NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU 4.2.1. Thực trạng quản lý lập, duyệt và phân bổ dự toán chi thường xuyên
Hàng năm căn cứ vào số quyết toán chi năm trước và những nhiệm vụ trong năm học, các trường lập dự toán gửi phòng Tài chính Kế hoạch huyện. Phòng Tài chính Kế hoạch tổng hợp số liệu dự toán. Dự toán này phải chi tiết đến từng nguồn kinh phí tự chủ, không tự chủ. Dự toán thu chi ngân sách kèm theo bản thuyết minh tài chính chi tiết trên căn cứ tính của các khoản thu chi.
Sau đó Phòng Tài chính kế hoạch huyện phối hợp với các đơn vị dự toán tổ chức thảo luận dự toán thu chi NS của từng đơn vị. Theo đó lấy kết quả thống
nhất của buổi thảo luận dự toán báo cáo UBND huyện, UBND huyện trình Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt dự toán thu chi ngân sách năm của các đơn vị dự toán thuộc huyện.
Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục huyện Tiên Du căn cứ vào quyết định số 153/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015; Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND18 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020. Theo nghị quyết này, định mức phân bổ chi thường xuyên cho giáo dục theo tiêu chí: Tiêu chí phân bổ chính là đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo tỷ lệ trung ương quy định. Định mức phân bổ đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp các khoản đóng góp theo lương 82%, chi khác 18%.
- Chi lương: QTL = Lmin x (K2+K3) x L x 12 tháng
Trong đó:
QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan
Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do Nhà nước quy định.
Mức lương cơ sở:Từ ngày 01/7/2013 đến hết tháng 4/2016 mức lương cơ sở là1.150.000 đồng/tháng(Theo Nghi ̣ đi ̣nh Số 66/2013/NĐ-CP), từ 01/5/2016 đến hết tháng 6/2017 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng (Theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP), từ 01/7/2017 đến hết tháng 6/2018 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng (Theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP), từ ngày 01/7/2018 mức lương cơ sở là 1.390.000đ (Theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP).
K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;
K3: Là hệ số phụ cấp lương bình quân (phụ cấp tính theo lương tối thiểu, lương cấp bậc, chức vụ được trả hàng tháng cùng với tiền lương tháng)
L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng trả lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.
- Phụ cấp: phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của pháp luật như phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực…
- BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ: trong đó tỷ lệ các khoản trích theo lương lần lượt là BHXH 17.5%, BHYT 3%, KPCĐ 2%, BHTN 1%.
Khi thực hiện cơ chế tự chủ theo NĐ 43/2006 của chính phủ thì việc lập dự toán của các trường sẽ được lập ổn định trong vòng 3 năm. Căn cứ vào kết quả phân loại và quyết định về giao quyền tự chủ tài chính cho các trường trong giai đoạn 2015 – 2017; Tình hình thực hiện dự toán năm 2015 và dự toán chi năm 2017 do đơn vị lập; Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016 được Sở Tài chính Bắc Ninh giao, Phòng Tài chính thông báo kinh phí năm 2016 cho các trường như sau:
Chi thường xuyên từ NSNN cấp:
Kinh phí NSNN giao năm 2016 = Dự toán kinh phí NSNN giao năm 2015 + Mức kinh phí tăng thêm năm 2016
Kinh phí NSNN là dự toán kinh phí NSNN giao năm 2015 bảo đảm chi hoạt động ổn định trong 3 năm 2015 – 2017 theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ tài chính cho các trường.
Mức kinh phí tăng thêm năm 2016 cho hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước của từng trường do Sở tài chính quyết định, trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nhiệm vụ tăng thêm trong năm 2016 của các trường:
+ Chỉ tiêu học sinh, giáo viên tăng thêm trong năm học 2016 - 2017.
+ Các chỉ tiêu pháp lý khác có ảnh hưởng đến chi thường xuyên theo các lĩnh vực hoạt động giáo dục.
+ Các yếu tố và nhiệm vụ khác được giao tăng.
