côn Sơn – Kiếp Bạc nên mời một số doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng của tỉnh như gốm Chu Đậu, bánh đậu xanh, bánh gai… mở các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại lễ hội sẽ hấp dẫn du khách hơn.

Anh Nguyễn Mạnh Cường Công ty CP Du lịch quốc tế ALO TOUR, Hải Phịng (2018)

4.3.6. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhân lực trong ngành du lịch

Trong thời gian qua, nguồn nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ lao động được đào tạo, đào tạo lại, bố trí đúng ngành nghề, lao động có trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ ngồi ngữ được nâng lên. Nhận thức được vai trò quan trọng của lao động du lịch trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh, hàng năm, thị xã đã tổ chức 2 đợt tập huấn về chuyên môn

nghiệp vụ du lịch cho lao động du lịch. Bên cạnh đó, thị xã cũng cử cán bộ du lịch trong Ban quản lý thị xã đi tham dự các lớp tập huấn về du lịch do các thành phố, địa phương khác tổ chức. Qua các lớp tập huấn, các cán bộ và lao động du lịch được nâng cao những kiến thức tổng quan về tình hình du lịch của Việt Nam và quốc tế và những chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch; Được cung cấp các kiến thức cụ thể về chuyên mơn, kỹ năng nghiệp vụ: Văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý khách du lịch, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp người làm du lịch, Tour, tuyến du lịch,… Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý Nhà nước về di sản, di tích để qua đó áp dụng trong cơng việc thực tiễn về công tác quản lý và phát huy các giá trị di sản, di tích trên địa bàn thị xã Chí Linh.

Các khóa học cơ bản đã góp phần nâng cao kiến thức cho lực lượng lao động của ngành du lịch. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh hiện nay cịn thấp, các khóa học trên chưa đáp ứng được như cầu hiện tại về chất lượng và số lượng nhân lực du lịch trong thị xã, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. Đồng thời, do tính chất đặc thù nên ngành du lịch ln có sự biến động về lao động rất lớn, chính điều này địi hỏi các nhà quản lý cần có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm phát huy thế mạnh về du lịch và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội thị xã phát triển.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH VĂN HĨA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH

4.4.1. Cơ sở xây dựng định hướng

4.4.1.1. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, tỉnh Hải Dương và xu hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Các chủ trương, quy hoạch, định hướng của Đảng, Nhà nước và tỉnh Hải Dương có liên quan đến phát triển du lịch nói chung, du lịch văn hóa tâm linh nói riêng là cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp và đồng bộ cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh trong thời gian tới. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như địa phương liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh bao gồm:

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có chỉ rõ quan điểm phát triển du lịch Việt Nam.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương từ năm 2000 đến năm 2010 và năm 2020.

Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hóa Cơn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch đến năm 2020.

Đề án Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ; đầu tư phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 – 2020.

Dự án đầu tư xây dựng cơng trình: Tu bổ, tơn tạo đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh.

Dự án tu bổ, tơn tạo di tích chùa Cơn Sơn thuộc quần thể khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt Cơn Sơn – Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

4.4.1.2. Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh

Kết quả đánh giá thực trạng phát triển và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đã cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh. Đây là cơ sở để đề xuất định hướng, giải pháp phù hợp và những kiến nghị đối với các bên liên quan để hoạt động du lịch văn hóa tâm linh phát triển bền vững trong thời gian tới. Điều đó được thể hiện thông qua Ma trận SWOT tại bảng 4.15.

Đẩy mạnh phát triển du lịch, gắn với bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương; tiếp tục triển khai xây dựng, hồn thành các cơng trình tơn tạo, tu bổ các hạng mục cơng trình tại các khu di tích trên địa bàn thị xã Chí Linh. Duy trì tốt, thường xun và hồn thiện hơn các lễ hội mùa xuân và mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc, các lễ hội chính đền thờ thầy giáo Chu Văn An, chùa Thanh Mai, đền Cao nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử địa phương.

Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch; đề xuất với UBND tỉnh, sở văn hóa thơng tin các giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

Từng bước đưa du lịch văn hóa tâm linh trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của thị xã Chí Linh.

Kết nối du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh với các địa phương khác trong tỉnh, các vùng lân cận, khu vực và cả nước.

