Kết quả và đóng góp của du lịch văn hóa tâm linh cho phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 80 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh

4.2.7. Kết quả và đóng góp của du lịch văn hóa tâm linh cho phát triển kinh

kinh tế - xã hội thị xã Chí Linh

Các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh thời gian qua đạt được nhiều kết quả khả quan và ngành du lịch cũng đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế của địa phương.

Theo thống kê của phịng văn hóa thơng tin thị xã Chí Linh thì doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2018 đạt 282 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng, tức tăng 78,4% so với năm 2014 và tăng 58 tỷ đồng, tức tăng 25,9% so với năm 2017. Vậy là sau 5 năm, doanh thu từ dịch vụ ăn uống và bán lẻ hàng hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng bình qn là 15,58%. Bên cạnh đó, tổng mức bản lẻ hàng hóa trên địa bàn thị xã cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng trưởng bình qn đạt 26,2%. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2018 đạt 4.061 tỷ đồng, tăng 579 tỷ đồng (tăng 16,62%) so với năm 2017.

Bảng 4.12. Giá trị sản xuất và tăng trưởng bình quân một số ngành kinh tế theo giá cố định năm 2010

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tăng trưởng bình quân (%)

Công nghiệp và xây

dựng 7.447 7.876 10.424 11.195 10.045 7,77 Nông, Lâm nghiệp và

Thủy sản 1.612 1.665 1.883 1.902 2.108 6,94 Tổng mức bán lẻ hàng

hóa 1.601 1.865 3.179 3.482 4.061 26,2

Doanh thu dịch vụ lưu

trú và ăn uống 158 166 187 224 282 15,58

Ngoài ra, du lịch tâm linh cịn góp phần tạo đã tạo công ăn, việc làm cho hơn 500 lao động trực tiếp và gián tiếp kinh doanh dịch vụ tại di tích, lễ hội; tạo thu nhập ổn định cho hơn 100 hộ gia đình trong thị xã và giúp hơn 50 hộ gia đình trên địa bàn thốt nghèo nhờ vào hoạt động du lịch.

Hộp 4.11. Ý kiến của người dân địa phương về tác động của du lịch văn hóa tâm linh đến kinh tế hộ gia đình

Gia đình tơi làm nghề hương truyền thống và đã kinh doanh tại Côn Sơn được 5 năm. Nhờ lượng khách đến với Côn Sơn chiêm bái ngày càng tăng nên mỗi tháng gia đình tơi tu được khoảng 5 – 6 triệu đồng từ việc kinh doanh. So với làm nơng nghiệp thì đây là mức thu nhập mơ ước của gia đình.

Chị Vương Thị Qun, An Mơ, Chí Linh (2018)

Hộp 4.12. Ý kiến của cán bộ địa phương về tác động của du lịch văn hóa tâm linh đến lao động và việc làm trên địa bàn thị xã

Phỏng vấn: Xin ông cho biết, việc du lịch văn hóa tâm linh phát triển có tác động thế nào đến lao động và việc làm trên địa bàn thị xã?

Trả lời: Hàng năm có hàng triệu lượt du khách về tham quan tại di tích, nhất là vào các dịp lễ hội mùa xuân, mùa thu tại Côn Sơn – Kiếp Bạc, trong đó có khoảng 1/3 lượng du khách về di tích, lễ hội tại địa phương. Nhờ đó, qua các mùa lễ hội, các khu di tích thuộc địa bàn do thị xã quản lý đã tạo công ăn, việc làm cho hơn 500 lao động trực tiếp và gián tiếp kinh doanh dịch vụ tại di tích, lễ hội; tạo thu nhập ổn định cho hơn 100 hộ gia đình trong thị xã và giúp hơn 50 hộ gia đình trên địa bàn thốt nghèo nhờ vào hoạt động du lịch.

Ơng Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy thị xã Chí Linh (2018)

Nhìn một cách tổng thể, du lịch văn hóa tâm linh khơng chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế thị xã Chí Linh mà cịn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của thị xã. Du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)