Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp

4.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên

Sau khi được HĐND phê duyệt dự toán chi NSNN, UBND huyện Tiên Du quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho các đơn vị, phòng TC-KH tiến hành phân bổ ngân sách cho từng trường. Nguồn kinh phí được phòng TC-KH cấp cho các trường thông qua phương thức rút dự toán tại KBNN. Các đơn vị trường học đều phải mở tài khoản tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Đơn vị dự toán được quyền chủ động sử dụng nguồn kinh phí theo quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nghị định 43/2006/NĐ-CP và nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Vào tháng 1 hàng năm, các trường phải lập lại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình, sau đó nộp 01 bản ở KBNN để KBNN theo dõi và kiểm soát chi, và 01 bản ở phòng TC-KH.

Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên cho các trường từ NSNN là rút dự toán từ KBNN. Cấp phát dự toán kinh phí các trường phải ghi rõ giấy rút dự toán kinh phí, sau đó phòng Tài chính kế hoạch ghi chi ngân sách cho giáo dục theo chương 622, loại 490.

Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát hơn về tình hình chấp hành chi thường xuyên NSNN cho giáo dục huyện Tiên Du ta xem xét bảng sau:

Qua bảng số liê ̣u 4.8 chi tiết tı̀nh hı̀nh chi thường xuyên NSNN cho sự nghiê ̣p GD-ĐT huyện Tiên Du cho ta thấy vẫn có sự chênh lệch trong quá trı̀nh thực hiê ̣n chi so với dự toán chi ngân sách hàng năm được HĐND huyê ̣n phân bổ. Mức độ chênh lệch này có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Thực tế thực hiện nhiệm vụ chi và chấp hành dự toán chi là một công việc khó hơn so với các công tác khác do các khoản chi trong hoạt động ngân sách thường biến động và hay có đột biến.

Bảng 4.8. Tình hình chi thường xuyên cho giáo dục, đào tạo của huyện Tiên Du STT Nội dung STT Nội dung 2015 2016 2017 KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%)

Tổng chi cho giáo dục 157.989 158.157 100,11 165.395 166.800 100,85 168.735 168.889 100,09 1 Chi cho con người 139.820 139.862 100,03 143.894 144.426 100,37 148.318 148.318 100,00

2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 9.795 9.898 101,05 8.435 8.548 101,34 10.462 10.462 100,00 3 Chi mua sắm sửa chữa 4.740 4.806 101,39 8.104 8.312 102,57 6.243 6.278 100,56

4 Chi khác 3.634 3.591 98,82 4.962 5.514 111,12 3.712 3.831 103,21

Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch (2015,2016,2017)

49

Theo bảng số liệu 4.8 ta thấy từ năm 2015 đến năm 2017 số chi thanh toán cho con người ở các trường trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên. Giữa dự toán và quyết toán có sự chênh lệch không nhiều, đa số các khoản chi đều vượt dự toán chứng tỏ khâu lập dự toán cho khoản chi này chưa thực sự chính xác. Năm 2015 số thực hiện so với số kế hoạch vượt 0,03% kế hoạch, năm 2016 số thực hiện vượt 0,37% kế hoạch, năm 2017 thực hiện đạt kế hoạch. Như vậy việc chấp hành đã sát với dự toán được giao đầu năm.

Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn tăng qua từng năm 2015-2017, số thực hiện vượt so với kế hoạch không nhiều. Cụ thể, năm 2015 thực hiện vượt 1,05 kế hoạch, năm 2016 thực hiện vượt 1,34% kế hoạch, năm 2017 thực hiện đạt kế hoạch. Như vậy khoản chi này không biến động nhiều.

Nhóm chi mua sắm, sửa chữa thực hiện tăng qua các năm. Số thực hiện đều vượt so với kế hoạch đầu năm. Năm 2015 thực hiện vượt kế hoạch 1,39%, năm 2016 thực hiện vượt kế hoạch 2,57%, năm 2017 thực hiện vượt kế hoạch 0,56%.

Nhóm chi khác có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, số thực hiện không đạt kế hoạch đầu năm, số thực hiện chỉ đạt 98,82% so với kế hoạch nhưng đến năm 2016, số thực hiện đã vượt so với kế hoạch là 11,12%, năm 2017 số thực hiện vượt so với kế hoạch là 3,21%. Như vậy khoản chi khác có nhiều biến động.

