Định hướng và mục tiêu phát triển sảnxuất vụ đông huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sảnxuất cây vụ đông

4.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển sảnxuất vụ đông huyện Gia Lâm

hiệu quả kinh tế làm thước đo đánh giá. Tiền để cơ bản cho sự phát triển là thị trường tiêu thụ, trong đó chú trọng giữ vững các thị trường truyền thống và chủ động mở rộng thị trường mới mà huyện có thế mạnh.

- Phát triển sản xuất vụ đồng của huyện Gia Lâm cần dựa trên cơ sở phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh và khắc phục có hiệu quả những khó khăn hạn chế. Cụ thể là từng bước đưa hết diện tích đất canh tác có khả năng vụ đông chưa được sử dụng vào sản xuất; tăng cường đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất cây trồng. Đây được xác định là động lực quan trọng để tạo ra sự đột phá trong quá trình phát triển.

- Sản xuất vụ đông của huyện Gia Lâm cần được khuyến khích phát triển theo hướng mở rộng diện tích những cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao mà huyện có nhiều lợi thế.

Các mục tiêu phát triển chủ yếu đến 2020 như sau (Bảng 4.19):

+ Đưa 90% diện tích đất canh tác có khả năng phát triển vụ đông vào sử dụng. Tổng diện tích cây vụ đông của huyện đạt 4.500 ha.

+ Các cây vụ đông giá trị kinh tế cao: hành, cà chua, bí xanh chiếm 84% cơ cấu diện tích.

Bảng 4.19. Mục tiêu phát triển cây vụ đông huyện Gia Lâm đến 2020

Chỉ tiêu Diên tích Năng suất Thu nhập Ha Cơ cấu (%) (tạ/ha) (triệu đ/ha)

- Cây hành 1.100 20,0 150 22

- Cà chua 1.000 22,2 343 33

- Bí xanh 1.000 22,2 347 20

Nguồn: Kế hoạch sản xuất cây vụ đông huyện đến năm 2020 4.2.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm

Trên cơ sở đánh giá về thực trạng những năm vừa qua, để sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm phát triển mạnh mẽ hơn nữa cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

4.2.2.1. Thay đổi nhận thức của các hộ về sản xuất vụ đông

Như đánh giá ở phần hiện trạng, sản xuất vụ đông chiếm tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu thu nhập từ trồng trọt của các hộ nhưng thực tế vẫn còn nhiều hộ chưa nhận thức hết vấn đề này. Do đó vụ đông vẫn chưa nhận được sự đầu tư thoả đáng của các hộ. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này theo chúng tôi là cần phát huy vai trò tập hợp của các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... để lồng ghép nội dung phát triển sản xuất vụ đông của gia đình hội viên vào các phong trào hoạt động và trong sinh hoạt của các tổ chức Hội.

Ngoài việc tuyên truyền vận động các hội viên phát triển sản xuất vụ đông, mỗi tổ chức Hội cơ sở cần xây dựng một mô hình mẫu để các hội viên học tập, trao đổi kinh nghiệm - đó cũng là minh chứng cụ thể nhất, hiệu quả nhất tác động và làm chuyển biến nhận thức của các hội viên.

4.2.2.2. Tăng cường áp dụng KHKT trong sản xuất vụ đông

1)Tổ chức đưa thông tin KHKT đến các hộ dân

Để đưa nhanh các thông tin KHKT về sản xuất vụ đông đến các hộ nông dân, trước mỗi vụ sản xuất các HTX DVNN nên phối hợp với các Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân. Với các tổ chức đoàn thể, việc phổ biến KHKT cần được xem như nhiệm vụ hướng đẫn hội viên của mình phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra theo chúng tôi khai thác hệ thống truyền thanh cơ sở cũng là một giải pháp tốt để tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học cho nông dân.

