Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 73 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh

4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch

4.2.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch

Giai đoạn 2014 – 2018, số lượng lao động du lịch có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,48%. Qua điều tra cho thấy năm 2018 tồn thị xã có 1.037 lao động phục vụ trong ngành du lịch. Trong đó, số lao động có trình độ sau đại học có 5 người chiếm 0,48%, đại học và cao đẳng là 75 người chiếm 7,23%, trung cấp và sơ cấp là 301 người chiếm 29,03%, còn lại là lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 63,26%).

Bảng 4.10. Hiện trạng lao động du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

Tăng trưởng BQ (%)

Tổng số lao động Người 696 731 798 970 1.037 10,48

Phân loại lao động

Sau ĐH % 0,29 0,27 0,38 0,31 0,48 -

Đại học - Cao

đẳng % 4,89 6,02 7,27 6,91 7,23 -

Trung cấp – sơ

cấp % 14,80 22,44 24,69 25,88 29,03 - Chưa qua đào tạo % 80,03 71,27 67,67 66,91 63,26 -

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Chí Linh (2018)

Thực tế cho thấy nguồn nhân lực du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh cịn thiếu và yếu về năng lực, chất lượng đội ngũ lao động chưa có tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển. Đội ngũ cán bộ, lao động trực tiếp tại một số doanh nghiệp cịn yếu về chun mơn, ngoại ngữ, chưa được đào tạo tại các trường có chun mơn về du lịch. Do đó, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch là một nhiệm vụ rất quan trọng.

4.2.3.2. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Tỷ trọng khách du lịch có đánh giá tốt và rất tốt đối với lao động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh là tương đối cao. Được đánh giá cao

nhất là đội ngũ lao động làm việc tại cơ sở lưu trú với 33,33%, sau đó là lao động tại dịch vụ vận chuyển với 36,67% và lao động tại cơ sở phục vụ ăn uống là 36,66%. Lao động làm việc tại doanh nghiệp lữ hành được khách du lịch đánh giá là còn nhiều hạn chế, chỉ 21,67% khách du lịch đánh giá tốt và rất tốt, trong khi tỷ lệ khách du lịch đánh giá ở mức không tốt và rất không tốt chiếm tới 41,67%.

Bảng 4.11. Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng lao động du lịch văn hóa tâm linh

Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Trung bình Khơng tốt Rất không tốt SL % SL % SL % SL % SL % Lao động tại cơ sở lưu trú 8 13,33 18 30,00 20 33,33 8 13,33 6 10,00 Lao động tại dịch vụ vận chuyển 4 6,67 18 30,00 24 40,00 11 18,33 3 5,00 Lao động tại cơ sở phục vụ ăn uống 5 8,33 17 28,33 23 38,33 7 11,67 8 13,33 Lao động tại doanh nghiệp lữ hành 1 1,67 12 20,00 22 36,67 15 25,00 10 16,67 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến vấn đề này là do tỷ lệ lao động được đào tạo về du lịch còn thấp lại thiếu những lao động có trình độ chun mơn. Đồng thời áp lực hoạt động theo mùa vụ quá lớn, đặc biệt vào mùa lễ hội với lượng khách quá đông, lao động du lịch tại các điểm du lịch không thể đảm bảo được chất lượng phục vụ tốt nhất đối với khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 73 - 74)