Tình hình đầu tư Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 52)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo

4.1.1. Tình hình đầu tư Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo

tạo tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.1. Quy trình cấp phát Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo

UBND huyện quản lý trực tiếp phòng Giáo dục Đào tạo huyện, các trường mầm non, trường tiểu học, THCS. Quy trình cấp phát vốn NSNN cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tiên Du.

Sơ đồ 4.1. Mô hình cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại huyện Tiên Du

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2018) (1) Phòng Tài chính kế hoạch huyện Tiên Du thông báo dự toán kinh phí của từng trường cho KBNN huyện Tiên Du, KBNN huyện Tiên Du trích chuyển trả dự toán đó sang tài khoản của từng trường.

(2) Phòng Tài chính kế hoạch huyện Tiên Du thông báo dự toán kinh phí cho từng trường. Phòng Tài chính Kế hoạch Mầm non Tiểu học THCS P. GD - ĐT (1) (2) (2a) (2b) (2c) (3)

(3) Phòng Tài chính kế hoạch huyện Tiên Du thông báo dự toán chi phí cho phòng Giáo dục huyện Tiên Du.

(2a.; (2b.; (2c. Khi có nhu cầu chi tiêu, từng đơn vị thuộc khối Mầm non, Tiểu học, THCS đi rút tiền tại KBNN huyện Tiên Du.

Trong quá trình cấp phát kinh phí, Phòng Tài chính – Kế hoạch kết hợp chặt chẽ với UBND huyện và Phòng Giáo dục để tăng cường công tác quản lý đạt kết quả cao.

4.1.1.2. Đầu tư Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo

Hoạt động giáo dục là hoạt động sự nghiệp có thu, ngoài nguồn NSNN có thể huy động từ học phí, lệ phí, tiền xây dựng trường của học sinh và các khoản khác của nhân dân. Trên nguyên tắc lấy thu bù chi, các đơn vị giáo dục đào tạo tại Tiên Du đều thuộc diện các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí, phần còn lại do NSNN cấp. Nguồn tài chính của đơn vị bao gồm:

NSNN cấp: Kinh phí hoạt động thường xuyên; kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao. Kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm. Đơn vị thực hiện chi và kế toán, quyết toán theo mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.

Nguồn tự thu sự nghiệp của đơn vị: phần được để lại từ số tiền học phí, lệ phí của NSNN do đơn vị theo quy định;

Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật như các khoản đóng góp của nhân dân...

Bảng 4.1. Nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo tại huyện Tiên Du

Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%) (tr.đ) % (tr.đ) % (tr.đ) % 16/15 17/16 Tổng 165.607 100 174.100 100 177.056 100 105,13 101,70 - NSNN 157.989 95,4 165.395 95,0 168.735 95,3 104,69 102,02 - Nguồn thu học phí 5.530 3,5 6.450 3,9 6.243 3,5 116,64 96,79 - Nguồn xã hội hóa 2.088 1,1 2.255 1,1 2.078 1,2 107,00 92,15 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch (2015,2016,2017)

Nguồn ngân sách nhà nước

Nguồn thu này đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư cho giáo dục đào tại tại huyện Tiên Du, nguồn ngân sách này chiếm khoảng 95% tổng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục (xem bảng 4.1). Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nghiệp dạy và học. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển của ngành và của địa phương thì lượng vốn đầu tư này mới chỉ đáp ứng một phần, chủ yếu là các nhiệm vụ trọng tâm của ngành như: Chi lương và khoản phụ cấp cho giáo viên, chi mua sắm trang thiết bị dạy và học... Việc tính toán nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước với các nội dung chi khác nhau là khác nhau. Đối với tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương thì căn cứ vào bảng lương thực tế theo ngạch bậc của đơn vị năm trước và tính toán các chính sách chế độ hiện hành như phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên nghề nghiệp, phụ cấp đứng lớp... Đối với các khoản chi thương xuyên khác của đơn vị được tính theo mức độ phân bổ, thủ trưởng đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí được cấp để đảm bảo các điều kiện thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nguồn thu học phí, lệ phí

Tính tới thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh đều là các đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí hoạt động, tức là ngoài nguồn NSNN cấp, mỗi đơn vị được giao dự toán thu và nguồn này được cân đối với dự toán chi ngân sách của đơn vị ngay từ đầu năm. Quyết định số 128/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2011 về việc quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kể từ năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Nguồn thu khác ngoài ngân sách

Bao gồm tiền xây dựng trường của phụ huynh, các nguồn đóng góp tự nguyện... Công tác xã hội hóa giáo dục tuy đã được quan tâm nhưng chưa có nhiều chuyển biến.

Do khoản đóng góp ngoài ngân sách được tăng lên đáng kể. Điều đó làm giảm được gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên còn phải dựa vào điều kiện và khả năng nguồn ngân sách của huyện trong từng năm mà khả năng đầu tư cho giáo dục mỗi năm là khác nhau nhưng đều tăng lên qua các năm.

