Tình hình phát triển giáo dục, đào tạo tại huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Tình hình phát triển giáo dục, đào tạo tại huyện Tiên Du

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 16, nghị quyết Đảng bộ Tiên Du lần thứ 14. Trong năm qua được Huyện Uỷ, Hội đồng Nhân dân và UBND Huyện đã quan tâm và tạo điều kiên thuận lợi cho sự nghiệp phát triển Giáo dục- Đào tạo của huyện. Đội ngũ giáo viên được tăng cường nâng cao vẽ chất lượng giảng dạy, luân chuyển điều động 6 giáo viên là các hiệu trưởng giữa các trường trong huyện (cấp tiểu học và trung học cơ sở ) để đáp ứng công tác và đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đó là tất cả những gì mà Đảng bộ các cấp chính quyền quan tâm và dành cho ngành giáo dục Tiên Du. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, trong nhiều năm liên tiếp ngành giáo dục Tiên Du luôn đi đầu trong tỉnh về công tác giảng dạy.

Chất lượng học sinh phổ thông cũng khá tiến bộ. Có thể nói chất lượng giáo dục ở khối phổ thông chính là nền tảng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và tri thức trẻ của các em. Chính vì điều này, ngành giáo dục đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới mục tiêu, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực biết đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề để học sinh không thụ động trong việc tiếp thu bài giảng. Với sự nỗ lực của thầy và trò, trong mấy năm gần đây chất lượng giảng dạy của các cơ sở trường lớp được nâng lên đáng kể cả về đạo đức và chuyên môn.

Hệ thống Giáo dục- đào tạo trên địa bàn huyện Tiên Du trong những năm qua tương đối ổn định và phát triển, quy mô các trường lớp được mở rộng, phát triển mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành học.

trường lớp có sự mở rộng. Người dân đã chú trọng nhiều đến việc học tập của con em họ. Đi sâu vào từng ngành học có thể thấy rõ sự thay đổi khởi sắc của hệ thống Giáo dục huyện.

+ Giáo dục mầm non: Năm 2017, có 21 trường với 379 lớp tăng 13,13% so với năm 2016 và 11.026 cháu giảm 13,06% so với năm 2016. Mẫu giáo có 186 lớp với 5228 cháu tăng 3 lớp và 156 cháu so với năm 2016.

Bảng 3.3. Quy mô phát triển giáo dục tại huyện Tiên Du

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1 Số trường mầm non Trường 19 21 21 100,00 100,00 Số lớp lớp 296 335 379 113,18 113,13 Số học sinh HS 7964 12682 11026 159,24 86,94 BQHS/ lớp HS/lớp 27 38 29 140,70 76,85

2 Số trường Tiểu học Trường 16 16 16 100,00 100,00

Số lớp lớp 344 352 365 102,33 103,69 Số học sinh HS 10862 11589 12196 106,69 105,24 BQHS/ lớp HS/lớp 32 33 33 104,27 101,49 3 Số trường THCS Trường 15 15 15 100,00 100,00 Số lớp lớp 220 221 224 100,45 101,36 Số học sinh HS 7385 7522 7661 101,86 101,85 BQHS/ lớp HS/lớp 34 34 34 101,39 100,48

Nguồn: Phòng Giáo dục- Đào tạo Tiên Du (2015,2016,2017) + Giáo dục tiểu học: Năm 2017 có 16 trường, có 365 lớp, tăng 3,69% với 12.196 học sinh, tăng 5,24% và 607 học sinh so với năm 2016. Số học sinh lớp 3, 4, 5 được học ngoại ngữ là 100%. Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia gồm 10 trường: Hoàn Sơn, Cảnh Hưng, Liên Bão, Nội Duệ, Việt Đoàn, Lạc Vệ 1, Lạc Vệ

2, Hạp Lĩnh, Đại Đồng, Phú Lâm1.

+ Giáo dục trung học cơ sở: năm 2017 có 15 trường, 224 lớp với 7.661 học sinh, tăng 3 lớp và 139 học sinh so với năm trước. Đến nay giáo dục THCS của huyện đã được tỉnh công nhận đạt 100% phổ cập THCS.

+ Giáo dục thường xuyên: Thực hiện chủ trương của huyện nhằm phổ cập giáo dục ở các cấp học, công tác giảng dạy và học bổ túc cho mọi đối tượng trên địa bàn đã được quan tâm cao, việc dạy và học nghề đã được đẩymạnh đào tạo cho mọi đối tượng trên đại bàn. Lớp bổ túc THPT có 5 lớp với 224 học viên, kết quả thi tốt nghệp đạt 98%. Lớp dạy nghề có tổng số 7.845 học viên. Trong đó THPT có 3.103 học viên, THCS có 4.742 học viên. Các nghề đào tạo chủ yếu là điện dân dụng, bảo vệ thực vật, tin học...kết thúc các lớp học đều có tỷ lệ đạt cao.

Tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đó là tất cả những gì mà Đảng bộ các cấp chính quyền quan tâm và dành cho ngành giáo dục Tiên Du. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, trong nhiều năm liên tiếp ngành giáo dục Tiên Du luôn đi đầu trong tỉnh về công tác giảng dạy. Hơn 90% giáo viên cấp tiểu học đạt trình độ chuẩn hoá, giáo viên cấp trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn 95%. Điều đó chứng tỏ ngành giáo dục Tiên Du ngày càng quan tâm đến chất lượng giảng dạy. Tuy đội ngũ giáo viên cấp trung học mới đạt ở mức 65 % trình độ trung học sư phạm mẫu giáo song trong nhiều năm liên tiếp giáo dục mầm non đã thu hút số lượng lớn các cháu theo học: Năm học 2016 - 2017 vừa qua Giáo dục mầm non thu hút 11026 cháu...Trong nhiều năm số lượng đội ngũ giáo viên tăng lên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.

Bảng 3.4. Số lượng giáo viên tại huyện Tiên Du theo năm học

Nội dung 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 I. Mầm non 740 860 896 116,21 104,18 II. Phổ thông 1. Tiểu học 520 530 536 102,30 101,13 2. Trung học cơ sở 455 469 476 103,07 101,49 Tổng cộng 1715 1.859 1.908 108,39 102,63

Cùng với sự phát triển của số học sinh trong giai đoạn 2015-2017, số lượng giáo viên cũng tăng lên qua các năm 2015,2016,2017. Đặc biệt là ở cấp học mầm non, do số trẻ và số lớp tăng lên trong giai đoạn 2015-2017 nên số giáo viên ở cấp học này tăng mạnh cụ thể năm 2016 tăng 16,21% so với năm 2015, năm 2017 tăng 4,18% so với năm 2017. Trong khi đó ở cấp tiểu học và trung học cơ sở số lượng giáo viên tăng ít , số giáo viên tiểu học năm 2017 tăng 1,13% so với năm 2016, số giáo viên trung học cơ sở năm 2017 tăng 1,49% so với năm 2016.

Chất lượng học sinh phổ thông cũng khá tiến bộ. Có thể nói chất lượng giáo dục ở khối phổ thông chính là nền tảng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và tri thức trẻ của các em. Chính vì điều này, ngành giáo dục đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới mục tiêu, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực biết đặt và giải quyết vấn đề để học sinh không thụ động trong việc tiếp thu bài giảng. Với sự lỗ lực của thầy và trò, trong mấy năm gần đây chất lượng giảng dạy của các cơ sở trường lớp được nâng lên đáng kể cả về đạo đức và chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)