Bảng 4.15. Ma trận SWOT về phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh

BÊN TRONG BÊN NGỒI ĐIỂM MẠNH (S)

+ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi

+ Chí Linh là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều di tích, di chỉ có giá trị văn hóa cao

+ Nằm trên tuyến hành lang thuộc chương trình hợp tác quốc tế “Hai hành lang, một vành đai”

ĐIỂM YẾU (W)

+ Thiếu những dịch vụ phụ trợ, những hoạt động trải nghiệm, vui chơi giải trí để giữ chân khách du lịch

+ Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch còn đơn điệu, chưa mang được bản sắc đặc trưng vùng miền

+ Nguồn nhân lực du lịch chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp

+ Cơng tác truyền thơng cịn yếu kém, một số điểm du lịch chưa được quảng bá, ít khách du lịch biết đến

CƠ HỘI (O)

+ Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu về du lịch du lịch văn hóa tâm linh ngày càng cao và rất được quan tâm phát triển

+ Được Đảng, Nhà nước và Tỉnh Hải Dương quan tâm phát triển du lịch văn hóa tâm linh

+ Thị xã Chí Linh trở thành thành phố Chí Linh trong năm 2019 sẽ là cơ hội lớn thúc đẩy ngành du lịch phát triển

S/O

+ Tăng cường thu hút đầu tư vào du lịch tâm linh thị xã Chí Linh

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

W/O

+ Nghiên cứu đưa ra nhóm các dịch vụ phụ trợ, vui chơi giải trí

+ Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

+ Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

THÁCH THỨC (T)

+ Việc thu hút đầu tư cịn nhiều khó khăn + Cơng tác phục dựng các di tích gặp nhiều trở ngại: thi công kéo dài, đòi hỏi tuân thủ quy trình, cần những người thợ có tay nghề giỏi

S/T

+ Đẩy mạnh liên kết vùng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp về đầu tư phát triển du lịch

W/T

+ Trao đổi kinh nghiệm với địa phương khác để tìm ra những người thợ có tay nghề

4.4.2. Định hướng 4.4.3. Giải pháp 4.4.3. Giải pháp

4.4.3.1. Giải pháp về quy hoạch

Các ngành chức năng thuộc UBND thị xã, các địa phương, các đơn vị tổ chức quy hoạch tiến hành rà sốt quy hoạch đã có để phát triển du lịch văn hóa tâm linh phù hợp với định hướng phát triển chung của cả vùng nhằm đảm bảo hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

Công tác quy hoạch phát triển du lịch, dịch vụ nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn là khâu quan trọng và khó khăn bởi tính phức tạp, phạm vi rộng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, địi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Vận dụng triệt để các cơng trình nghiên cứu đã được phê duyệt, sự giúp đỡ của trung ương, tỉnh và các tổ chức xã hội, nhất là cần tranh thủ sự tham gia đóng góp, tư vấn của các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa, du lịch, dịch vụ để thực hiện cơng tác xây dựng các phương án quy hoạch phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.

Cần có quy hoạch tổng thể và chi tiết các khu di tích để việc đầu tư các hạng mục cơng trình di tích song song với phát triển du lịch và dịch vụ ở các khu di tích.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tuân thủ theo quy hoạch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung nguồn vốn ngân sách cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lợi ích tổng hợp như đường giao thơng, các cơng trình thiết yếu, bãi đỗ xe vào các khu di tích,…, đầu tư tơn tạo các khu di tích với phương châm đầu tư dứt điểm, khơng giàn trải, để nhanh chóng mang đến cho du khách những điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn.

Xây dựng các chính sách ưu đãi, các cơ chế thơng thống cho các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã.

Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo đúng quy hoạch được phê duyệt.

• Hệ thống đường giao thơng

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa, mở rộng tuyến đường 37 đi qua địa bàn thị xã. Đây là con đường phát triển kinh tế và du lịch quan trọng của thị xã.

Nâng cấp xây dựng mới các khách sạn, nhà nghỉ với những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hiện nay. Đầu tư vào các nhà hàng phục vụ ăn uống, các điểm dừng chân phục vụ du khách.

Cùng với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cần phát triển hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng vè các dịch vụ bổ trợ khác như hệ thống chợ, trung tâm thương mại, ngân hàng,… đáp ứng nhu cầu của du khách.

• Các khu vui chơi giải trí

Đầu tư xây dựng thêm các khu vui chơi, giải trí phục vụ người dân địa phương và bổ trợ cho các tour du lịch. Đây cũng là diều kiện quan trọng để níu chân du khách cũng như khắc phục tính mùa vụ của du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh.

4.4.3.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và dịch vụ du lịch

Thị xã Chí Linh có tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa tâm linh với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhưng qua thực tế tìm hiểu, việc phát triển các sản phẩm du lịch còn rời rạc, đơn điệu, thiếu đồng bộ, thiếu tính độc đáo, chất lượng dịch vụ không thống nhất và ở mức giá thiếu ổn định. Chính vì vậy, cần tập trung thực hiện một số giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)