Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình

ẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BÀN NGHIÊN CỨU

nhiên

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia LâmNguồn: Phòng hành chính huy Nguồn: Phòng hành chính huy

ỨU

Lâm

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có 02 thị trấn và 20 xã. Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên: phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Gia Lâm. Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc Lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường thuỷ trên sông Hồng, sông Đuống. Có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý, kinh tế.

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Huyện Gia Lâm mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5oC, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4oC. Lượng mưa trung bình năm 1400 - 1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ.

Hướng gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa, lạnh va ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn. Đôi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 1, tháng 2 gây ra những thiệt hại cho sản xuất.

Đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Gia Lâm phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Rau an toàn nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, rau an toàn Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, rau an toàn ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống nếu thời tiết bất thuận.

3.1.1.3. Tài nguyên nước

Đuống. Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m - 19,5m, trung bình 12,5m. Nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5 - 10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khă năng nhiễm khuẩn cao. Tầng chứa nước không áp hoặc áp yếu có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc bộ thuộc lưu vực sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5 - 22,5m thường gặp ở độ sâu 15 - 20m. Hàm lượng sắt khá cao, có nơi tới 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m - 84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm khuẩn.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Nhìn chung, đất đai của huyện Gia Lâm có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như cam, quýt, ổi, chuối ...

Từ số liệuBảng 3.1 ta thấy, Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.472,99 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 460 m2/ người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.138 ha chiếm 53,5%, đất phi nông nghiệp có 5158 ha, chiếm 44,9%. Diện tích đất chưa sử dụng còn trên 175 ha, chiếm 1,53%, diện tích này cần được khai thác triệt để vào các mục đích sử dụng trong tương lai gần.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 14/13 15/14 BQ

A. Tổng diện tích đất tự nhiên 11.479,1 100 11.479,1 100 11.479,1 100 100 100 100

1. Đất nông nghiệp 5.991 52,19 5.886 51,28 5.799 50,52 98,25 98,52 98,38

2. Đất phi nông nghiệp 4.556,5 39,69 4.750 41,38 4.927,8 42,93 104,25 103,74 103,99

3. Đất chưa sử dụng 931,6 8,12 843,1 7,34 752,3 6,55 90,50 89,23 89,86

B. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Đất tự nhiên/khẩu 0,0523 - 0,0504 - 0,0482 - 96,37 95,63 96,00

2. Đất nông nghiệp/hộ NN 0,2681 - 0,2510 - 0,2597 - 93,61 103,47 98,42

3. Đất nông nghiệp/LĐ NN 0,2171 - 0,2137 - 0,2109 - 98,42 98,70 98,56

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)