Bảng 4.5. Dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục tại huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017
TT Nội dung
Năm Năm Năm So sánh (%)
2015 (tr.đ) 2016 (tr.đ) 2017 (tr.đ) 16/15 17/16 Tổng 157.989 165.395 168.735 104,69 102,02 1 Mầm non 42.202 46.426 54.664 110,01 117,74 2 Tiểu học 58.456 61.321 58.699 104,90 95,72 3 THCS 57.331 57.648 55.372 100,55 96,05
Dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục tăng dần qua các năm, ở các cấp lại có sự phát triển khác nhau.
Đối với cấp học mầm non, dự toán chi thường xuyên NSNN tăng đều qua các năm 2016, 2017. Năm 2016, dự toán chi thường xuyên NSNN tăng 10,01% so với năm 2015, năm 2017 tăng 17,74% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ dự toán chi thường NSNN đã dựa vào tình hình phát triển của số học sinh, số lớp học của cấp học. Năm 2016, số học sinh mầm non tăng 59,24% so với năm 2015, năm 2017 giảm 13,06% so với năm 2016. Số lớp học năm 2016 tăng 13,18% so với năm 2015, năm 2017 tăng 13,13% so với năm 2016 (Bảng 3.3).
Cấp học tiểu học, dự toán chi thường xuyên không ổn định. Số học sinh và số lớp đều tăng qua các năm 2015-2017. Năm 2016, số học sinh tăng 6,69% so với năm 2015, số lớp tăng 2,33% so với năm 2015. Năm 2017, số học sinh tăng 5,25% so với năm 2016, số lớp tăng 3,69% so với năm 2016 (Bảng 3.3). Trong khi đó dự toán chi thường xuyên chỉ tăng năm 2016 (tăng 4,90% so với năm 2015), đến năm 2017 lại giảm đi (giảm 4,28% so với năm 2016).
Cấp THCS, dự toán chi thường xuyên không ổn định qua các năm 2015- 2017. Số học sinh và số lớp có xu hướng tăng qua các năm 2015-2017 như sau: năm 2016 số học sinh và số lớp tăng so với năm 2015 là 0,45% và 1,86%, năm 2017 số học sinh và số lớp tăng so với năm 2016 là 1,36% và 1,85%, nhưng dự toán chi thường xuyên cho cấp học này năm 2017 giảm 3,95% so với năm 2016. Như vậy việc lập dự toán chưa bám sát với tốc độ phát triển của số học sinh và số lớp học.
Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện công tác lập và phân bổ dự toán NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Tiên Du
0% 14% 59% 20% 7% rất tốt tốt TB Kém Rất kém
- Đánh giá về lập và phân bố chi cho sự nghiệp giáo dục: có tới 27% cho rằng công tác lập và phân bố chi NSNN là kém và rất kém, 59% đánh giá trung bình. Chỉ có 14% cho rằng công tác này làm tốt. Nguyên nhân là do: Căn cứ để xây dựng định mức chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực giáo dục, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Đối với khối huyện, thị xã, các định mức phần lớn chỉ dựa trên tiêu chí dân số mà chưa xem xét đến điều kiện KT-XH và các yếu tố đặc thù của từng nơi, nhất là đối với huyện Tiên Du. Một số nội dung chi không có định mức cụ thể là chỉ quy định một tỷ lệ trên tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục không thật sự hợp lý.
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá về phân bổ dự toán tại huyện
Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Do chưa xác định được nguyên tắc và tiêu chí 20 30.76
Chưa cân đối được nguồn học phí 24 36.92
Chưa tính đến yếu tố đặc thù của từng cấp học,
trường học, vùng miền 18 27.69
Khác 3 4.63
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá công tác lập dự toán đối với một số nhiệm vụ chi
Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)
- Thời gian lập dự toán bị giới hạn 18 27.69
- Chưa căn cứ vào tình hình thực hiện của những năm
liền kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch 11 16.92
- Năng lực của người được giao nhiệm vụ còn hạn chế 20 30.76 - Chưa lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong
năm 15 23.07
- Khác 1 1.56
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra - Chưa coi trọng công tác lập dự toán chi ngân sách đúng vai trò vị trí của nó. Đầu năm đơn vị cơ sở lập nên việc xây dựng dự toán ở cơ sở đôi lúc chỉ
mang tính hình thức.