Thực tế về tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Tiên Du cho thấy huyện đang chấp hành rất tốt đường lối chủ trương

ưu tiên phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước.

Qua bảng 4.2 cho thấy: Nguồn đầu tư NSNN cho giáo dục đào tạo tại huyện Tiên Du giai đoạn 2015- 2017 không ổn định. Cụ thể:

Bảng 4.2. Tình hình đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tại huyện Tiên Du

TT Nội dung ĐVT Năm Năm Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ

1 Mầm non

- Tổng đầu tư NSNN tr.đ 42.202 46.426 54.664 110,01 117,74 113,81 - Đầu tư NSNN/lớp tr.đ 142,6 138,6 144,2 97,19 104,04 100,61 - Đầu tư NSNN/học sinh tr.đ 5,3 3,7 4,9 69,81 132,43 101,12 2 Tiểu học

- Tổng đầu tư NSNN tr.đ 58.456 61.321 58.699 104,90 95,72 100,21 - Đầu tư NSNN/lớp tr.đ 169,93 174,21 160,82 102,51 92,31 97,41 - Đầu tư NSNN/học sinh tr.đ 5,38 5,29 4,81 98,33 90,93 94,63 3 THCS

- Tổng đầu tư NSNN tr.đ 57.331 57.648 55.372 100,55 96,05 98,28 - Đầu tư NSNN/ lớp tr.đ 260,59 260,85 247,19 100,09 94,76 97,43 - Đầu tư NSNN/học sinh tr.đ 7,76 7,66 7.23 98,71 94,39 96,55 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch (2015,2016,2017) Khối mầm non: Tổng đầu tư NSNN có tốc độ phát triển bình quân tăng là 13,81% nhưng số đầu tư NSNN/lớp và số đầu tư NSNN/học sinh không ổn định. Năm 2016 mức đầu tư NSNN/lớp giảm xuống 2,81% so với năm 2015, điều này là do số lớp học năm 2016 tăng 13,18% so với năm 2015 (Bảng 3.3) nên mức đầu tư chưa đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển của số lớp học. Nhưng đến năm

2017, mức đầu tư NSNN/lớp đã tăng 4,04% so với năm 2016, điều này là do số lượng lớp học năm 2017 tăng 13,13% so với năm 2016 (Bảng 3.3) và chứng tỏ việc đầu tư ngân sách nhà nước đã bám sát được tốc độ tăng trưởng của số lớp học. Tương tự như vậy, mức đầu tư NSNN/học sinh năm 2016 giảm 30,19% so với năm 2015, điều này là do số học sinh năm 2016 tăng rất nhiều cụ thể số học sinh năm 2016 tăng 59,24% so với năm 2015 (Bảng 3.3) nên nguồn đầu tư NSNN chưa kịp đáp ứng với tốc độ này. Nhưng đến năm 2017, số học sinh lại giảm đi đáng kể, số học sinh năm 2017 giảm còn 13,06% so với năm 2016 nên mức đầu tư/học sinh năm 2017 tăng mạnh (32,43%) so với năm 2016.

Khối tiểu học: Tổng đầu tư NSNN cho cấp học tiểu học chiếm khoảng 34,79% tổng đầu tư cho 3 khối, tuy nhiên về tốc độ phát triển bình quân là 100,21%; trong khi đó mức đầu tư NSNN/lớp và mức đầu tư NSNN/học sinh có xu hướng giảm còn 97,41% và 94,63%. Ta có thể thấy số lớp khối tiểu học ngày càng có xu hướng tăng lên, năm 2016 tăng 2,33% so với năm 2015, năm 2017 tăng 3,69% so với năm 2016 (Bảng 3.3); số học sinh năm 2016 tăng 6,69% so với năm 2015, năm 2017 tăng 5,24% so với năm 2016. Như vậy mức đầu tư chưa theo kịp tốc độ phát triển của số lớp và số học sinh.

Khối THCS: Tổng đầu tư NSNN cho khối này có tốc độ phát triển bình quân giảm còn 98,28%, mức đầu tư NSNN/lớp và mức đầu tư NSNN/học sinh cũng có tốc độ phát triển bình quân giảm còn 97,43% và 96,55%. Tốc độ phát triển số lớp THCS qua các năm không nhiều, năm 2016 tăng 0,45% so với năm 2015, năm 2017 tăng 1,36% so với năm 2016 (Bảng 3.3)

Điều này cho thấy, công tác dự toán và phân bổ tuy dựa vào tình hình phát triển thực tế của giáo dục đào tạo tại huyện Tiên Du nhưng vẫn chưa bám sát được tốc độ phát triển quy mô giáo dục đào tạo của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)