Các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

- Bài học thứ nhất: Việc lựa chọn cây trồng trong sản xuất vụ đông phải căn cứ vào điều kiện đất đai, trình độ thâm canh và nhu cầu thị trường. Thực tế cho thấy qua quá trình phát triển, đã lựa chọn được nhóm cây vụ đông phù hợp với tính chất đất đai của tỉnh trung du, đó là cây lạc, đậu tương, đỗ các loại.

Các huyện ngoại thành và vùng phụ cận Hà Nội do trình độ thâm canh của nông dân cao và nằm trong vành đai cung cấp thực phẩm cho Hà Nội đã chọn nhóm cây rau các loại là cây trồng chính trong sản xuất vụ đông.

- Bài học thứ hai: Khung thời vụ là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất vụ đông. Cũng như các cây trồng trong các vụ sản xuất khác, cây vụ đông cũng đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ về khung thời vụ. Tuy nhiên, vấn đề thời vụ của sản xuất vụ đông phải được đặt trong mối tương

quan với các vụ sản xuất khác trong năm để lựa chọn cơ cấu mùa vụ hợp lý. - Bài học thứ ba: Để phát triển sản xuất cây vụ đông, việc đầu tư hợp lý đối với từng loại cây trồng, từng loại đất, từng loại hộ… có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Bài học thứ tư: Muốn phát triển sản xuất cây vụ đông cần nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ sản phẩm; thị trường cần sản phẩm nào thì phát triển cây vụ đông đó.

- Bài học thứ năm: Sự hỗ trợ của nhà nước về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật thâm canh các cây trồng mới. Kỹ thuật thâm canh là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của sản xuất vụ đông. Để các hộ sản xuất sớm nắm bắt và làm chủ kỹ thuật sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan nghiên cứu, khảo nghiệm và công tác tập huấn, phổ biến phù hợp. 2.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu

- Theo Đào Thế Tuấn (1960) đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong SXNN vùng ĐBSH. Cũng trong thời gian này có nhiều tác giả như Bùi Huy Đáp(1974), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hoàng(1987) đã nghiên cứu và đề cập đến vấn đề luân canh cây trồng, bố trí cây trồng để tăng vụ. Công trình nghiên cứu của Đào Thế Tuấn và chương trình tổng thể vùng ĐBSH VIE/89/032 đã mô phỏng và đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá vùng ĐBSH, trong đó nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1993 đến năm 2010.

- Một số suy nghĩ về phát triển cây vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá trong nông hộ ở vùng ĐBSH và Bắc Trung bộ. Tập san kinh tế nông nghiệp và PTNT số 4, NXB Nông nghiệp của Hoàng Văn Khẩn và Đinh Văn Đãn (tháng 12/1995). Các tác giả đã nêu lên vị trí của SXHH cây vụ đông ở ĐBSH và bắc Trung bộ, đồng thời các tác giả cũng nêu những khó khăn và vướng mắc cần giải quyết ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm phát triển SXHH cây vụ đông đạt kết quả cao ở cả hai vùng.

- Phát triển cây vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng,luận án tiến sỹ kinh tế Đinh Văn Đãn (2002). Tác giả chọn 3 tiểu vùng đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSH để nghiên cứu. Tác giả đã

hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển sản xuất vụ đông vùng ĐBSH; đánh giá hiệu quả và kết quả sản xuất một số cây trồng vụ đông; khẳng định phát triển sản xuất vụ đông là cần thiết; phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất vụ đông và đề ra các giải pháp. Theo nhận định của chúng tôi, đây là đề tài lớn nhất nghiên cứu về phát triển sản xuất cây vụ đông từ trước đến nay.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Văn Cường (2004).. Đề tài đã chỉ ra cây rau vụ đông thực sự mang lại một nguồn thu nhập lớn cho hộ sản xuất (thu nhập hỗn hợp bình quân 1 sào dưa hấu đạt 2.211.000 đồng). Cơ cấu mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của cây rau vụ đông. Khả năng về tài chính của hộ trồng rau quyết định nhiều đến định hướng sản xuất và HQKT của cây rau và tác giả đã khẳng định huyện Gia Lộc hoàn toàn có khả năng mở rộng diện tích trồng rau.

PHẦN 3. PH3.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA 3.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình

ẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BÀN NGHIÊN CỨU

nhiên

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia LâmNguồn: Phòng hành chính huy Nguồn: Phòng hành chính huy

ỨU

Lâm

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có 02 thị trấn và 20 xã. Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên: phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Gia Lâm. Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc Lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường thuỷ trên sông Hồng, sông Đuống. Có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý, kinh tế.

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Huyện Gia Lâm mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5oC, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4oC. Lượng mưa trung bình năm 1400 - 1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ.

Hướng gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa, lạnh va ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn. Đôi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 1, tháng 2 gây ra những thiệt hại cho sản xuất.

Đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Gia Lâm phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Rau an toàn nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, rau an toàn Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, rau an toàn ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống nếu thời tiết bất thuận.

