Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

4.3.2. Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập ở cả ba khâu trong quá trình quản lý cần sớm được khắc phục trong thời gian tới.

Về công tác lập dự toán

Công tác lập dự toán của các cơ sở giáo dục chưa được coi trọng đúng mức với tầm quan trọng của nó; chưa sát với thực tế phát sinh tại đơn vị nên chất lượng dự toán do các đơn vị lập chưa cao.

Nhiều cơ sở giáo dục ở huyện Tiên Du chưa coi trọng công tác lập dự toán. Khi xây dựng dự toán nhiều trường không căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị mình để xác định cụ thể nhu cầu chi cho năm kế hoạch mà mới chỉ đánh giá được một cách qua loa, chủ yếu là dựa vào kế hoạch năm trước để xây dựng cho năm kế hoạch. Công tác đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước cũng không được các trường thực hiện một cách nghiêm túc nên chưa thấy được những hạn chế cần khắc phục cho khâu lập dự toán tiếp theo. Do đó chất lượng dự toán các đơn vị lập chưa cao.

Ngoài ra còn do trình độ đội ngũ kế toán của các trường này còn thấp nên không hiểu rõ được các qui định cũng như các chính sách mới về lập dự toán nên dự toán các đơn vị lập chưa rõ ràng với qui định được đặt ra. Nhu cầu chi tiêu hàng năm của sự nghiệp giáo dục còn chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường đặc

biệt là tình hình giá cả. Do vậy sẽ không lường hết được những biến động xảy ra trong quá trình lập dự toán. Mặt khác nữa khả năng phân tích, dự đoán còn kém nên ở các trường trong khi lập dự toán các chỉ tiêu đưa ra chưa thật hợp lý có thể thừa mục này và thiếu ở mục khác. Do vậy việc thực hiện và quyết toán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Về cơ cấu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục

Cơ cấu chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục hiện nay chưa thật hợp lý. Chi thanh toán cá nhân mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất (tỷ trọng thực tế là 87,9% so với tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục. tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cán bộ giáo viên. Trước tình hình biến động về giá cả thị trường năm 2015 - 2017 thì nhu cầu chi tiêu tăng lên trong khi thu nhập của cán bộ, viên chức sự nghiệp là giáo viên ngoài lương và các khoản phụ cấp họ thường không có thêm khoản thu nhập nào khác. Mặc dù mức lương cơ bản đã tăng lên nhưng mức thu nhập tăng thêm của cán bộ giáo viên chưa bù được mức tăng của giá cả nên việc chi tiêu của họ còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt năm 2017 khoản chi phúc lợi tập thể tăng lên chủ yếu là để hỗ trợ cán bộ giáo viên thu nhập thấp. Điều này cho thấy số lượng giáo viên có thu nhập thấp còn khá lớn. Điều này còn do khả năng tiết kiệm các khoản chi của các trường còn hạn chế nên nguồn để tăng thu nhập ngoài lương cho cán bộ giáo viên là còn ít. Do đó để chất lượng giáo dục được đảm bảo thì trong thời gian tới phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên.

Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục nhưng hiện nay mức chi cho mục này còn thấp. Hiện nay nhiều trường mầm non, Tiểu học và THCS đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia thì việc trang bị các điều kiện tốt hơn cho nhu cầu giảng dạy là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhưng hiện nay mức này là nhỏ không đáp ứng được các phương tiện cho nhu cầu giảng dạy mới. Khoản chi khác là quan trọng đối với hoạt động của sự nghiệp giáo dục nhưng mục chi này đang quá cao trong thời gian tới cần phải được giảm xuống để đảm bảo chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Điều này là do việc chi tiêu chưa thật sự tiết kiệm một số khoản chi không tuân theo tiêu chuẩn, định mức như: chi hội nghị, công tác phí, chi tiếp khách... Hàng năm, chưa thực hiện việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả của các nhóm mục chi để rút ra những hạn chế và điều chỉnh các nhóm mục chi cho phù hợp hơn.

Về chấp hành dự toán chi

Vẫn còn tình trạng một số đơn vị sử dụng kinh phí không đúng mục đích, không triển khai nhiệm vụ chi như kế hoạch đã được duyệt. Nhiều khoản chi không tuân theo tiêu chuẩn, định mức, thủ tục quy định như chi hội nghị, công tác phí, có đơn vị khi mua sắm trang thiết bị không làm đầy đủ các thủ tục duyệt giá theo quy định. Hạch toán các khoản chi còn chưa đúng với mục lục NSNN hiện hành, nhất là đối với một số khoản chi mua sắm, sửa chữa…Một số khoản chi không có trong dự toán được duyệt nhưng đơn vị vẫn thực hiện, cuối năm đơn vị lại làm thủ tục xin điều chỉnh mục chi để hợp lý hóa thủ tục cho các khoản chi đó. Công tác kiểm tra việc quản lý sử dụng kinh phí thường xuyên ở các đơn vị cơ sở làm chưa tốt, chủ yếu mới dừng ở việc đi duyệt quyết toán cho các đơn vị cơ sở khi hết năm. Hàng năm chưa thực hiện được việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi, vì vậy, chưa tiến hành phân tích rút kinh nghiệm cho quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn.

Về quyết toán chi

Báo cáo quyết toán của một số trường phải điều chỉnh, sửa chữa dẫn đến tình trạng một số trường còn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán. Điều này là do trình độ nghiệp vụ kế toán của các cơ sở giáo dục chưa tốt, chủ yếu là trình độ trung cấp, chưa nắm kịp thời các chính sách chế độ mới về công tác quyết toán. Trong số cán bộ kế toán trường học, chỉ có khoảng hơn 70% cán bộ có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công tác tài chính, số cán bộ còn lại chỉ có khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán đơn giản. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ kế toán ở các trường học không có khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính, phần mềm hành chính sự nghiệp vào công tác kế toán. Công tác kế toán tài chính vẫn thực hiện thủ công, công tác lưu trữ hồ sơ rất hạn chế đó làm cho công tác thanh kiểm tra ở các đơn vị mất rất nhiều thời gian. Nên còn lúng túng trong việc lập báo cáo quyết toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)