Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sảnxuất vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 75 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển cây vụ đông huyện gia lâm

4.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sảnxuất vụ đông

4.1.3.1. Điều kiện tự nhiên và khí tượng

Nông nghiệp là ngành chịu rủi ro rất lớn và năng suất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều và điều kiện thời tiết như hạn hán, mưa bão, sâu bệnh hại... sản xuất rau cũng không phải ngoại lệ. Những năm gần đây ở địa bàn huyện Gia Lâm do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết có sự thay đổi khá nhiều, mùa đông thường đến muốn hơn và khi vào chính mùa thì nhiệt độ thường xuống rất thấp điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây vụ đông. Ngược lại khi cuối mùa vụ khí hậu ẩm ướt, độ ẩm lên cao nên sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với việc sản xuất rau.

4.1.3.2. Tiêu thụ sản phẩm vụ đông

a. Thị trường tiêu thụ

-Một trong những lợi thế của sản xuất vụ đông Gia Lâm là có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá lớn và ổn định từ nhiều năm nay. Do có nhu cầu cao về nông sản phục vụ lao động khu công nghiệp ở Bắc Ninh và chợ đầu mối Long Biên hiện là thị trường tiêu thụ lớn nhất về các sản phẩm rau, củ, quả của huyện. Với đội ngũ thương lái đông đảo, nhiều điểm thu gom và mối quan hệ truyền thống với các trung tâm phân phối nông sản ở chợ đầu mối, chắc chắn trong nhiều năm tới đây vẫn là thị trường đầy hứa hẹn của sản phẩm vụ đông huyện Gia Lâm.

-Đối với cây hành thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều thuận lợi hơn do được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều cơ sở chế biến nông sản ngay trên địa bàn huyện và Bắc Ninh. Hiện nay huyện gia Lâm có 16 cơ sở chế biến nông sản quy mô các loại và tập trung chủ yếu ở xã Văn Đức. Các cơ sở này sử dụng nhiều loại nông sản như gừng, riềng, bí đỏ, hành củ làm nguyên liệu chế biến, riêng đối với hành củ nhu cầu hàng năm của các cơ sở này khoảng 20 nghìn tấn. Do sản lượng hành củ của huyện hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chế biên nên các cơ sở này còn phải thu mua nguyên liệu ởnhiều địa phương khác.

Trong những năm tới, theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, nhu cầu về hành củ làm nguyên liệu chế biến sẽ tiếp tục tầng, dự báo đến năm 2020 là 27.000 tấn (Bảng 4.12). Rõ ràng trong sản xuất vụ đông đây là một lợi thế mà không phải địa phương nào cũng có.

Bảng 4.12. Dự kiến khối lượng nông sản làm nguyên liệu chế biến2015-2020 của huyện Gia Lâm

ĐVT: Tấn Sản phẩm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự tính năm 2020 - Riềng, gừng 1550 1872 1996 2500 - Bí đỏ 2345 2567 2844 4000 - Hành 16873 17718 19425 27000

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Gia Lâm(2016) - Ngoài ra theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộithành phố Hà Nội đến năm 2020, trên địa bàn huyện Gia Lâm có một số dự án được triển khai như:

+ Dự án xây dựng chợ đầu mối chuy Hồng với diện tích quy hoạch l

250 tấn, hệ thống kho mát có khả năng bảo quản 125 tấn rau quả. Dự kiến giai đoạn 1 của dự án sẽ hoạt động v

Đây sẽ là những nhân tố mới góp phần mở rộng thị tr mà huyện Gia Lâm cần chủ động phát huy.

b. Hình thức tiêu thụ, k

Hiện nay nông dân Gia Lâm ti tiêu thụ trực tiếp và tiêu th

nhược điểm nhất định. Ti

gián tiếp lại phù hợp với những hộ thiếu sức lao động. Ở Gia Lâm tiêu th

cho các cơ sở chế biến hoặc cho ng

tiếp tức là các hộ bán sản phẩm cho các đối t bán buôn, người bán lẻ (

Hình 4.1

Tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp với sản phẩm h khác, do trên địa bàn huy

nguyên liệu nên một số hộ có điều kiện tự v

ự án xây dựng chợ đầu mối chuyên doanh rau quả v

ồng với diện tích quy hoạch là 6,1 ha, có các sàn giao dịch đấu giá, kho th ấn, hệ thống kho mát có khả năng bảo quản 125 tấn rau quả. Dự kiến giai đoạn

ạt động vào quý III năm 2016.

