Lễ khai bút và khai mạc hội sách đền Chu Văn An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 57 - 58)

Nguồn: dulichchilinh.com (2018)

Đền thờ Thầy giáo Chu Văn An đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia năm 1998.

4.1.2.3. Khu di tích đền Cao

Từ khu di tích Phượng Hồng xi về hướng đơng nam của thị xã Chí Linh là khu di tích đền Cao. Khu di tích này nằm ở xã An Lạc, thị xã Chí Linh, là di tích lịch sử gắn liền với chiến cơng oai hùng của 5 vị tướng họ Vương có cơng phù giúp vua Lê Đại Hành đánh đuổi giặc Tống xâm lược ở thế kỷ thứ X.

Theo truyền thuyết, mùa xuân năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) vào thời tiền Lê có vợ chồng ơng Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh ở huyện Nga Sơn, phủ Nga Trung, tỉnh Thanh Hóa kết duyên nhiều năm mà vẫn chưa có con. Ơng bà quyết định chu du thiên hạ, tìm nơi đất lành để làm ăn sinh sống. Khi đến Dược Đậu Trang, huyện Bàng Châu, phủ Nam Sách, ông bà thấy đây là vùng đất bình yên, thuần hậu, cây cỏ tốt tươi nên đã ở lại sinh cơ lập nghiệp.

Công việc làm ăn khá giả nhưng trong lịng ơng bà luôn canh cánh nỗi buồn vì hiếm muộn. Ơng bà thành tâm lập đàn cũng mong trời thương mà giáng phúc, lưu ân. Một thời gian sau, bà Đào Thị Thanh có thai, sinh ra 5 người con đặt tên lần lượt là: Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, và Vương Đức Hồng. Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ

nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đị Thần Phù - Thanh Hóa, khơng may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mùng 6 tháng 3.

Tháng 7 năm Canh Thìn (980), giặc Tống xâm lược nước ta, vua Lê Đại Hành thân chinh cầm quân đánh giặc. Đến Dược Đậu Trang, thấy 5 anh em nhà họ Vương tướng mạo phi thường liền cho thử tài và chiêu dụng, phong cho ba anh em trai là “Quyền chưởng Trung hoa đại tể tướng” và hai chị em gái là “Mẫu nghi chí tôn thiên hạ”. Sau khi nhận tước phong, các ngài cùng xin phép nhà vua cho được thay thánh giá cầm quân ra đánh giặc và nhanh chóng giành được thắng lợi vẻ vang. Nhà vua cho mở yến tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân, triệu cả 5 vị tướng về kinh ban thưởng nhưng vì đang để tang cha mẹ nên các ngài xin lui lại về sau. Khơng ngờ ý trời linh hóa, vào đêm ngày 23 tháng Giêng, trời đất tối tăm mù mịt, mưa gió ầm ầm, năm ngài đều thăng hóa về trời, di hài được mối đất đắp thành những ngôi mộ lớn ở các vị trí ngơi đền thờ tại quần thể khu di tích đền Cao ngày nay. Nhà vua hay tin liền sai các quan thần về làm lễ, truyền chỉ nhân dân lập đền thờ ở các nơi các vị thánh hóa về trời, hương khói thờ phụng và phong mĩ tự cho năm ngài: Vương Thị Đào là “Đào Hoa trinh thuận Công chúa”; Vương Thị Liễu là “Liễu Hoa linh ứng Công chúa”; Vương Đức Minh là “Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương”; Vương Đức Xuân là “Dực Thánh linh ứng Đại Vương”; và Vương Đức Hồng là “Anh Vũ dũng lược Đại vương”.

Khu di tích đền Cao gồm có 5 đền thờ: Đền Cả, Đền Cao, Đền Bến Tràng, Đền Bến Cả và Đền Vua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 57 - 58)