Trong quá trình thực hiện dự toán, năm 2015 và 2016 đã vượt dự toán đề ra (Cụ thể năm 2015 vượt về số tương đối là 100,03% còn năm 2016 đã vượt 100,37% và năm 2017 đạt dự toán). Điều này có thể được lý giải là do trong khâu lập dự toán đã không lường hết được những phát sinh xảy ra và công tác quản lý các khoản vốn cấp phát chưa được đảm bảo. Tuy nhiên năm 2017 so với năm 2016 tình hình thực hiện chi lương so với dự toán đề ra đã sát với thực tế hơn, khoản vượt dự toán đã giảm. Đạt được con số này là do công tác lập dự toán đã được chú trọng hơn (công tác đánh giá nhu cầu chi đã sát thực tế hơn), công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát nguồn kinh phí đã có phần chặt chẽ, tiết kiệm hơn.

Bên ca ̣nh đó, mô ̣t phần do nguyên nhân là trı̀nh đô ̣ cán bô ̣ thực hiê ̣n công tác lâ ̣p dự toán và chấp hành dự toán ta ̣i các trường vẫn còn yếu kém, cán bô ̣ quản lý (hiê ̣u trưởng, hiê ̣u phó) đều là những cán bô ̣ có chuyên ngành sư pha ̣m, không có chuyên môn về tài chı́nh, kế toán do đó chưa thực sự hiểu và có các chı̉ đa ̣o ki ̣p thời, hiê ̣u quả trong công tác quản lý chi NSNN được phân bổ hàng năm của đơn vi ̣ mı̀nh.

Bảng 4.9. Tình hình thực hiện kế hoạch chi cho con người thuộc sự nghiệp giáo dục tại huyện Tiên Du Nội dung 2015 2016 2017 KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%)

Chi cho con người 139.820 139.862 100,03 143.894 144.426 100,37 148.318 148.318 100 - Chi lương 89.066 89.121 100,06 93.295 93.631 100,36 95.959 95.962 100,01 - Chi phụ cấp 33.277 33.284 100,02 32.510 32.520 100,03 33.522 33.520 99,99 - Chi bảo hiểm và KPCĐ 14.681 14.779 100,67 16.173 16.260 100,54 16.763 16.760 99,98 - Chi tiền công 2.796 2.678 95,78 1.916 2.015 105,17 2.074 2.076 102,10 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch (2015,2016,2017)

51

Nhóm mục chi cho hoạt động chuyên môn này nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và học tập như mua sắm đồ dùng học tập; đào tạo tập huấn nghiệp vụ; nghiên cứu hội thảo khoa học, khảo sát thăm quan học tập… Việc quản lý nhóm chi này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh.

Số kinh phí này quá thấp trong tổng chi ngân sách như hiện nay (khoảng 5-6%) dẫn đến việc các trường không thể đầu tư trang thiết bị giảng dạy như hoá chất thí nghiệm, giáo án điện tử, bảng chống loá … không đáp ứng được đầy đủ các chương trình giảng dạy, chưa cải thiện được điều kiện giảng dạy, học tập nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

Bảng 4.10. Cơ cấu thực hiện chi cho con người thuộc chi sự nghiệp giáo dục tại huyện Tiên Du

Nội dung TH 2015 % TH 2016 % TH 2017 % 16/15 17/16 BQ So sánh (%)

Chi cho con

người 139.862 100,0 144.426 100,0 148.318 100,0 103,3 102,7 102,9 - Chi lương 89.121 63,7 93.631 64,8 95.962 64,7 105,1 102,5 103,8 - Chi phụ cấp 33.284 23,8 32.520 22,5 33.520 22,6 97,7 103,1 100,4 - Chi bảo hiểm và KPCĐ 14.779 10,5 16.260 11,3 16.760 11,3 110,0 103,1 106,6 - Chi tiền công 2.678 1,9 2.015 1,4 2.076 1,4 75,24 103,3 89,1 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch (2015,2016,2017) Nhìn vào bảng chi cho con người thuộc sự nghiệp giáo dục huyện Tiên Du cho ta thấy:

Chiếm tỷ trọng cao nhất là chi tiền lương, có xu hướng tăng qua các năm (từ 63,7% đến 64,8%). Tiền lương tăng đều qua các năm, năm 2016 so với 2015 tăng 5,1%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 2,5%. tốc độ tăng trung bình là 3,8%. Lương chính là khoản thu nhập chủ yếu của cán bộ giáo viên, nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của cuộc sống, để tái tạo sức lao động và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Việc tăng khoản chi này tăng qua các năm cho thấy huyện đã quan tâm đến đời sống của cán bộ, giáo viên và làm cho cuộc sống từng bước được cải thiện.