Chúng tôi đề xuất mục tiêu và giải pháp đưa thông tin KHKT sản xuất vụ đông đến các hộ như sau (Bảng 4.20);

Bảng 4.20. Tổ chức chuyển giao KHKT sản xuất vụ đông năm 2016

Hình thức Số lượng Tổ chức thực hiện Thời gian tổ chức - Tổ chức lớp tập huấn - Mỗi xã tổ chức ít nhất 2- 4 lớp, mỗi lớp 70-120 người tham gia. - HTX DVNN phôi hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ mỗi Hội tổ chức ít nhất 1-2 lớp

- Trước thời vụ gieo trồng.

- Phổ biến trong sinh hoạt chi hội

- Phổ biến cho các hội viên trong sinh hoạt chi hội định kỳ hàng tháng.

- Các chi hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên các thôn, xóm.

- Trong các buổi sinh hoạt định kỳ trong thời gian vụ đông.

- Phát trên hộ thống truyền

thanh

- Mỗi xã phát ít nhất 3-5 tin trước mỗi thời điểm chính trong vụ đông.

- Đài phát thanh huyện, Đài truyền thanh các xã.

- Trước các thời điểm chính trong vụ đông: gieo trồng, chăm bón, bảo vệ, thu hoạch.

- Xây dựngđiểm trình diễn sản xuất - Mỗi xã xây đựng ít nhất 2- 3 điểm trình diẽn là các hộ sản xuất điển hình, mỗi điểm một loại cây trồng.

- Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh các xã.

- Trong thời gian sản xuất vụ đông.

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm (2016) Trong đó: - Tổ chức cung cấp thông tin là Phòng NN và PTNT huyện

Giảng viên của Phòng NN và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Hội Nông dân huyện.

2) Quy trình kỹ thuật thâm canh cây vụ đông

Chúng tôi xin đề xuất và giới thiệu quy trình thâm canh cây hành, cà chua và bí xanh trong sản xuất vụ đông. Những quy trình này theo chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm.

Sổ tay người trồng rau của GS. Đường Hồng Dật - NXB Hà Nội.

Kỹ thuật trồng cà chua của PGS.TS Trần Khắc Thi và TS Mai Thị Phương Anh _ NXB Nghệ An.

4.2.2.3. Giải pháp về vốn

Hiện nay nguồn cung về vốn ở huyện Gia Lâm khá đa dạng, trên địa bàn huyện có 3 ngân hàng đang hoạt động. Tuy nhiên khó khăn chủ yếu trong vay vốn hiện nay là vấn đề thủ tục. Do nhu cầu vốn cho vụ đông của mỗi hộ không nhiều lại

chỉ trong thời gian ngắn từ 3 đến 4 tháng. Mặt khác bản thân chính sách cho Vay đối với khu vực nông thôn của các ngân hàng hiện nay chưa thực sự thông thoáng và thuận tiện cho cho các hộ có nhu cầu vay như thủ tục cồn phức tạp, thời gian chờ đợi lâu, đi lại nhiều....Những nguyên nhân trên đã tạo tằm lý ngại giao dịch với ngân hàng của các hộ dân. Để các hộ sản xuất vụ đông tiếp cận được với vốn vay và sử dụng vốn có hiệu quả theo chúng tôi nên mở rộng hình thức cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể ở nông thôn.

-Các tổ chức này cần chủ động tập hợp, liên kết những hội viên có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn hội viên thủ tục, liên hệ với ngân hàng tổ chức giải ngân, thu tiền gốc ngay tại địa phương và đại diện thu tiền lãi hàng tháng của các hội viên khi đến hạn. Như vậy sẽ giảm bớt được thủ tục cho các hộ cần vay vốn, tạo thuận lợi cho các hộ không phải đi lại nhiều lần trong quá trình vay.

-Các tổ chức này cũng sẽ có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn các hộ gia đình hội viên sử dụng vốn vay thông qua hướng dẫn cho các hộ kỹ thuật sản xuất vụ đông như đã nêu ở phần trên.