- Chất lượng dự toán chưa cao, thuyết minh dự toán còn sơ sài, nhiều đơn vị còn thiếu thuyết minh dự toán. Dự toán chưa nêu được ưu nhược điểm trong quá trình chấp hành dự toán năm trước, nêu kiến nghị và biện pháp khắc phục năm kế hoạch. Một số đơn vị không tổng hợp vào dự toán tất cả các nguồn kinh phí mà đơn vị được hưởng như nguồn thu học phí nên dự toán lập ra chưa sát với thực tế.
4.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên
Sau khi được HĐND phê duyệt dự toán chi NSNN, UBND huyện Tiên Du quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho các đơn vị, phòng TC-KH tiến hành phân bổ ngân sách cho từng trường. Nguồn kinh phí được phòng TC-KH cấp cho các trường thông qua phương thức rút dự toán tại KBNN. Các đơn vị trường học đều phải mở tài khoản tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Đơn vị dự toán được quyền chủ động sử dụng nguồn kinh phí theo quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nghị định 43/2006/NĐ-CP và nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Vào tháng 1 hàng năm, các trường phải lập lại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình, sau đó nộp 01 bản ở KBNN để KBNN theo dõi và kiểm soát chi, và 01 bản ở phòng TC-KH.
Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên cho các trường từ NSNN là rút dự toán từ KBNN. Cấp phát dự toán kinh phí các trường phải ghi rõ giấy rút dự toán kinh phí, sau đó phòng Tài chính kế hoạch ghi chi ngân sách cho giáo dục theo chương 622, loại 490.
Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát hơn về tình hình chấp hành chi thường xuyên NSNN cho giáo dục huyện Tiên Du ta xem xét bảng sau:
Qua bảng số liê ̣u 4.8 chi tiết tı̀nh hı̀nh chi thường xuyên NSNN cho sự nghiê ̣p GD-ĐT huyện Tiên Du cho ta thấy vẫn có sự chênh lệch trong quá trı̀nh thực hiê ̣n chi so với dự toán chi ngân sách hàng năm được HĐND huyê ̣n phân bổ. Mức độ chênh lệch này có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Thực tế thực hiện nhiệm vụ chi và chấp hành dự toán chi là một công việc khó hơn so với các công tác khác do các khoản chi trong hoạt động ngân sách thường biến động và hay có đột biến.
Bảng 4.8. Tình hình chi thường xuyên cho giáo dục, đào tạo của huyện Tiên Du STT Nội dung 2015 2016 2017 KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%)
Tổng chi cho giáo dục 157.989 158.157 100,11 165.395 166.800 100,85 168.735 168.889 100,09 1 Chi cho con người 139.820 139.862 100,03 143.894 144.426 100,37 148.318 148.318 100,00
2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 9.795 9.898 101,05 8.435 8.548 101,34 10.462 10.462 100,00 3 Chi mua sắm sửa chữa 4.740 4.806 101,39 8.104 8.312 102,57 6.243 6.278 100,56
4 Chi khác 3.634 3.591 98,82 4.962 5.514 111,12 3.712 3.831 103,21
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch (2015,2016,2017)
49
Theo bảng số liệu 4.8 ta thấy từ năm 2015 đến năm 2017 số chi thanh toán cho con người ở các trường trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên. Giữa dự toán và quyết toán có sự chênh lệch không nhiều, đa số các khoản chi đều vượt dự toán chứng tỏ khâu lập dự toán cho khoản chi này chưa thực sự chính xác. Năm 2015 số thực hiện so với số kế hoạch vượt 0,03% kế hoạch, năm 2016 số thực hiện vượt 0,37% kế hoạch, năm 2017 thực hiện đạt kế hoạch. Như vậy việc chấp hành đã sát với dự toán được giao đầu năm.
Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn tăng qua từng năm 2015-2017, số thực hiện vượt so với kế hoạch không nhiều. Cụ thể, năm 2015 thực hiện vượt 1,05 kế hoạch, năm 2016 thực hiện vượt 1,34% kế hoạch, năm 2017 thực hiện đạt kế hoạch. Như vậy khoản chi này không biến động nhiều.
Nhóm chi mua sắm, sửa chữa thực hiện tăng qua các năm. Số thực hiện đều vượt so với kế hoạch đầu năm. Năm 2015 thực hiện vượt kế hoạch 1,39%, năm 2016 thực hiện vượt kế hoạch 2,57%, năm 2017 thực hiện vượt kế hoạch 0,56%.
Nhóm chi khác có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, số thực hiện không đạt kế hoạch đầu năm, số thực hiện chỉ đạt 98,82% so với kế hoạch nhưng đến năm 2016, số thực hiện đã vượt so với kế hoạch là 11,12%, năm 2017 số thực hiện vượt so với kế hoạch là 3,21%. Như vậy khoản chi khác có nhiều biến động.
Trong quá trình thực hiện dự toán, năm 2015 và 2016 đã vượt dự toán đề ra (Cụ thể năm 2015 vượt về số tương đối là 100,03% còn năm 2016 đã vượt 100,37% và năm 2017 đạt dự toán). Điều này có thể được lý giải là do trong khâu lập dự toán đã không lường hết được những phát sinh xảy ra và công tác quản lý các khoản vốn cấp phát chưa được đảm bảo. Tuy nhiên năm 2017 so với năm 2016 tình hình thực hiện chi lương so với dự toán đề ra đã sát với thực tế hơn, khoản vượt dự toán đã giảm. Đạt được con số này là do công tác lập dự toán đã được chú trọng hơn (công tác đánh giá nhu cầu chi đã sát thực tế hơn), công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát nguồn kinh phí đã có phần chặt chẽ, tiết kiệm hơn.
Bên ca ̣nh đó, mô ̣t phần do nguyên nhân là trı̀nh đô ̣ cán bô ̣ thực hiê ̣n công tác lâ ̣p dự toán và chấp hành dự toán ta ̣i các trường vẫn còn yếu kém, cán bô ̣ quản lý (hiê ̣u trưởng, hiê ̣u phó) đều là những cán bô ̣ có chuyên ngành sư pha ̣m, không có chuyên môn về tài chı́nh, kế toán do đó chưa thực sự hiểu và có các chı̉ đa ̣o ki ̣p thời, hiê ̣u quả trong công tác quản lý chi NSNN được phân bổ hàng năm của đơn vi ̣ mı̀nh.
Bảng 4.9. Tình hình thực hiện kế hoạch chi cho con người thuộc sự nghiệp giáo dục tại huyện Tiên Du Nội dung 2015 2016 2017 KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%)
Chi cho con người 139.820 139.862 100,03 143.894 144.426 100,37 148.318 148.318 100 - Chi lương 89.066 89.121 100,06 93.295 93.631 100,36 95.959 95.962 100,01 - Chi phụ cấp 33.277 33.284 100,02 32.510 32.520 100,03 33.522 33.520 99,99 - Chi bảo hiểm và KPCĐ 14.681 14.779 100,67 16.173 16.260 100,54 16.763 16.760 99,98 - Chi tiền công 2.796 2.678 95,78 1.916 2.015 105,17 2.074 2.076 102,10 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch (2015,2016,2017)
51
Nhóm mục chi cho hoạt động chuyên môn này nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và học tập như mua sắm đồ dùng học tập; đào tạo tập huấn nghiệp vụ; nghiên cứu hội thảo khoa học, khảo sát thăm quan học tập… Việc quản lý nhóm chi này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh.
Số kinh phí này quá thấp trong tổng chi ngân sách như hiện nay