Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55)

L ời cam đoan

3.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để nghiên cứu và phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất cây vụ đông để tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:

*Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển cây vụ đông - Diện tích đất canh tác có khả năng phát triển cây vụ đông;

- Diện tích trồng cây vụ đông/ diện tích đất canh tác có khả năng phát triển cây vụ đông;

- Diện tích các loại cây vụ đông; - Cơ cấu diện tích cây vụ đông.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh KQ và HQKT sản xuất cây vụ đông - Sản lượng cây vụ đông;

- Năng xuất cây vụ đông;

- Giá trị sản xuất (GO)/ đơn vị diện tích; - Giá trị gia tăng (V/A)/ đơn vị diện tích; - Thu nhập hỗn hợp (MI)/ đơn vị diện tích; - Giá trị gia tăng/ chi phí trung gian (IC); - Thu nhập hỗn hợp/ ngày công lao động; - Giá trị gia tăng/ kg sản phẩm cây vụ đông.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến cây vụ đông - Các yếu tố chi phí/đơn vị diện tích gồm: Chi phí trug gian; chi phí phân bón vô cơ, chi phí phân bón hữu cơ, chi phí lao động;

-Chi phí trung gian/kg sản phẩm vụ đông; - Mật độ cây trồng;

- Chênh lệch giá bán sản phẩm vụ đông ở thời điểm cao nhất và thời điểm thấp nhất;

- Tốc độ tăng giá một số vật tư chủ yếu; - Tốc độ tăng giá bán sản phẩm vụ đông.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG HUYỆN GIA LÂM 4.1.1. Đánh giá chung phát triển cây vụ đông của huyện Gia Lâm

4.1.1.1. Diễn biến diện tích gieo trồng cây vụ đông huyện Gia Lâm

Vụ đông được phát triển trên địa bàn huyện Gia Lâm từ khá sớm. Từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, Đại hội sản xuất đông xuân 1960-1961, đã tạo ra bước chuyển biến mới về nhận thức của nông dân. Từ sản xuất lúa chính vụ, các xã đăng ký thêm nhiều cây hành, cà chua, rau, lấy bột, lấy hạt: khoai, sắn, đậu, vừng, … tạo phong trào thi đua sản xuất trong toàn huyện.

Thực hiện kế hoạch 5 năm 1961-1965, hàng ngàn mẫu ruộng cấy 1 vụ chiêm nay tăng 2 vụ và thêm vụ màu, tăng diện tích trồng khoai lang, phát triển cây hoa màu và cây có chất bột. Những năm giáp hạt 1966-1971 tận dụng các ruộng rút nước sau ngập úng, để trồng các cây rau màu, hành như: sắn, khoai lang, rau các loại đã góp phần tăng khẩu phần, giảm đói cho bà con nông dân trong huyện.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc là thứ V và chỉ thị khoán 100, kinh tế xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng năm 1985, sản xuất vụ đông hàng năm chỉ đạt 20% diện tích canh tác.

Thực hiện Nghị quyết 10 TW về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo kinh tế hộ nông dân đã đạt được những kết quả to lớn. Vụ đông năm 1989, toàn huyện đã trồng đạt gần 3000 ha (bằng 41% diện tích canh tác), chủ lực là cây rau, ăn quả, cà chua, ngô, khoai lang.

Phong trào thâm canh tăng năng suất, áp dụng tiến bộ, cải tiến kỹ thuật được áp dung rộng rãi trên địa bàn huyện. nhiều giống cây trồng mới được đưa vào. Vụ đông được quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ từ những năm 1990-1993. Giai đoạn 1996- 2000, thời tiết có nhiều biến đổi, sản xuất nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn. Các HTX thành lập Ban chỉ đạo sản xuất vụ đông, xây dựng kế hoạch, đôn đốc, có chính sách khuyến khích phát triển (không thu thủy lợi phí, hỗ trợ giống, khen thưởng hộ gia đình tích cực trồng vụ đông), đưa các giống cây vụ đông mới năng suất cao. Nhiều xã có diện tích cây vụ đông ổn định, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía Đông của thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao

thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường 181...; đường thuỷ sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải phòng. Trên địa bàn Huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước như làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Đây chính là những động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hoá hiện nay và và trong tương lai.

Để phản ánh hiện trạng phát triển cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm, báo cáo tập trung đánh giá diễn biến về diện tích gieo trồng, cơ cấu cây trồng và sản lượng cây vụ đông trong giai đoạn 2013-2015.

Tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2013-2015 (Hình 4.1), giảm 78,6 ha. Là khu vực có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp nói chung, và phát triển cây trồng vụ đông nói riêng tuy nhiên diện tích gieo trồng đang bị thu hẹp do sự phát triển của đô thị hóa và công nghiệp hóa. Loại hình kinh tế sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện đều là cá thể (hộ gia đình hoặc trang trại).

