Thực trạng chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo

4.1.2. Thực trạng chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo

dục tại huyện Tiên Du

Việc thực hiện dự toán chi ngân sách trên địa bàn huyê ̣n Tiên Du những năm gần đây luôn đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi theo kế hoạch, đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên, phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của địa phương. Nhiệm vụ chi tăng là do thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp công vụ, truy lĩnh phụ cấp thâm niên ngành giáo dục và phụ cấp ưu đãi nghề, các khoản chuyển nguồn từ năm

trước sang năm sau,... Kết quả thực hiện công tác chi thường xuyên NSNN huyê ̣n Tiên Du được thể hiê ̣n qua bảng số liê ̣u sau 4.3 ở dưới đây.

Bảng 4.3. Chi thường xuyên từ NSNN cho giáo dục tại huyện Tiên Du

TT Nội dung Năm Năm Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16

1 Chi thường xuyên cho giáo dục (triệu đồng) 158.157 166.800 168.889 105,46 101,25 2 Tổng chi thường xuyên ở huyện (triệu đồng) 759.928 778.329 965.303 102,42 124,02 3 So sánh (1)/(2)(%) 20,81 21,43 17,49 102,98 81,61 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch (2015,2016,2017) Từ bảng 4.3 trên thấy rằng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tiên Du ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên ngân sách toàn huyện. Điều đó cho thấy huyện đã quan tâm rất nhiều đến sự phát triển giáo dục. Năm 2016 tổng chi thường xuyên cho giáo dục tăng lên 166.800 triệu đồng tương đương tăng 5,46 % so với năm 2015 và năm 2017 so với năm 2016 đã tăng 1,25% và thường chiếm trên 17,49% so với tổng chi thường xuyên của huyện. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng chi cho giáo dục từ năm 2015 đến năm 2017 có giảm. Điều này là trong những năm gần đây chủ trương XHH giáo dục của Nhà nước được phát huy rất mạnh.

Các khoản chi thường xuyên của NSNN cho các trường học là những khoản chi đáp ứng cho việc thực hiện nhiệm vụ của các trường, các khoản chi thường xuyên được chia thành 4 nhóm: Chi thanh toán cho cá nhân, Chi cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, Chi mua sắm sửa chữa và các khoản chi khác.

Trong những năm qua số chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục theo các nhóm mục chi ở huyện Tiên Du ngày càng được tăng lên. Điều đó chứng tỏ các cơ quan lãnh đạo, các cấp chính quyền ở huyện Tiên Du đã quan tâm rất nhiều đến sự nghiệp giáo dục. Số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng cả về số kế hoạch và số thực chi. Số kế hoạch được lập tương đối sát với thực tế.

Cùng với sự phát triển chung nền kinh tế của huyện Tiên Du, tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục ngày được tăng lên, thể hiện tỷ trọng của từng nhóm mục chi trong tổng chi Ngân sách cho sự nghiệp cũng tăng lên. Sự thay đổi đó

do nhiều yếu tố: sự biến động về biên chế, giá cả thị trường, chế độ chính sách của Nhà nước… Tuy nhiên cơ cấu chi là chưa thực sự hợp lý có mục chi còn quá cao, có mục chi còn quá thấp so với nhu cầu thực tế. Để tìm hiểu được từng mục chi, để đánh giá được tình hình sử dụng kinh phí thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục một cách sát thực hơn và để thấy được thực trạng về nội dung, cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục ta phải xem xét, đánh giá từng nhóm chi cụ thể:

Bảng 4.4. Tình hình thực hiện chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục tại huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017

TT Nội dung Năm Năm Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16

Tổng 158.157 166.800 168.889 105,46 101,25

1 Chi cho con người 139.862 144.426 148.318 103,26 102,69 2 Chi cho nghiệp vụ chuyên môn 9.898 8.548 10.462 86,36 122,39 3 Chi mua sắm sửa chữa 4.806 8.312 6.278 172,95 75,53

4 Chi khác 3.591 5.514 3.831 153,55 69,48

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch (2015,2016,2017) Trong các nhóm mục chi thì chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2017 số chi thực tế cho sự nghiệp giáo dục là 168.889 triệu đồng, trong đó chi thanh toán cho cá nhân là: 148.318 triệu đồng (chiếm 87,81 % so với tổng chi thường xuyên của ngân sách cho sự nghiêp giáo dục. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là khoản chi đảm bảo bù đắp sức lao động cho cán bộ giáo viên và số lượng giáo viên ngày càng tăng lên qua các năm. Con người đóng vị trí quan trọng hàng đầu và đội ngũ giáo viên là nền tảng để hình thành nên nhân cách và kiến thức cho học sinh, giúp họ có một cách nhìn nhận đúng đắn về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Do đó chất lượng giáo dục muốn nâng cao trước hết phải quan tâm đời sống của đội ngũ giáo viên, tạo cho họ tâm huyết với nghề, bên cạnh đó không ngừng bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Đây là nguồn lực quan trọng trong việc đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa nguồn lực chi cho cán bộ giáo viên để họ an tâm hơn trong công tác giảng dạy.

cũng tăng dần qua các năm (cụ thể năm 2015 chi là 9.898 triệu đồng đến năm 2017 đã tăng lên 10.462 triệu đồng). Do nhu cầu học tập và giảng dạy ngày càng cao nên đáp ứng tốt hơn phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy và nâng cao nghiệp vụ hơn nữa cho cán bộ giáo viên thì việc tăng cường nguồn chi cho mục này là hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ chi cho nhóm mục này còn thấp (năm 2017 chiếm tỷ lệ 7,05% so với tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục. chưa thấy được vai trò của chi cho nhóm mục này đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhóm mục chi thứ ba là chi mua sắm, sửa chữa: Đây là nhóm mục chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị sử dụng cho công tác dạy và học, dùng để sửa chữa và duy tu lại các cơ sở vật chất đã xuống cấp là điều kiện cần thiết để thúc đẩy giáo dục phát triển. Năm 2017 chiếm khoảng 3,7 % tổng chi thường xuyên cho giáo dục và tỷ lệ còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của các trường.

Nhóm mục thứ 4 là mục chi khác. Khoản chi này bao gồm các mục chi chưa được xếp vào các nhóm mục chi trên nó bao gồm: Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn; chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị dự toán; chi tiếp khách; các khoản khác…Đây là những khoản chi cần thiết đảm bảo cho hoạt động của công tác giáo dục. Tuy nhiên, so với chi mua sắm, sửa chữa thì khoản chi này đang quá lớn (năm 2015 chiếm 2,2% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS). Điều đó cho thấy việc chi tiêu của các trường cho nhóm mục chi này chưa thực sự tiết kiệm. Do đó trong thời gian tới cần phải có biện pháp để giảm khoản chi này cho phù hợp với tình hình hoạt động của từng đơn vị tránh sự lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)