Số lượng giáo viên tại huyện Tiên Du theo năm học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

Nội dung 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 I. Mầm non 740 860 896 116,21 104,18 II. Phổ thông 1. Tiểu học 520 530 536 102,30 101,13 2. Trung học cơ sở 455 469 476 103,07 101,49 Tổng cộng 1715 1.859 1.908 108,39 102,63

Cùng với sự phát triển của số học sinh trong giai đoạn 2015-2017, số lượng giáo viên cũng tăng lên qua các năm 2015,2016,2017. Đặc biệt là ở cấp học mầm non, do số trẻ và số lớp tăng lên trong giai đoạn 2015-2017 nên số giáo viên ở cấp học này tăng mạnh cụ thể năm 2016 tăng 16,21% so với năm 2015, năm 2017 tăng 4,18% so với năm 2017. Trong khi đó ở cấp tiểu học và trung học cơ sở số lượng giáo viên tăng ít , số giáo viên tiểu học năm 2017 tăng 1,13% so với năm 2016, số giáo viên trung học cơ sở năm 2017 tăng 1,49% so với năm 2016.

Chất lượng học sinh phổ thông cũng khá tiến bộ. Có thể nói chất lượng giáo dục ở khối phổ thông chính là nền tảng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và tri thức trẻ của các em. Chính vì điều này, ngành giáo dục đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới mục tiêu, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực biết đặt và giải quyết vấn đề để học sinh không thụ động trong việc tiếp thu bài giảng. Với sự lỗ lực của thầy và trò, trong mấy năm gần đây chất lượng giảng dạy của các cơ sở trường lớp được nâng lên đáng kể cả về đạo đức và chuyên môn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ 3.2.1. Khung phân tích của đề tài 3.2.1. Khung phân tích của đề tài

Với đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”, cần xác định được mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu từ đó thu thập các thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu nội dung lập dự toán, chấp hành, quyết toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Dựa vào các nội dung đó, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Từ việc đánh giá thực trạng rút ra được những ưu điểm, hạn chế của quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo tại huyện Tiên Du và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích của đề tài 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Thu thập thông tin thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Thu thập thông tin

1. Phỏng vấn chuyên gia, thiết kế bảng hỏi

2. Điều tra khảo sát

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp

Nội dung nghiên cứu 1. Lập dự toán chi 2. Chấp hành chi 3. Quyết toán chi

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo

dục đào tạo tại huyện Tiên Du

Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tại huyện Tiên

xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động… được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như: phòng Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kế hoạch, phòng Công thương, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Du.... Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi, các mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Các nội dung thông tin liên quan đến thực trạng, những điểm yếu kém trong chính sách và thực hiê ̣n công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Tiên Du. Cụ thể:

- Thông tin cá nhân người được phỏng vấn - Khâu lập dự toán chi

- Khâu chấp hành dự toán chi

- Khâu kế toán và quyết toán ngân sách chi - Khâu thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi

- Cách thức chọn mẫu:

Tác giả tập trung khảo sát cán bộ làm nghiệp vụ chi thường xuyên ngân sách huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tại các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện; các đơn vị sử dụng ngân sách; (xem bảng 3.5).

+ Tại HĐND: lựa chọn 2/5 đồng chí tại Ban kinh tế ngân sách HĐND huyện Tiên Du

+ Tại UBND: lựa chọn 2/2 đồng chí phụ trách mãng ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo

+ Tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện: Lựa chọn 3/5 đồng chí phụ trách nghiệp vụ quản lý chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo

+ Tại KBNN huyện Tiên Du: lựa chọn 3/5 đồng chí phụ trách nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo

+ Phòng Giáo dục – đào tạo huyện Tiên Du: lựa chọn 2/5 đồng chí phụ trách nghiệp vụ quản lý chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo

+ Trường tiểu học: lựa chọn 15/16 trường, tại mỗi trường tác giả tiến hành phỏng vấn 1 trong 3 đối tượng là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng hoặc kế toán của trường

+ Trường THCS: lựa chọn 15/15 trường, tại mỗi trường tác giả tiến hành phỏng vấn 1 trong 3 đối tượng là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng hoặc kế toán của trường

+ Trường mầm non: lựa chọn 21/21 trường, tại mỗi trường tác giả tiến hành phỏng vấn 1 trong 3 đối tượng là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng hoặc kế toán của trường

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 2/3 trường, tại mỗi trường tác giả tiến hành phỏng vấn 1 trong 3 đối tượng là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng hoặc kế toán của trường

Phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản với số lượng là 65 mẫu đại diện. Thời gian phỏng vấn, khảo sát từ 01/2018 đến 3/2018. Số phiếu phát ra 65 phiếu, số phiếu thu về 65 phiếu; số phiếu hợp lệ: 65 phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)