ững nhân tố mới góp phần mở rộng thị trường ti ện Gia Lâm cần chủ động phát huy.

ụ, kênh tiêu thụ

ện nay nông dân Gia Lâm tiêu thụ sản phẩm vụ đông d à tiêu thụ gián tiếp. Mỗi hình thức tiêu th

ợc điểm nhất định. Tiêu thụ trực tiếp có lợi ở chỗ được giá cao trong khi ti ợp với những hộ thiếu sức lao động.

êu thụ sản phẩm vụ đông trực tiếp tức là các h ở chế biến hoặc cho người tiêu đùng cuối cùng. Hình th

ộ bán sản phẩm cho các đối tượng trung gian: ng ời bán lẻ (Hình 4.10).

4.10. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm hành

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) ụ trực tiếp với sản phẩm hành cao hơn so v

àn huyện có nhiều cơ sở chế biến nông sản sử dụng h ột số hộ có điều kiện tự vận chuyển đi tiêu th

ả vùng đồng bằng sông ịch đấu giá, kho thường ấn, hệ thống kho mát có khả năng bảo quản 125 tấn rau quả. Dự kiến giai đoạn ờng tiêu thụ nông sản

ụ sản phẩm vụ đông dưới 2 hình thức: êu thụ đều có những ưu ợc giá cao trong khi tiêu thụ à các hộ bán sản phẩm ùng. Hình thức tiêu thụ gián ợng trung gian: người thu gom, người

hành củ

ồn: Kết quả điều tra (2016) ành cao hơn so với các cây vụ đông ở chế biến nông sản sử dụng hành làm êu thụ. Có tới 29,0%

khối lượng sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp cho các cơ sở chế biến 39,2% tiêu thụ cho người bán buôn và 31,8% sản phẩm được tiêu thụ cho các đối tượng thu gom.

Khi phân tổ theo hình thức tiêu thụ sản phẩm cũng cho kết quả hành được tiêu thụ theo hình thức trực tiếp có giá bán cao hơn hình thức tiêu thụ gián tiếp nên thu nhập trên sào hành ở những hộ bán sản phẩm trực tiếp cũng cao hơn do vậy các hộ nên đầu tư thêm lao động cho khâu tiêu thụ để nâng cao thu nhập.

4.1.3.3. Giá sản phẩm vụ đông và giá vật tư đầu vào

Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, giá bán sản phẩm vụ đông luôn biến đông mạnh giữa các thời điểm trong năm. (Bảng 4.13).

Bảng 4.13. Chênh lệch giữa giá bán buôn thấp nhất và cao nhất của sản phẩm vụ đông năm 2015 Sản phẩm ĐVT Giá thấp nhất (1000 đ/ĐVT) Giá cao nhất (1000 đ/ĐVT) Chênh lệch (lần) Hành Kg 17,5 20 1,14 Tỏi Kg 33 40 1,2 Cà chua Kg 10 17 1,7 Đỗ tương Kg 12 15 1,25 Ngô Bắp 2,5 4 1,6 Su hào Củ 3,3 4,5 1,36 Rau mùng tơi Bó 4 5 1,25 Rau cải Bó 3 6 2,0 Rau bí Ngọn 1 2,5 2,5

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm(2015) Biến động giá vật tư đầu vào, đầu ra của sản xuất vụ đông những năm gần đây diễn ra theo xu hướng gây bất lợi cho người sản xuất. Giá vật tư nông nghiệp chủ yếu có xu hướng tăng còn giá sản phẩm vụ đông rất mất ổn định và có xu hướng giảm. Trong 5 năm từ 2011 đến 2015 giá bán lẻ vật tư nông nghiệp luôn tăng đều qua các năm, giá đạm tảng bình quân 14,6%/năm, giá kali 13,1%. Giá vật tư đầu vào tăng làm tăng giá thành sản xuất (Bảng 4.14).

Bảng 4.14. Giá một số vật tư nông nghiệp và giá sản phẩm vụ đông chủ yếuĐVT: đ/kg ĐVT: đ/kg Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Đạm 3.800 4.200 5.300 6.100 7.000 NPK 2.900 3.500 4.000 4.200 4.600 Kali 2.095 2.216 2.246 2.056 3.434 Giá hành củ 49.000 49.000 58.000 60.000 60.000 Giá bắp cải 107.000 110.000 113.000 122.000 120.000 Giá ngô tẻ - - 260.000 267.000 270.000 Giá ngô nếp - - 463.000 465.000 470.000

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm(2015) Nghiên cứu cho thấy chi phí phân bón vô cơ chiếm tới 30% giá thành 1 kg hành và 25% giá thành 1 kg bí xanh. Trong khi đó giá sản phẩm vụ đông rất mất ổn định, tính bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015: hành củ tăng 3,7% và bí xanh tăng 7,6% trong khi giá cà chua giảm 4,6%.

