Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016. - Thời gian của số liệu thu thập: Từ năm 2013 đến năm 2015.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Chọn địa bàn nghiên cứu 3.3.1. Chọn địa bàn nghiên cứu

* Lý do chọn địa bàn nghiên cứu

Huyện Gia Lâm có rất nhiều tiềm năng cho phát triển cây vụ đông như đất đai, lao động thị trường tiêu thụ…, tuy nhiên những tiền năng đó vẫn chưa khai thác đúng mức.

Vì vậy tôi chọn huyện Gia Lâm làm địa bàn nghiên cứu với mong muốn từ đây sẽ khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng vốn có của huyện góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong huyện.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu thứ cấp * Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu

Đề tài sử dụng các số liệu về kinh tế xã hội, số liệu về sản xuất cây vụ đông có liên quan trong các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm từ các năm 2013 đến 2015 và các công trình nghiên cứu về cây vụ đông đã công bố.

Nội dung thu thập : Thu thập các thông tin về:

- Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết

-Đặc điểm kinh tế - xã hội: tình hình dân số, lao động, đất đai, các ngành kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống văn hóa, giáo dục, tình hình phát triển vụ đông của huyện…

- Phương pháp thu thập: * Số liệu sơ cấp

- Nguồn số liệu : Điều tra hộ gia đình trồng cây vụ đông - Nội dung điều tra

+ Các số liệu về nguồn lực của hộ: Nhân khẩu, lao động Diện tích đất các loại

Tư liệu sản xuất chủ yếu Vốn và nhu cầu vay vốn

+ Các số liệu về tình hình sử dụng đất canh tác của hộ năm 2015 về loại đất, điều kiện tưới tiêu, công thức luân canh

+ Các số liệu về kết quả sản xuất cây vụ đông 2015: Khối lương sản phẩm giá trị sản xuất, giá bán sản phẩm vụ đông.

+ Các số liệu về chi phí cho cây vụ đông năm 2015

+ Nhóm các thông tin ý kiến của hộ về : tiêu thụ sản phẩm, những khó khăn trong quá trình sản xuất cây vụ đông…

- Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành điều tra hộ trên cơ sở phiếu điều tra có sẵn kết hợp với quan sát ngoài thực địa

* Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

Chúng tôi đã chọn 4 xã có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sản xuất đại diện cho vùng sinh thái các xã ven sông Hồng và sông Đuống, đây là các xã có đầy đủ các tính chất đại diện về tình hình sản xuất cây vụ đông của huyện như, điều kiện thời tiết, quy mô và tính đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất (Thủy lợi, cung ứng vất tư, thị trường...) gồm xã Đặng Xá, Lệ Chi, Cổ Bi và Văn Đức.

Căn cứ vào quy mô sản xuất cây vụ đông của các xã đề tài chọn nghiên cứu 4 xã mỗi xã với tổng số 120 phiếu. Số lượng phiếu được phân chia theo các khu vực như sau:

Bảng 3.5. Số lượng mẫu của các điểm điều tra Xã Tổng số hộ Hộ khá Hộ TB Hộ kém Xã Tổng số hộ Hộ khá Hộ TB Hộ kém Văn Đức 33 12 12 9 Lệ Chi 27 7 11 9 Đặng Xá 33 13 11 9 Cổ Bi 27 9 12 6 Tổng 120 41 46 33 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Công cụ xử lý : Sau khi thu thập những thông tin cần thiết, ngoài việc xử lý, tính toán bằng tay, chúng tôi mã hóa và xử lý số liệu trên chương trình Excel;

- Chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân;

- Kiểm định: Kiểm đinh phương sai ANOVA test theo dãy giá trị của Duncan, mức ý nghĩa 95%.

3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông, đề tài sử dụng phân tổ thống kê là phương pháp phân tích chính.

* Phương pháp thống kê mô tả

Dùng để mô tả đặc điểm chung của dịa bàn nghiên cứu, đặc điểm các hộ và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.

Dùng để so sánh các chỉ tiêu chung, chỉ tiêu kết quả, chi phí, hiệu quả cây vụ đông. * Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp này được dùng trong việc thu thập, lựa chọn các tài liệu nghiên cứu về sản xuất cây vụ đông. Thông qua phương pháp này tôi tiến hành lựa chọn và kế thừa, tìm ra những vấn đề phù hợp với điều kiện phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp chuyên gia chuyên khảo còn được dùng để tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, người dân trồng cây vụ đông, các hộ kinh doanh cây vụ đông...Các ý kiến này cùng với các thôn tin, số liệu đã thu thập được là cơ sở để đánh giá tình hình sản xuất và các vấn đề còn hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất cây vụ đông. Từ đó làm căn cứ để đưa ra các giải pháp.

* Phương pháp SWOT

Được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu , những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển sản xuất vụ đông của huyện những năm qua để đề xuất giải pháp phát triển trong thời gian tiếp theo.

3.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để nghiên cứu và phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất cây vụ đông để tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:

*Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển cây vụ đông - Diện tích đất canh tác có khả năng phát triển cây vụ đông;

- Diện tích trồng cây vụ đông/ diện tích đất canh tác có khả năng phát triển cây vụ đông;

- Diện tích các loại cây vụ đông; - Cơ cấu diện tích cây vụ đông.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh KQ và HQKT sản xuất cây vụ đông - Sản lượng cây vụ đông;

- Năng xuất cây vụ đông;

- Giá trị sản xuất (GO)/ đơn vị diện tích; - Giá trị gia tăng (V/A)/ đơn vị diện tích; - Thu nhập hỗn hợp (MI)/ đơn vị diện tích; - Giá trị gia tăng/ chi phí trung gian (IC); - Thu nhập hỗn hợp/ ngày công lao động; - Giá trị gia tăng/ kg sản phẩm cây vụ đông.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến cây vụ đông - Các yếu tố chi phí/đơn vị diện tích gồm: Chi phí trug gian; chi phí phân bón vô cơ, chi phí phân bón hữu cơ, chi phí lao động;

-Chi phí trung gian/kg sản phẩm vụ đông; - Mật độ cây trồng;

- Chênh lệch giá bán sản phẩm vụ đông ở thời điểm cao nhất và thời điểm thấp nhất;

- Tốc độ tăng giá một số vật tư chủ yếu; - Tốc độ tăng giá bán sản phẩm vụ đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)