Nội dung phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 25 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch văn hóa tâm linh

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung phát triển du lịch văn hóa tâm linh

2.1.4.1. Quy hoạch và đầu tư khu di tích

Quy hoạch và đầu tư các khu di tích là một công đoạn không thể thiếu trong q trình phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Đó là chuỗi các hoạt động của các đối tượng tham gia bao trùm từ quyết định của lãnh đạo phê duyệt quy hoạch, sự tham gia của nhà đầu tư, nhà tư vấn quy hoạch, cộng đồng dân cư có liên quan, bộ phận quản lý và giám sát, quản lý xây dựng... du lịch văn hóa tâm linh. Do đó cơng tác quy hoạch và đầu tư khu di tích là cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa tâm linh phù hợp với các giai đoạn phát triển chung của ngành du lịch trên địa bàn.

2.1.4.2. Phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ và hạ tầng du lịch

Hạ tầng du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm, cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển,... và các cơng trình kiến trúc bổ trợ.

Chất lượng các ngành dịch vụ và hạ tầng du lịch tốt sẽ thúc đẩy du lịch văn hóa tâm linh phát triển.

2.1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mang tính quyết định trong tiến trình phát triển du lịch, bởi con người chính là chủ thể của hoạt động lao động. Sở dĩ nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề cấp thiết của du lịch hiện đại là vì khi du lịch ngày càng phát triển thì nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Du lịch muốn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn địi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Nguồn nhân lực du lịch bao gồm lao động làm việc trực tiếp trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh và đội ngũ lao động nghiệp vụ (lao động trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở vận chuyển,...).

Phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa tâm linh là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và chất lượng của lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh.

Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa tâm linh là sự tăng lên về số lượng lao động du lịch, trình độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ lao động du lịch văn hóa tâm linh.

2.1.4.4. Các loại hình du lịch văn hóa tâm linh

• Du lịch tham quan các di tích văn hóa tâm linh

Loại hình này thể hiện qua các hoạt động chiêm nghiệm, tham quan, nghiên cứu. Tại các chùa chiền, đền miếu, nhà thờ, thánh thất, thánh địa, khách du lịch trực tiếp chiêm ngưỡng, tìm hiểu kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, hệ thống tượng thờ, phù điêu, các di vật,… Đối với các di tích hàm chứa nhiều giá trị lịch sử khoa học nghệ thuật, khi tham quan kiến trúc, tìm hiểu tượng thờ hay các di vật, khách du lịch có thể khám phá được các giá trị đó. Đặc biệt, di tích này gắn liền với các tín ngưỡng tơn giáo cụ thể, du khách có thể tăng thêm vốn hiểu biết về hệ thống thờ tự, giáo lý, lễ nghi… Ưu điểm của loại hình du lịch này là khơng phụ thuộc vào thời vụ mà có thể tổ chức quanh năm. Du khách có thể tham gia vào chuyến đi vào bất cứ thời điểm nào họ muốn.

• Du lịch tham gia vào các nghi lễ văn hóa tâm linh

Các tơn giáo thường có những nghi lễ riêng, gắn với đối tượng phụng thờ và được tổ chức tại các di tích hoặc thánh đường. Các nghi lễ thường là cầu an, cầu siêu, phóng sinh, lễ niệm Phật, lễ ăn chay,… Các nghi lễ thường được tổ chức theo một nghi thức rất thiêng liêng với quy mô khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của các nhà chùa. Các lễ này được thực hiện bởi các nhà sư, các vị chủ trì của các ngơi chùa cùng với sự giúp việc của các cụ, các vãi ở địa phương. Tham gia các lễ này, các phật tử phải tuân thủ theo các nguyên tắc của từng nhà chùa như cách đi lại, nói năng, tụng niệm,…

• Du lịch lễ hội văn hóa tâm linh

Đối với loại hình này, du khách được tham gia trực tiếp vào các hoạt động với khơng khí náo nhiệt, sống động. Các hoạt động đó được tái tạo qua những hoạt động sống của sinh hoạt lễ hội chùa, đền, phủ, quán, nhà thờ,… Thông qua các thành tố của lễ hội bao gồm các nghi thức, nghi lễ, vũ điệu, trang phục, ẩm thực,… họ có thể cảm nhận giá trị văn hóa một cách sống động. Các nghi lễ trong phần lễ thường tái hiện lại hoạt động hoặc công lao của các vị thánh thần thông qua các lễ rước, lễ tế… Thơng qua đó, du khách có thể tưởng nhớ các vị thánh thần mà họ ngưỡng vọng. Điều đó làm cho niềm tin thiêng liêng của mỗi

Trong loại hình này phải kể đến hoạt động trò chơi dân gian. Các trò này thường gắn liền với phần lễ tạo ra sự ăn nhập về truyền thống. Các trò chơi này ngồi mục đích cho người tham gia giải trí mà nhiều khí nó cịn gắn với đối tượng thờ tự hay văn hóa của từng địa phương.

Loại hình này có đặc trưng là cố định về thời gian. Do đó, sản phẩm này có tính mùa vụ. Du khách chỉ có thể tham gia vào loại hình này tại những thời điểm đã được ấn định trước.

2.1.4.5. Liên kết phát triển du lịch

Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch không chỉ nằm trong một vùng, một tỉnh mà vượt ra khỏi phạm vi hành chính của một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương là xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay.

Liên kết du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan, từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương.

2.1.4.6. Bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vự, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ.

Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, các khu du lịch. Ngược lại, việc khai thác khơng đồng bộ, khơng có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lượng môi trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường ở khu vực đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)