Chi phí sản xuất tăng trong khi giá bán sản phẩm tăng không lương xứng làm thực lãi của cây vụ đông giảm. Thực tế trên đã hạn chế rất nhiều khả năng đầu tư phát triển sản xuất của các hộ.

4.1.3.4. Vốn sản xuất

Bên cạnh những khó khăn, hạn chế đã phân tích ở trên, một yếu tố khác cũng gây cản trở tới phát triển sản xuất vụ đông ở Gia Lâm đó là tình trạng thiếu vốn sản xuất của các hộ.

Điều tra cho thấy, hiện nay số hộ thiếu vốn và có nhu cầu vay vốn phát triển vụ đông ở Gia Lâm còn khá cao, bình quân chung còn 37,5% hộ thiếu vốn và 45,8% hộ có nhu cầu vay vốn (Bảng 4.15).

Bảng 4.15. Nhu cầu vay vốnphát triển sản xuất vụ đông của các hộ nông dân năm 2015

Dỉễn giải ĐVT Số lượng

- Số hộ thiếu vốn % 37,5

- Số hộ có nhu cầu vay vốn % 45,8

- Mức cần vay cho sản xuất vụ đông

+ Mức cao nhất triệu đ/hộ 3,5

+ Mức trung bình triệu đ/hộ 2,3

+ Mức thấp nhất triệu đ/hộ 1,0

Hộ có nhu cầu vay nhiều nhất là 3,5 triệu đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng. Tuy nhiên, theo ý kiến của các hộ thì có một số nguyên nhân cản trở việc tiếp cận với nguồn vay chính thống là số lượng vốn vay không nhiều, thời gian sản xuất vụ đông ngắn trong khi thủ tục chưa thuận tiện đối với người vay (87,7 % số hộ được hỏi).

Như vậy, có thể thấy vốn sản xuất chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vụ đông nói riêng.

4.1.3.5. Khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật nếu được khai thác đúng sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất vụ đông của các hộ ở Gia Lâm theo các chỉ tiêu: giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh... vẫn còn nhiều hạn chế. Những so sánh giữa mức đầu tư của các hộ với quy trình kỹ thuật đã nêu ở phần trên đã cho thấy những hạn chế này. Đặc biệt vai trò của các cơ quan nhà nước, HTX DVNN trong việc cung cấp thông tin KHKT phục vụ sản xuất còn mờ nhạt, các hộ chủ yếu sản xuất theo kinh nghỉệm.

Theo điều tra của đề tài có 85% số hộ có nhu cầu được cung cấp thông tin KHKT về sản xuất vụ đông với các hình thức như trong Bảng 4.16.

Bảng 4.16. Nhu cầu các hình thức chuyển giao KHKTsản xuất vụ đông

Hình thức chuyển giao thông tin KHKT sản xuất vụ đông

Tỷ lệ các hộ ưa thích (%)

- Tổ chức lớp tập huấn 33,3

- Phổ biến trong sinh hoạt chi hội 11,4

- Phát trên hệ thống truyền thanh 26,5

- Xây dựng điểm trình diễn sản xuất 9,0

- Các hình thức phối hợp 19,8

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) Như vậy, để sản xuất vụ đông của huyện phát triển mạnh hơn nữa trước hết cần tổ chức tốt việc đưa thông tin KHKT đến các hộ dân.

4.1.3.6. Nhận thức của nông dân về sản xuất vụ đông

Nhiều nghiên cứu về cây vụ đông đã kết luận: sản xuất vụ đông cho thu nhập cao hơn hẳn sản xuất lúa, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết luận tương tự. Mặc dù vậy không phải hộ nông dân nào cũng đánh giá đúng vị trí của sản xuất vụ đông. Theo kết quả điều tra của đề tài, khi được hỏi về tầm quan trọng của sản xuất

vụ đông chỉ có 38% số hộ cho rằng vụ đông là vụ sản xuất chính, 42 % số hộ có ý kiến ngược lại và 20% số hộ không có ý kiến.