Qua khảo sát và căn cứ mục tiêu phát triển chúng tôi dự kiến nhu cầu vốn sản xuất vụ đồng của huyện như sau (Bảng 4.21):

Bảng 4.21. Dự kiến nhu cầu vốn sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm đến 2020 ĐVT: triệu đồng ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

- Nhu cầu vốn phát triển vụ đông 29.500 32.000 36.800 40.100 42.700 - Nhu cầu vốn vay 18.000 18.700 19.500 20.000 21.000

Nguồn: Kế hoạch dự kiến sản xuất vụ đông của huyện Gia Lâm đến năm 2020 - Nguồn cho vay ở huyện Gia Lâm khá đa dạng và đủ khả năng giải quyết nhu cầu vốn vay của các hộ, hiện trên địa bàn huyện có các tổ chức tín dụng chính thống có chương trình cho vay phát triển nông nghiệp là ngân hàng NN và PTNT, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Chính sách xã hội và 02 quỹ tín dụng nhân dân.

4.2.2.4. Giải pháp thị trường

Trong điều kiện sản xuất hàng hoá hiện nay, vấn đề được các hộ quan tâm nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm vụ đông cho các hộ theo chúng tôi cần quan tâm một số vấn đề sau:

(1)Xây dựng mạng lưới chợ bán buôn, bán lẻ.

- Hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm đang triển khai xây dựng chợ đầu mối chuyên doanh rau quả của khu vực đồng bằng sông Hồng. Đây là chợ bán buôn rau quả có quy mô lớn nhất ở miền bắc, ngoài hệ thống sàn giao dịch chợ còn có hệ thống kho thường, kho mát có thể cất trữ, bảo quản gần 400 tấn nông sản. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là UBND TP Hà Nội cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện đến nông dân đưa sản phẩm tham gia giao dịch tại chợ.

a. Tổ chức cung cấp thông tin thị trường

Để thông tin thị trường đến với người sản xuất một cách nhanh chóng, chính xác, chính quyền các cấp cần nghiên cứu xây dựng hệ thống cung cấp thông tin từ trung ương đến các địa phương. Ngoài ra cần phải có đội ngũ chuyên gia có khả năng nắm bắt dự báo thị trường để các hộ dân chủ động hơn trong sản xuất và giảm thiểu được những rủi ro về giá khi tham gia thị trường. Một số thị trường tiêu thụ mà các hộ sản xuất vụ đông ởGia Lâm cần quan tâm trong những năm tới như sau:

Bảng 4.22. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vụ đông huyện Gia Lâm

Năm Sản phẩm Thị trường tiêu thụ chính

2016

- Hành củ - Các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện. - Bí xanh, cà

chua, ngô, rau các loại...

-Thị trường truyền thống Chợ đầu mối Long Biên và các khu công nghiệp ở Bắc Ninh

-Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện.

2017-2020

- Hành củ Các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện.

- Bí xanh, cà chua, ngô, rau các loại...

-Các thị trường truyền thống kể trên.

- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện.

-Tham gia giao dịch tại chợ đầu mối chuyên doanh rau quả vùng đồng bằng sông Hồng trên địa bàn huyện.

Nguồn: Kế hoạch tiêu thụ sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm đến năm 2020 (2)Hình thành các tổ chứctiêu thụ

Các HTX tiêu thụ, các tổ hợp tác tiêu thụ đảm nhận hoạt động thu gom, hoàn thiện đóng gói sản phẩm sau đó bán cho các tư thương mua buôn hoặc vận chuyển đến các thị trường bán buôn ở các trung tâm tiêu thụ lớn. Nếu có điều kiện có thể tổ chức dự trữ, bảo quản sản phẩm.

Việc hình thành các tổ chức tiêu thụ một mặt làm giảm sự cạnh tranh không cần thiết gỉữa người sản xuất, mặt khác sẽ tăng cường sức mạnh để tăng khả năng thành công trong đàm phán bán hàng' nhờ lợi thế có quy mô sản phẩm lớn.

