Giá một số vật tư nông nghiệp và giá sản phẩm vụ đông chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 79 - 80)

ĐVT: đ/kg Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Đạm 3.800 4.200 5.300 6.100 7.000 NPK 2.900 3.500 4.000 4.200 4.600 Kali 2.095 2.216 2.246 2.056 3.434 Giá hành củ 49.000 49.000 58.000 60.000 60.000 Giá bắp cải 107.000 110.000 113.000 122.000 120.000 Giá ngô tẻ - - 260.000 267.000 270.000 Giá ngô nếp - - 463.000 465.000 470.000

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm(2015) Nghiên cứu cho thấy chi phí phân bón vô cơ chiếm tới 30% giá thành 1 kg hành và 25% giá thành 1 kg bí xanh. Trong khi đó giá sản phẩm vụ đông rất mất ổn định, tính bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015: hành củ tăng 3,7% và bí xanh tăng 7,6% trong khi giá cà chua giảm 4,6%.

Chi phí sản xuất tăng trong khi giá bán sản phẩm tăng không lương xứng làm thực lãi của cây vụ đông giảm. Thực tế trên đã hạn chế rất nhiều khả năng đầu tư phát triển sản xuất của các hộ.

4.1.3.4. Vốn sản xuất

Bên cạnh những khó khăn, hạn chế đã phân tích ở trên, một yếu tố khác cũng gây cản trở tới phát triển sản xuất vụ đông ở Gia Lâm đó là tình trạng thiếu vốn sản xuất của các hộ.

Điều tra cho thấy, hiện nay số hộ thiếu vốn và có nhu cầu vay vốn phát triển vụ đông ở Gia Lâm còn khá cao, bình quân chung còn 37,5% hộ thiếu vốn và 45,8% hộ có nhu cầu vay vốn (Bảng 4.15).

Bảng 4.15. Nhu cầu vay vốnphát triển sản xuất vụ đông của các hộ nông dân năm 2015

Dỉễn giải ĐVT Số lượng

- Số hộ thiếu vốn % 37,5

- Số hộ có nhu cầu vay vốn % 45,8

- Mức cần vay cho sản xuất vụ đông

+ Mức cao nhất triệu đ/hộ 3,5

+ Mức trung bình triệu đ/hộ 2,3

+ Mức thấp nhất triệu đ/hộ 1,0

Hộ có nhu cầu vay nhiều nhất là 3,5 triệu đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng. Tuy nhiên, theo ý kiến của các hộ thì có một số nguyên nhân cản trở việc tiếp cận với nguồn vay chính thống là số lượng vốn vay không nhiều, thời gian sản xuất vụ đông ngắn trong khi thủ tục chưa thuận tiện đối với người vay (87,7 % số hộ được hỏi).

Như vậy, có thể thấy vốn sản xuất chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vụ đông nói riêng.

4.1.3.5. Khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật nếu được khai thác đúng sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất vụ đông của các hộ ở Gia Lâm theo các chỉ tiêu: giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh... vẫn còn nhiều hạn chế. Những so sánh giữa mức đầu tư của các hộ với quy trình kỹ thuật đã nêu ở phần trên đã cho thấy những hạn chế này. Đặc biệt vai trò của các cơ quan nhà nước, HTX DVNN trong việc cung cấp thông tin KHKT phục vụ sản xuất còn mờ nhạt, các hộ chủ yếu sản xuất theo kinh nghỉệm.

Theo điều tra của đề tài có 85% số hộ có nhu cầu được cung cấp thông tin KHKT về sản xuất vụ đông với các hình thức như trong Bảng 4.16.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)