Như vậy, có thể thấy đối với phần lớn nông dân Gia Lâm vụ đông chưa phải là vụ sản xuất chính. Nhận thức trên dẫn đến kết quả các hộ không mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập, thậm chí một bộ phận hộ nông dân còn bỏ đất vụ đông lãng phí không sử dụng.

Do đó để phát triển sản xuất vụ đồng ở Gia Lâm việc trước tiên là cần thay đổi cách nhìn của các hộ nông dân về vụ sản xuất này,

Kết quả. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cây vụ đông ở Gia Lâm chúng tôi thấy rằng:

Trong sản xuất vụ đông ở Gia Lâm quy mô đất đai thể hiện trình độ sản xuất hàng hoá của người nông dân nên điện tích càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao,

Phân bón vô cơ ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất, VA cây vụ đông. Đối với cây hành các hộ khổng nên đầu tư thêm phân bón vô cơ mà nên đầu tư cân đối giữa N, P, K; còn đối với bí xanh các hộ nên kết hợp giữa tăng về lượng phân bón và cân đối giữa các yếu tố để tăng năng suất và hiệu quả.

Phân hữu cơ có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả sản xuất cây vụ đông, các hộ nên tăng lượng đầu tư phân bón để tăng hiệu quả sản xuất cây vụ đông,

Đối với đầu tư lao độngở cây hành các hộ nên tăng đầu tư lao động cho khâu tiêu thụ, ở cây bí xanh các hộ nên đầu tư cho khâu chăm sóc.

Năng suất cây vụ đông còn thấp do chưa được đầu tư thoả đáng là một trong những nguyên nhân làm thu nhập của đồng chưa cao.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm vụ đông khá thuận lợi và có nhiều triển vọng mở rộng trong những năm tới.

Các yếu tố khác như các hộ chưa nhận thức hết tầm quan trọng của sản xuất vụ đông, thiếu vốn, thiếu KHKT bên cạnh đó là xu hướng tăng giá vật tư đầu vào đang gây ra những cản trở trong quá trình phát triển.

4.1.3.7. Hỗ trợ của nhà nước

Việc phát triển cây vụ đông do nhiều yếu tố trong đó có sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các hoạt động xây dựng mô hình khuyến nông để phổ biến ra diện rộng. Theo ý kiến và hình ảnh mà các cán bộ huyện có liên quan cung cấp cho thấy trong các năm gần đây Gia Lâm đã triển khai thành công một số mô hình khuyến nông vụ đông như:

-Mô hình khoai tây đông

Mô hình được trạm khuyến nông huyện phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức tại xã Kim Sơn với quy mô 8 ha giống khoaitây Đức. Mô hình được triển khai tại thôn Giao Tất B và thôn Kim Sơn, mỗi thôn 4 ha.

Hình 4.11.Tổ chức đánh giá khi khoai được 75 ngày tuổi

Nguồn: Minh Liễu (2015) Khi tổ chức thực hiện hai mô hình này, các hộ dân xã Kim Sơn được hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư, phân bón; được Trạm khuyến nông huyện phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn tổ chức 3 buổi tập huấn kỹ thuật về sử dụng phân bón vi sinh xử lý rơm rạ sau thu hoạch và kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây khoai tây; cử một kỹ sư chuyên ngành trực tiếp theo dõi, hưỡng dẫn kỹ thuật chăm sóc hoa ly. Đồng thời, trạm khuyến nông huyện cũng phối hợp với HTX dịch vụ và các đội sản xuất của xã duy trì hoạt động thăm đồng kiểm tra, đánh giá kịp thời sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng.

Theo ông Nguyễn Viết Bằng , nông dân ở thôn Giao Tất B cho biết: Gia đình ông trồng 2 sào khoai tây Đức, đã cho thu hoạch được trên 1 tấn củ. Trong quá trình sản xuất, ngoài hỗ trợ của nhà nước, gia đình đầu tư thêm 400.000 đồng mua phân hữu cơ bón lót. Nắm vững đặc tính của cây là cần nhiều nước nên gia đình ông duy trì việc tưới nước hàng tuần vào thời điểm cây cần nước. Nhờ đó củ phát triển nhanh và khá đồng đều, trong đó, củ khoai tây to nhất nặng khoảng 700 gam.

Hình 4.12. Người dân thu hoạch khoai tây

Nguồn: Minh Liễu (2015) Ông Nguyễn Văn Hiếu, chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)