Trong điều kiện hiện nay các HTX DVNN của các xã trong huyện nên đầu tư xây dựng nhà kho, phương tiện bốc dỡ vận chuyển để mở rộng thêm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

Các hộ sản xuất có thể thành lập HTX chuyên tiêu thụ hoặc tổ hợp tác thiêu thụ sản phẩm

Ngoài ra, trong tổ chức tiêu thụ các HTX, các hộ nên quan tâm xây dựng nhãn mác sản phẩm tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng khi mua các sản phẩm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

1. Những lý luận và thực tiễn về phát triển cây vụ đông hiện nay đã chúng tỏ sản xuất cây vụ đông góp phần quan trọng để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

2. Diện tích sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm đang có xu hướng thu hẹp về mặt diện tích (giảm 78,6 ha trong năm 2013-2015). Về cơ cấu gieo trồng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (ngô) và diện tích cây rau đậu, hoa cây cảnh chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90%). Về phân bố diện tích gieo trồng, các xã xã Văn Đức, Lệ Chi và Phù Đổng có diện tích bình quân trên 200ha, tổng diện tích cây vụ đông chiếm 41,9% toàn huyện. Về năng suất, hầu hết các loại cây trồng đều có năng suất tăng trong giai đoạn 2013-2015, giúp huyện duy trì sản lượng nông sản mặc dù diện tích kinh tác giảm. Do vậy giá trị sản xuất vụ đông chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt của huyện. Năm 2013 giá trị sản xuất vụ đông chiếm 34,5%, năm 2014 là 34,4% và năm 2015 tăng lên chiếm 38,9% giá trị sảnxuất ngành trồng trọt.

3. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển cây vụ đông huyện Gia Lâm bao gồm: quy mô các yếu tố đầu vào của sản xuất vụ đông: đất đai, phân bón, lao động càng lớn thì hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông càng cao (ngoại trừ đầu tư phân vô cư cho cây hành); thị trường tiêu thụ ổn định và có thể mở rộng trong những năm tới, tình trạng đất nông nghiệp manh mún đã được xoá bỏ nhờ thực hiện chính sách dồn ô đổi thửa, năng suất cây trồng còn có khả năng tăng mạnh nếu được đầu tư thâm canh đúng mức là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sản xuất vụ đông. Tình trạng thiếu vốn sản xuất, thiếu thông tin KHKT trong sản xuất cùng với những nhận thức chưa đúng đắn về sản xuất vụ đông của nhiều hộ đang là những cản trở lớn trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, thiếu nước sản xuất và chất lượng nguồn nước kém đang là vấn đề cản trở sản xuất cây vụ đông trên nhiều xã của huyện Gia Lâm.

4. Trên cơ sở thực trạng, phương hướng và mục tiêu phát triển cây vụ đông của huyện Gia Lâm, đề tài đã đề xuất một số giải pháp về vốn, tăng cường áp dụng KHKT, thị trường tiêu thụ và giải pháp tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức

của các hộ về sản xuất vụ đống nhằm đạt được mục tiêu đưa 90% diện tích có khả năng sản xuất vụ đông vào sử dụng, nâng cao thu nhập/ 1 sào vụ đông đạt 25 triệu đồng. Trong các giải pháp, các tổ chức xã hội trong nông thôn luôn được nhấn mạnh với vai trò là cầu nối giữa nồng dân với tiến bộ KHKT, là hạt nhân liên kết các hộ trong việc vay vốn và hướng dẫn hội viên sử dụng vốn có hiệu quả.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để sản xuất vụ đông phát triển ổn định và góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:

 Với Nhà nước

- Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá một số vật tư nông nghiệp chủ yếu như đạm, lân, kali để giảm giá thành sản xuất của các hộ nông dân.

- Để giải quyết nhu cầu vốn của nông dân ngoài việc đưa tín dụng về nông thôn như đã làm hiện nay Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng trên cơ sở phát huy nội lực, tiềm năng của chính khu vực nông thôn.

 Với các cấp chính quyền huyện Gia Lâm

Chính quyền huyện và các xã, thị trấn cần quan tâm hơn nữa đến sản xuất vụ đông của địa phương bằng các hoạt động cụ thể như chỉ đạo thống nhất các ngành, đoàn thể trong chuyển giao KHKT vào sản xuất, tăng cường quản lý các dịch vụ đầu vào của sản xuất, nhất là khâu giống. Chính quyền huyện cần có biện pháp khuyến khích hỗ trợ nghề chế biến nông sản trên địa bàn, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất vụ đông của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)