Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Cán bộ tài chính ở các đơn vị còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Con người là chủ thể của mọi quá trình quản lý. Hiệu quả của quá trình quản lý NSNN phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và đạo đức nghề nghiệp của những người tham gia quản lý tài chính. Cán bộ kế toán ở các trường ở huyện Tiên Du tuy đã được giao cho một người đảm nhận tuy nhiên vẫn phải kiêm nhiệm thêm nhiều

việc như văn thư, các việc văn phòng hành chính khác. Bên cạnh đó có một số kế toán tại các trường đã cao tuổi, việc đáp ứng về thực hiện phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp không thực hiện được, phải thực hiện thủ công hoặc nhờ người nhập chứng từ hộ không chủ động được trong công việc dẫn tới báo cáo không đồng bộ và còn có những thiếu sót nhất định.

- Yếu tố con người trong công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức; cán bộ theo dõi quản lý tài chính các trường học trình độ còn hạn chế, quản lý nhiều đơn vị. Hơn nữa vẫn cán bộ tài chính đó còn kiêm nhiệm thêm một số công việc của phòng như kế toán thu phạt, kế toán nội bộ nên thực sự chất lượng hiệu quả công việc chưa cao…Đối với các trường học, kế toán ở một số trường có quy mô nhỏ, ít học sinh trình độ chuyên môn hạn chế, chưa được đào tạo, không được tập huấn thường xuyên nên không nắm bắt được đầy đủ các chính sách chế độ của Nhà nước, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu quản lý.

- Cán bộ quản lý ở các ngành chưa sắp xếp được công việc hợp lý, vẫn sa vào công tác sự vụ, ít bám sát cơ sở, dành thời gian cho công tác kiểm tra giám sát chưa nhiều nên chưa kịp thời uốn nắn những sai sót tại cơ sở, chưa tìm ra biện pháp khắc phục trong quản lý chi tiêu.

- Các cơ quan quản lý nhà nước chưa sẵn sàng trao quyền tự chủ thật sự đầy đủ cho các trường. Nếu trao quyền tự chủ thực sự cho các đơn vị tức là giảm bớt quyền có tính pháp lý ở các cấp Sở, ngành. Đặc biệt là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế. Về phạm vi đã mở rộng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngoài tự chủ tài chính theo nghị định 10/2002/NĐ-CP còn tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với sự nghiệp công lập. Nhưng thực tế các đơn vị chưa có quyền trong việc sắp xếp bộ máy, bố trí lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ viên chức. Quan hệ giữa các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự thay đổi. Tuy nhiên quá trình thực hiện này đang chịu một áp rất lớn từ cả 2 phía: Nhà nước và cả các cơ sở giáo dục đào tạo. Hiện nay các đơn vị giáo dục đang chịu sự giám sát chặt chẽ của nhiều tầng lớp quản lý với các bộ phận quản lý nhỏ lẻ khác nhau; ngay cả các cơ quan chủ quản cũng can thiệp quá sâu vào hoạt động của từng trường từ phân bổ tài chính đến chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung đào tạo, tuyển dụng nhân sự. Từ đó các trường bị hạn chế, mất chủ động trong các hoạt động điều

hành, quản lý, chuyên môn làm cho các trường không quan tấm đến trách nhiệm trước xã hội, chỉ quan tâm đối phó với những gì Nhà nước quản lý, những gì đem lại lợi ích cho nhà trường lại không được coi trọng ở mức cần thiết. Điều này là lực cản, gây tâm lý lo ngại cho thủ trưởng trong việc đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như số lượng đơn vị quản lý tương đối lớn, đa dạng, địa bàn quản lý rộng; hệ thống chế độ, chính sách thường xuyên thay đổi, công tác tập huấn không đáp ứng kịp thời gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện còn có một số nguyên nhân chủ quan như sau:

- Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị còn bị buông lỏng, lãnh đạo của một số đơn vị còn chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý tài chính, chưa tạo được cơ chế giám sát thường xuyên của tập thể cán bộ nhân viên đối với việc chi tiêu, chưa thực hiện nghiêm túc qui chế công khai tài chính.

Mặt khác công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật còn chưa cao: Các văn bản quản lý nhà nước của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành có liên quan còn thiếu tính đồng bộ, lạc hậu, chưa cụ thể, không phù hợp với thực tiễn (về các định mức chi của Nhà nước đảm bảo quyền chủ động của các trường trong việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, thang bảng lương hành chính sự nghiệp, phân loại mức độ đảm bảo chi phí thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp, về việc sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu sự nghiệp để cải cách tiền lương).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)