Các khoản phụ cấp lương tăng qua các năm, khoản này hỗ trợ thêm nguồn thu nhập từ lương của giáo viên để có thể đáp ứng nhu cầu vật chất hàng ngày của họ.

Các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản chi nhằm mục đích ổn định; khoản này phụ thuộc vào chi lương cho cán bộ giáo viên. Năm 2015 là 14,779 tỷ đồng chiếm 10,6%, năm 2017 là 16,760 tỷ đồng, chiếm 11,3%. Tốc độ tăng bình quân 106,6%.

Các khoản tiền công là chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Đây là khoản tiền không thường xuyên và không ổn định. Qua các năm, chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn, xuất phát từ những lý do sau đây:

- Các khoản chi cho con người là các khoản chi cần thiết bắt buộc hay còn gọi là các khoản chi cứng phải thực hiện. Khi lập dự toán cũng như khi phân bổ ngân sách trước hết phải ưu tiên đảm bảo cho các khoản chi này, kể cả khi nguồn ngân sách có hạn, các khoản chi còn lại chỉ được cân đối bố trí trong phạm vi nguồn ngân sách còn lại khi đã tính đầy đủ nhóm mục chi này.

- Do số lượng giáo viên biên chế không đáp ứng được nhu cầu thực tế có môn thừa giáo viên, có môn lại thiếu giáo viên dẫn đến các khoản trả lương cho giáo viên hợp đồng và phụ cấp làm thêm giờ tăng lên.

- Do tác động mạnh mẽ của các chính sách Nhà nước, số kinh phí chi cho con người được tăng theo lộ trình. Năm 2016 tăng lương cơ sở từ 1.150.000 lên 1.210.00 đ/tháng theo Nghị quyết 99/2016/QH13. Năm 2017 tăng lương cơ sở lên 1.300.000đ/ tháng. Năm 2018 tăng lương cơ sở lên 1.390.000đ/tháng

- Mặc dù chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi thường xuyên đối với ngành gíáo dục nhưng các định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu cho nhóm mục này cụ thể và rất rõ ràng, thuận lợi cho công tác quản lý. Vì vậy, nhìn chung công tác quản lý sử dụng các nguồn kinh phí cho nhóm mục này các trường thực hiện rất tốt, đảm bảo đúng mục đích, sát với dự toán được duyệt. Tuy nhiên việc quản lý quỹ lương, biên chế, hợp đồng thực hiện chưa tốt vì tình trạng tuyển dụng chưa sát thực tế, biên chế, hợp đồng còn dôi dư…

Các khoản chi cho học tập tiếp tục tăng qua các năm từ 8,257 tỷ đồng lên 9,887 tỷ đồng. Đây là khoản chi chiếm trên 80 – 95% trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn. Chi cho mua sắm văn phòng phẩm giảm dần từ 1,5 tỷ - 702 triệu đồng. Với nhiều cải cách giáo dục như hiện nay, số môn học được đưa vào ngày càng nhiều, đặc biệt nhu cầu học tin học và ngoại ngữ nên khá phổ biến ở khối Tiểu học và Trung học cơ sở làm cho nhu cầu chi nghiệp vụ giảng dạy và học tập gia tăng. Nhu cầu mua sắm trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng cũng như nhu cầu đổi mới các trang thiết bị dạy học ngày càng cần thiết.

Bảng 4.11. Chi cho hoạt động chuyên môn của sự nghiệp giảng dạy tại huyện Tiên Du Nội dung 2015 2016 2017 KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%)

Chi nghiệp vụ chuyên môn 9.795 9.898 101,05 8.435 8.548 101,34 10.462 10.462 100

- Chi văn phòng phẩm 1.538 1.557 101,24 759 775 102,10 702 702 100

- Chi giảng dạy học tập 8.257 8.341 100,02 7.676 7.773 101,26 9.760 9.760 100

Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch (2015,2016,2017)

