Tổ chức chuyển giao KHKTsản xuất vụ đông năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 89 - 90)

Hình thức Số lượng Tổ chức thực hiện Thời gian tổ chức - Tổ chức lớp tập huấn - Mỗi xã tổ chức ít nhất 2- 4 lớp, mỗi lớp 70-120 người tham gia. - HTX DVNN phôi hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ mỗi Hội tổ chức ít nhất 1-2 lớp

- Trước thời vụ gieo trồng.

- Phổ biến trong sinh hoạt chi hội

- Phổ biến cho các hội viên trong sinh hoạt chi hội định kỳ hàng tháng.

- Các chi hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên các thôn, xóm.

- Trong các buổi sinh hoạt định kỳ trong thời gian vụ đông.

- Phát trên hộ thống truyền

thanh

- Mỗi xã phát ít nhất 3-5 tin trước mỗi thời điểm chính trong vụ đông.

- Đài phát thanh huyện, Đài truyền thanh các xã.

- Trước các thời điểm chính trong vụ đông: gieo trồng, chăm bón, bảo vệ, thu hoạch.

- Xây dựngđiểm trình diễn sản xuất - Mỗi xã xây đựng ít nhất 2- 3 điểm trình diẽn là các hộ sản xuất điển hình, mỗi điểm một loại cây trồng.

- Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh các xã.

- Trong thời gian sản xuất vụ đông.

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm (2016) Trong đó: - Tổ chức cung cấp thông tin là Phòng NN và PTNT huyện

Giảng viên của Phòng NN và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Hội Nông dân huyện.

2) Quy trình kỹ thuật thâm canh cây vụ đông

Chúng tôi xin đề xuất và giới thiệu quy trình thâm canh cây hành, cà chua và bí xanh trong sản xuất vụ đông. Những quy trình này theo chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm.

Sổ tay người trồng rau của GS. Đường Hồng Dật - NXB Hà Nội.

Kỹ thuật trồng cà chua của PGS.TS Trần Khắc Thi và TS Mai Thị Phương Anh _ NXB Nghệ An.

4.2.2.3. Giải pháp về vốn

Hiện nay nguồn cung về vốn ở huyện Gia Lâm khá đa dạng, trên địa bàn huyện có 3 ngân hàng đang hoạt động. Tuy nhiên khó khăn chủ yếu trong vay vốn hiện nay là vấn đề thủ tục. Do nhu cầu vốn cho vụ đông của mỗi hộ không nhiều lại

chỉ trong thời gian ngắn từ 3 đến 4 tháng. Mặt khác bản thân chính sách cho Vay đối với khu vực nông thôn của các ngân hàng hiện nay chưa thực sự thông thoáng và thuận tiện cho cho các hộ có nhu cầu vay như thủ tục cồn phức tạp, thời gian chờ đợi lâu, đi lại nhiều....Những nguyên nhân trên đã tạo tằm lý ngại giao dịch với ngân hàng của các hộ dân. Để các hộ sản xuất vụ đông tiếp cận được với vốn vay và sử dụng vốn có hiệu quả theo chúng tôi nên mở rộng hình thức cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể ở nông thôn.

-Các tổ chức này cần chủ động tập hợp, liên kết những hội viên có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn hội viên thủ tục, liên hệ với ngân hàng tổ chức giải ngân, thu tiền gốc ngay tại địa phương và đại diện thu tiền lãi hàng tháng của các hội viên khi đến hạn. Như vậy sẽ giảm bớt được thủ tục cho các hộ cần vay vốn, tạo thuận lợi cho các hộ không phải đi lại nhiều lần trong quá trình vay.

-Các tổ chức này cũng sẽ có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn các hộ gia đình hội viên sử dụng vốn vay thông qua hướng dẫn cho các hộ kỹ thuật sản xuất vụ đông như đã nêu ở phần trên.

Qua khảo sát và căn cứ mục tiêu phát triển chúng tôi dự kiến nhu cầu vốn sản xuất vụ đồng của huyện như sau (Bảng 4.21):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)