3.1.1.3. Tài nguyên nước

Đuống. Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m - 19,5m, trung bình 12,5m. Nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5 - 10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khă năng nhiễm khuẩn cao. Tầng chứa nước không áp hoặc áp yếu có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc bộ thuộc lưu vực sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5 - 22,5m thường gặp ở độ sâu 15 - 20m. Hàm lượng sắt khá cao, có nơi tới 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m - 84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm khuẩn.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Nhìn chung, đất đai của huyện Gia Lâm có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như cam, quýt, ổi, chuối ...

Từ số liệuBảng 3.1 ta thấy, Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.472,99 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 460 m2/ người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.138 ha chiếm 53,5%, đất phi nông nghiệp có 5158 ha, chiếm 44,9%. Diện tích đất chưa sử dụng còn trên 175 ha, chiếm 1,53%, diện tích này cần được khai thác triệt để vào các mục đích sử dụng trong tương lai gần.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 14/13 15/14 BQ

A. Tổng diện tích đất tự nhiên 11.479,1 100 11.479,1 100 11.479,1 100 100 100 100

1. Đất nông nghiệp 5.991 52,19 5.886 51,28 5.799 50,52 98,25 98,52 98,38

2. Đất phi nông nghiệp 4.556,5 39,69 4.750 41,38 4.927,8 42,93 104,25 103,74 103,99

3. Đất chưa sử dụng 931,6 8,12 843,1 7,34 752,3 6,55 90,50 89,23 89,86

B. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Đất tự nhiên/khẩu 0,0523 - 0,0504 - 0,0482 - 96,37 95,63 96,00

2. Đất nông nghiệp/hộ NN 0,2681 - 0,2510 - 0,2597 - 93,61 103,47 98,42

3. Đất nông nghiệp/LĐ NN 0,2171 - 0,2137 - 0,2109 - 98,42 98,70 98,56

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm (2015)

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 km2, dân số 259.258 người (năm 2015), mật độ dân số trung bình là 2.259 người/km2, vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh khác trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%/năm.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về dân số, lao động xã hội huyện Gia Lâm (2013-2015)

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015

Tốc độ phát triển %

1 Tổng số nhân khẩu Người 239.170 243.957 248.991 102,03 a) Theo giới tính

- Nữ Người 123.681 124.190 126.673 101,20

- Nam Người 115.489 119.767 122.381 102,94

b) Theo khu vực

- Dân số thành thị Người 15.927 16.876 17.653 105,28 - Dân số nông thôn Người 106.152 106.988 107.759 100,75

2 Số hộ Hộ 56.186 57.405 59.222 102,67

3 Mật độ dân số Ng/km2 2.100 2.125 2.169 101,63 4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 14,09 13,13 12,97 95,94 5 Nhân khẩu 1000 người 21.948 22.775 23.815 104,17

6 Hộ NN 1000 hộ 2.235 2345 2232 100,05

7 LĐ 1000 người 4967 3595 3700 87,65

8 LĐ NN 1000 người 2759 1892 1897 84,42

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Gia Lâm (2015) Tổng số lao động năm 2015 là 174.040 người (Bảng 3.2). Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 139.232 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 61,04% năm 2013 xuống còn 45,20% năm 2015. Chất lượng lao động tương đối khá. Đến năm 2015, số lao động qua đào tạo là 62.814 người, chiếm 36,09% tổng nguồn lao động. Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển

giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm nhanh, từ 46.053 hộ (năm 2013) còn 45.238 hộ (năm 2015). Lao động nông nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành TMDV có chiều hướng tăng lên qua các năm. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện Gia Lâm

* Giao thông

Giao thông huyện Gia Lâm hiện có 586 km đường giao thông, trong đó đã trải nhựa hoặc bê tông hoá được 441,08 km(74%). Trong đó:

- Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 109 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 5 - 8m, mặt đường phổ biến 3,5 - 5m. Hiện tại đã trải nhựa hoặc đổ bê tông được 87,99 km (80,7%).

- Đường trục thôn, liên thôn có tổng chiều dài 198 km, đã nhựa hoá, bê tông hoá 156,24 km (78,9%).

- Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 200 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 2,5 - 4m, chiều rộng mặt đường phổ biến từ 2,5 - 3m. Hiện tại đã bê tông hoá được 143,31 km (72,6%).

- Đường trục chính nội đồng có 299,84 km, đã cứng hoá 11,55 km (3,85%). Trong đó 9,48 km còn tốt(82,07%), 2,07 km xuống cấp (17,93%), 288,29 km là đường đất (96,15%).

* Thuỷ lợi

Gia Lâm hiện có 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5 ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023 ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%).

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ Km 89,1 1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn, đường xóm,

liên xóm Km 507 1.3 - Đường thủy Km 20,3 1.4 - Cầu Cái 11 1.5 - Phà Cái 02 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 359,9 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ

4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 23

4.2 Số chợ trong toàn huyện Cái 22

5 Công trình phúc lợi

5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 22

5.2 Trường cấp I, II, III Trường 50

5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trung tâm 02

5.4 Điểm văn hóa xã Điểm 02

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Gia Lâm(2015) * Điện

Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có 155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm

Hộ gia đình là hình thức phổ biến ở Gia Lâm. Toàn huyện có 45.238 hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 1,74 lao động. Trong những năm qua, kinh tế hộ nông dân đang từng bước phát triển theo hướng mở rộng quy mô nhưng đa số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)