54

Nhìn vào số liệu ta thấy khoản chi cho hoạt động chuyên môn luôn vượt dự toán: Đối với giáo dục mầm non, nhu cầu đòi hỏi cần cải tiến phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ. Những đồ chơi hiện đại và công dụng đã dần thay thế đồ chơi cũ. Với ngành học phổ thông thì việc đáp ứng nhu cầu về sách tham khảo và đồ dùng thí nghiệm để thực hiện chủ chương học đi đôi với hành là cần thiết. Nhưng thực tế hiện nay các trường chưa có sự cải cách trong đồ dùng, thí nghiệm. Đây là khoản không thể thiếu những lại dễ bị lãng phí. Với khoản chi văn phòng phẩm: chủ yếu là các loại sách, báo, tài liệu, công cụ giảng dạy của giáo viên, theo số liệu ta thấy khoản này giảm qua các năm, điều này không phải là do không có nhu cầu chi mua sắm văn phòng phẩm mà có thể thấy đây là khoản chi ngày càng được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn.

Hiện nay điều kiện cơ sở vật chất của huyện Tiên Du đã tạm thời đưa vào sử dụng với những trang thiết bị cơ bản để dạy và học, tuy vậy vẫn cần thiết phải đầu tư một lượng kinh phí lớn mới có thể đáp ứng được việc mua sắm, sửa chữa các công trình thiết bị hiện có. Tuy nhiên số liệu cho thấy, số tiền đầu tư cho công tác này chưa nhiều, hàng năm chiếm tỷ trọng khoảng 3-4% tổng chi thường xuyên. Số kinh phí các trường được cấp quá ít do đó công tác mua sắm sửa chữa tiến hành chắp vá không có hiệu quả. Tình trạng trang thiết bị xuống cấp ở các trường, thiếu trang thiết bị dạy học đang là vấn đề quan tâm của ngành giáo dục đào tạo huyện Tiên Du và các trường học.

Các khoản chi đều vượt dự toán: điều này cho thấy nhu cầu mua sắm và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Theo báo cáo tổng kết năm học 2016 – 2017 công tác xây dựng, sữa chữa các cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường có bước chuyển mạnh, đáp ứng được việc học 2 buổi/ ngày của học sinh khối Tiểu học và Trung học cơ sở. Cho thấy việc sử dụng và quản lý nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa đã sát xao, chặt chẽ hơn và bước đầu đã gắn được tính hiệu quả và mỗi đồng vốn bỏ ra.

Bảng 4.12. Chi mua sắm, sửa chữa thuộc sự nghiệp giáo dục tại huyện Tiên Du Nội dung Nội dung 2015 2016 2017 KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%)

Chi mua sắm sửa chữa 4.740 4.806 101,39 8.104 8.312 102,57 6.243 6.278 100,56 - Chi mua sắm 2.133 2.179 102,2 5.187 5.388 103,88 3.409 3.430 100,62

- Chi sửa chữa 2.607 2.627 100,77 2.917 2.924 100,24 2.834 2.848 100,49

55

Tỷ trọng của nhóm chi khác thấp, chiếm từ 2-3% tổng chi thường xuyên cho giáo dục. Điều này thể hiện ở các cơ sở giáo dục đã tích cực triển khai và cụ thể hoá pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tỷ trọng khoản chi này thấp hơn khoản chi hoạt động chuyên môn là rất hợp lý.

Đây là khoản chi bao gồm: về công tác phí, hội nghị phí, thanh toán các dịch vụ công cộng như tiền sách báo tạp chí, tiền điện thoại, tiền nước...

Tuy nhiên đây không phải là khoản chi có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác giáo dục song đây lại là khoản chi không thể thiếu để duy trì sự hoạt động:

Bảng 4.13. Các khoản chi khác trong sự nghiệp giáo dục huyện Tiên Du

Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%) TH % TH % TH % 16/15 17/16 BQ Chi khác 3.634 100 4.962 100 3.712 100 136,5 74,8 105,7 - Chi công tác phí 254 7 308 6,2 264 7,1 120,9 85,7 103,3 - Chi hội nghị phí 872 24 784 15,8 698 18,8 89,9 89,0 89,5 - Thanh toán DVcông cộng 1781 49 2913 58,7 1819 49 163,6 62,4 113,0 - Thông tin liên lạc 727 20 953 19,2 928 25 131,1 97,4 114,2 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch (2015,2016,2017) Chi công tác phí có chiều hướng tăng từ 7% năm 2015 đến 7,1% năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)