Giá trị sảnxuất vụ đông huyện Gia Lâmgiai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 65 - 66)

(theo giá cố định 2010) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐ tăng BQ '13- ’15 (%) 1 - Tổng giá trị sản xuất vụ đông tỷ đồng 58,2 60,2 69,2 4,4 2- Giá trị sản xuất vụ đông bình

quân 1 ha triệu đồng 18,6 20,2 21,5 3,7

3 - Tỷ trọng GTSX vụ đông trong

ngành trồng trọt % 34,5 34,4 38,9 -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Lâm(2015) Do vậy giá trị sản xuất vụ đông chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt của huyện. Năm 2013 giá trị sản xuất vụ đông chiếm 34,5%, năm 2014 là 34,4% và năm 2015 tăng lên chiếm 38,9% giá trị sảnxuất ngành trồng trọt. 4.1.2. Điều kiện và đầu tư sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm

Như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, điều kiện sản xuất và mức đầu tư cho sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm được đánh giá dựa trên kết quả điều tra 120 hộ gia đình tại 4 xã Văn Đức, Lệ Chi, Cổ Bi và Đặng Xá.

4.1.2.1. Điều kiện sản xuất

Điều kiện sản xuất như quy mô về đất đai, số lượng lao động, số vốn và kỹ thuật canh tác... có tác động quan trọng đến phát triển sản xuất vụ đông, qua đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất vụ đông.

- Đất đai: Kết quả điều tra tại 120 hộ gia đình cho thấy diện tích đất sản xuất cây vụ đông tại các hộ gia đình dao động trong khoảng từ 1,4 đến 8 sào, trung bình 3,6 sào/hộ. Quy mô đất sản xuất của nhóm hộ có thu nhập khá từ 2,2 đến 8 sào, trung bình 4,14 sào/hộ; nhóm hộ thu nhập trung bình từ 2 đến 6,5 sào, trung bình 3,4 sào/hộ. Diện tích sản xuất vụ đông của nhóm hộ thu nhập khá và trung bình cao hơn nhóm hộ thu nhập thấp (có ý nghĩa thống kê ở mức α=0,05), do nhóm hộ kém

thường là những hộ neo đơn, ít nhân khẩu. Bình quân 1 hộ thu nhập thấp chỉ có diện tích cây vụ đông khoảng 2,8 sào, con số này cũng thấp hơn diện tích bình quân chung của tất cả các hộ được nghiên cứu.

- Lao động: Trong năm gần đây huyện Gia Lâm đã có nhiều chính sách chuyển đổi lao động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp, do đó lực lượng lao động tham gia sản xuất cây vụ đông cũng giảm (trung bình 2,3 người SXNN/hộ).Tuy nhiên với quy mô đất canh tác không lớn, lực lượng lao động hiện nay của các hộ vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vụ đông nói riêng. Bình quân mỗi lao động nông nghiệp có gần 1,8 sào đất canh tác.

- Vốn: Do đầu tư sản xuất các loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao, đồng thời đem lại lợi nhuận lớn nên quy mô về vốn bằng tiền của nhóm thu nhập hộ khá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ kém (α=0,05). Số vốn sản xuất bình quân đối với hộ khá khoảng 6,1 triệu đồng/hộ, gấp 2,7 lần hộ trung bình và 8,7 lần hộ thu nhập thấp.Mặc dù vốn lưu động được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng rõ ràng với ưu thế có quy mô vốn lớn, nhóm hộ khá có điều kiện thuận lợi hơn trong mở rộng, phát triển sản xuất vụ đông so với các nhóm hộ còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)