Đặc điểm kinh tế, văn hó a xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hó a xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 km2, dân số 259.258 người (năm 2015), mật độ dân số trung bình là 2.259 người/km2, vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh khác trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%/năm.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về dân số, lao động xã hội huyện Gia Lâm (2013-2015)

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015

Tốc độ phát triển %

1 Tổng số nhân khẩu Người 239.170 243.957 248.991 102,03 a) Theo giới tính

- Nữ Người 123.681 124.190 126.673 101,20

- Nam Người 115.489 119.767 122.381 102,94

b) Theo khu vực

- Dân số thành thị Người 15.927 16.876 17.653 105,28 - Dân số nông thôn Người 106.152 106.988 107.759 100,75

2 Số hộ Hộ 56.186 57.405 59.222 102,67

3 Mật độ dân số Ng/km2 2.100 2.125 2.169 101,63 4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 14,09 13,13 12,97 95,94 5 Nhân khẩu 1000 người 21.948 22.775 23.815 104,17

6 Hộ NN 1000 hộ 2.235 2345 2232 100,05

7 LĐ 1000 người 4967 3595 3700 87,65

8 LĐ NN 1000 người 2759 1892 1897 84,42

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Gia Lâm (2015) Tổng số lao động năm 2015 là 174.040 người (Bảng 3.2). Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 139.232 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 61,04% năm 2013 xuống còn 45,20% năm 2015. Chất lượng lao động tương đối khá. Đến năm 2015, số lao động qua đào tạo là 62.814 người, chiếm 36,09% tổng nguồn lao động. Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển

giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm nhanh, từ 46.053 hộ (năm 2013) còn 45.238 hộ (năm 2015). Lao động nông nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành TMDV có chiều hướng tăng lên qua các năm. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện Gia Lâm

* Giao thông

Giao thông huyện Gia Lâm hiện có 586 km đường giao thông, trong đó đã trải nhựa hoặc bê tông hoá được 441,08 km(74%). Trong đó:

- Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 109 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 5 - 8m, mặt đường phổ biến 3,5 - 5m. Hiện tại đã trải nhựa hoặc đổ bê tông được 87,99 km (80,7%).

- Đường trục thôn, liên thôn có tổng chiều dài 198 km, đã nhựa hoá, bê tông hoá 156,24 km (78,9%).

- Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 200 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 2,5 - 4m, chiều rộng mặt đường phổ biến từ 2,5 - 3m. Hiện tại đã bê tông hoá được 143,31 km (72,6%).

- Đường trục chính nội đồng có 299,84 km, đã cứng hoá 11,55 km (3,85%). Trong đó 9,48 km còn tốt(82,07%), 2,07 km xuống cấp (17,93%), 288,29 km là đường đất (96,15%).

* Thuỷ lợi

Gia Lâm hiện có 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5 ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023 ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%).

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ Km 89,1 1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn, đường xóm,

liên xóm Km 507 1.3 - Đường thủy Km 20,3 1.4 - Cầu Cái 11 1.5 - Phà Cái 02 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 359,9 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ

4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 23

4.2 Số chợ trong toàn huyện Cái 22

5 Công trình phúc lợi

5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 22

5.2 Trường cấp I, II, III Trường 50

5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trung tâm 02

5.4 Điểm văn hóa xã Điểm 02

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Gia Lâm(2015) * Điện

Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có 155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm

Hộ gia đình là hình thức phổ biến ở Gia Lâm. Toàn huyện có 45.238 hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 1,74 lao động. Trong những năm qua, kinh tế hộ nông dân đang từng bước phát triển theo hướng mở rộng quy mô nhưng đa số vẫn là sản xuất nhỏ lẻ. Cùng với đó là kinh tế trang trại đang từng bước phát triển, toàn huyện có 188 hộ nông dân sản xuất theo mô hình trang trại chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và thuỷ sản. Toàn huyện có 20 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và chỉ có 1 HTXDVNN sản xuất nông nghiệp. Các HTXDVNN đều hoạt động có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâmgiai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%) SL (Tỷđ) Cơ cấu (%) SL (Tỷđ) Cơ cấu (%) SL (Tỷ đ) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị SX 1.643,93 100,00 1.867,83 100,00 2.087,60 100,00 113,62 111,77 112,69 1, Ngành nông nghiệp 259,90 15,81 265,85 14,23 270,10 12,94 102,29 101,60 101,94 + Trồng trọt 123,71 47,60 129,73 48,80 129,90 48,09 104,87 100,13 102,47 + Chăn nuôi 122,60 47,17 121,40 45,67 124,80 46,21 99,02 102,80 100,89 + Thủy sản 8,80 3,39 9,40 3,54 9,90 3,67 106,82 105,32 106,07 + Lâm nghiệp - DVNN 4,79 1,84 5,32 2,00 5,50 2,04 111,05 103,42 107,17 2, Ngành CN - XD - TTCN 926,03 56,33 1.063,32 56,93 1.188,60 56,94 114,83 111,78 113,29 3, Ngành TM - DV 458,00 27,86 538,66 28,84 628,90 30,13 117,61 116,75 117,18

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gia Lâm(2015)

Qua Bảng 3.4 ta thấy rằng, GTSX của tổng thể các ngành kinh tế nói chung qua các năm 2013 - 2015 cơ bản là tăng. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành CN-TTCN và TMDV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Từ số liệu của bảng ta thấy, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có sự thay đổi không đồng đều giữa 3 năm, năm 2013 là 15,82 %, năm 2014 là 14,25 %, năm 2015 là 15,33 %. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa ở đây đã phát triển.

Ngành TTCN - XDCB có tốc độ tăng khá mạnh, tính bình quân tăng 10,96%. Tỷ trọng GTSX của khu vực này tăng từ 56,32% (năm 2013) lên 56,93% (năm 2014), và đạt 54,54 % (năm 2015). Sự phát triển này chủ yếu là bắt nguồn từ việc khai thác các ngành tiểu thủ công nghiệp, với sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

Ngành thương mại - dịch vụ có sức phát triển mạnh mẽ nhất, trong giai đoạn 2013 - 2015 là 17,10%. Tỷ trọng GTSX gia tăng từ 27,86% (năm 2013) lên 30,13% (năm 2015). Ngành thương mại - dịch vụ phát triển là bước đệm quan trọng cho kinh tế của huyện phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)