Điều kiện sảnxuất của các nhóm hộ năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66 - 68)

(tính bình quân 1 hộ) Chỉ tiêu ĐVT Hộ thu nhập khá Hộ thu nhập T.B Hộ thu nhập thấp 1.Đất đai

- Diện tích canh tác (*) sào 4,1 3,4 2,8

- DT có khả năng sản xuất vụ đông (**) sào 5,6 5,0 3,7

-Tỷ lệ (*)/(**) % 73,1 68,2 75,1

2. Lao động

- LĐ nông nghiệp lđ 3,0 3,2 2,3

- DT canh tác/LĐNN sào/lđ 1,8 1,9 1,9

3. Vốn bằng tiền tr.đ 6,1 2,3 0,7 Nguồn: Kết quả điều tra (2016) - Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất: Huyện Gia Lâm có diện tích trồng cây vụ động tương đối lớn tuy nhiên các điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động sản xuất của người dân khá đầy đủ nhưng công dụng lại vẫn còn hạn

chế. Như hệ thống kênh mương thì chỉ phục vụ được những mảnh ruộng trong đê, còn những mảnh ruộng ngoài đê đa phần là không sử dụng được. Bên cạnh việc sử dụng hệ thống kênh mương, để chủ động cho việc tưới rau của mình đa phần các hộ đều tự khoan giếng và xây bể chứa, nguồn nước từ ao hồ và nước sông đuống để thuận tiện hơn, số hộ khoan giếng và xây bể chiếm 83,4% số hộ điều tra.

4.1.2.2. Chi phí sản xuất cây vụ đông

Quá trình sản xuất cây vụ đông trải qua nhiều giai đoạn đầu tư với nhiều yếu tố chi phí khác nhau. Ớ đây đề tài chỉ phân tích những yếu tố mà theo nhận định là có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả và hiệu quả sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động. Đề tài không phân tích các yếu tố chi phí có tính chất định mức chung như làm đất, các khoản phí (thuỷ lợi phí, bảo vệ đồng ruộng) và không đề cập đến chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất vụ đông. a. Cây hành

Cây hành được đưa vào trồng đại trà ở Gia Lâm từ khá lâu, khoảng gần 20 năm nay nên trình độ thâm canh của các hộ khá cao và tương đối đồng đều . Do đó, kết quả điều tra cho thấy ở nhiều chỉ tiêu chi phí cho cây hành giữa các nhóm hộ tương đối đồng đều. Các loại phân bón vô cơ đều được sử dụng đủ cả đạm, lân, kali. Khối lượng phân bón vô cơ sử dụng trung bình giữa các nhóm hộ không có sự khác biệt thống kê (α=0,05). Tuy nhiên, lượng phân bón hữu cơ được sử dụng tại các hộ thu nhập thấp khoảng 3,8 kg/sào, cao hơn so với hộ thu nhập khá và trung bình. So sánh các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật trong trồng hành của các hộ điều tra đối với quy trình được khuyến cáo bởi phòng Nông nghiệp huyện Gia Lâm cho thấy ít có sự sai biệt về khối lượng giống và lượng phân bón vô cơ, điều này cho thấy sự thành thục trong canh tác loại cây này của các hộ gia đình do trồng nhiều năm.

Về công lao động: Nhóm hộ khá và kém đầu tư nhiều lao động hơn so với nhóm hộ trung bình, 1 sào hành nhóm hộ khá và kém đầu tư 21,4 ngày công, nhóm hộ trung bình là 20,5 ngày công. Nguyên nhân về sự khác biệt này là do nhóm hộ khá quan tâm hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm (phân loại sản phẩm, vận chuyển đến nơi tiêu thụ), còn nhóm hộ kém lại đầu tư nhiều lao động cho khâu làm cỏ thủ công do không sử dụng hoá chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)