Hình 4.1. Diện tích gieo trồng cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Gia Lâm(2016)

Về cơ cấu cây trồng vụ đông, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (ngô) và diện tích cây rau đậu, hoa cây cảnh chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90%). Trong giai đoạn 2013-2015, diện tích gieo trồng rau màu và hoa cây cảnh ít có sự thay đổi, có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2015 (tăng 31,04 ha so với 2013). Diện tích cây lương thực có hạt giảm dần trong giai đoạn 2013-2015, giảm 56,7 ha trong giai đoạn 2013-2014 và tiếp tục giảm 104,9 ha trong giai đoạn 2014-2015. Tương tự như nhóm cây lương thực có hạt, các nhóm cây khác như cây có hạt chứa dầu, cây lấy củ có chất bột và cây gia vị, dược liệu cũng đều giảm mạnh, diện tích gieo trồng hầu như còn lại không đáng kể. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm về diện tích của các nhóm cây kể trên có thể được giải thích do sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp hoặc chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lương thực sang cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn (thể hiện rõ tại các xã Đa Tốn, Kiệu Kỵ và Đông Dư). Ngoại trừ nhóm cây rau, đậu, hoa cây cảnh vẫn được sản xuất ổn định, các nhóm cây khác hiện nay được các hộ gieo trồng để phục vụ nhu cầu của gia đình, lượng còn thừa mới đem bán ra thị trường nên diện tích gieo trồng đang có xu hướng thu hẹp.

Hình 4.2. Biến động diện tích các nhóm cây trồng vụ đông huyện Gia Lâm (2013-2015)

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Gia Lâm(2016) Biến động diện tích gieo trồng các loại cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện trong Bảng 4.1. Biến động về diện tích của một số cây trồng vụ đông chủ lực của huyện như sau:

-Cây hành: Trong các cây vụ đông thì diện tích trồng cây hành tăng (gần gấp đôi so với năm 2013) vì trong những năm qua, nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế một số nghề mới được đưa vào địa phương – nghề chế biến hành, ban đầu là một vài cơ sở chế biến nhỏ lẻ, đến nay Gia Lâm có 7 công ty trách nhiện hữu hạn và cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình. Do các cơ sở này hàng năm cần một lượng lớn hành làm nguyên liệu chế biến nên diện tích hành tăng ngày càng được mở rộng . Một nguyên nhân nữa là nhờ phát huy được lợi thế gần các thị trường lớn trong khu tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc, ở Gia Lâm đã hình thành một đội ngũ thương lái đông đảo chuyên thu gom nông sản phục vụ các thị trường chợ đầu mối Long Biên và các khu công nghiệp Bắc Ninh, Hải Phòng.

Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng một số loại cây vụ đông huyện Gia Lâm

Cây vụ đông

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Ngô 725 32,8 668,2 38,8 563,4 40,4 Khoai lang 48,5 0,5 1,2 0,1 9,4 2,7 Khoai tây 30,2 1,3 13,8 0,8 22,1 1,7 Bắp cải 184,8 13,9 239,2 13,9 239,2 10,3 Su hào 66,7 2,1 29 1,7 35,5 3,7 Đậu tương 23,5 0,9 10 0,6 14,7 1,3 Cải các loại 287,5 21,0 238,7 13,8 360,2 16,0 Súp lơ 57 3,6 59,1 3,4 62 3,2 Hành 5,0 0,3 7,3 0,3 9,4 0,5 Cà chua 20 0,7 9,5 0,6 12,3 1,1 Dưa chuột 25,5 0,5 2 0,1 8,5 1,4 Bí xanh 3 0,2 1 0,1 3 0,2 Bì đỏ 10 0,3 5,5 0,3 5 0,6 Bầu 2 0,3 2 0,1 4,5 0,1 Mướp đắng 15 1,3 3 0,2 22,5 0,8

Đậu lấy quả 33,9 0,9 6,2 0,4 15,24 1,9

Cà rốt 1,2 0,3 2 0,1 6 0,1

Cây vụ

đông khác 328,9 19,2 427,4 24,8 253,2 14,1

-Diện tích gieo trồng các loại rau lấy củ, lấy lá như súp lơ, su hào, bắp cải và rau cải các loại vốn chiếm tỉ lệ tương đối lớn, lại có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2013-2015. Như đã giải thích ở trên, nhóm cây rau vẫn luôn là thế mạnh của của huyện Gia Lâm do phương thức canh tác đơn giản, thị trường tiêu thụ ổn định và cũng đáp ứng được nhu cầu tự cung tự cấp của các hộ gia đình.

-Các cây có dầu như đỗ tương, lạc, vùng giảm nhanh chóng vì các cây này cho thu nhập rất thấp, các hộ chỉ trồng một số cho gia đình sử dụng hoặc làm thức án gia súc. Giảm mạnh nhất là đỗ tương vì sau 2 vụ lúa các hộ thường bỏ không trồng đố tương như trước đây.

-Cây trồng lấy củ, lấy rễ hoặc thân như khoai tây, khoai lang, su hào cũng giảm so với trước đây (năm 2015 diện tích trồng khoai tây giảm 10,1 ha; khoai lang giảm 39,1 ha; su hào giảm 31,2 ha so năm 2013), tuy nhiên diện tích gieo trồng so với các cây khác tương đối lớn nên vẫn được coi là cây trồng chủ yếu của huyện Gia Lâm. Ngược lại, diện tích trồng cà rốt tăng lên, từ 1,2 ha (2013) đến 6 ha (2015), tuy diện tích chưa lớn nhưng có thể thấy cây trồng này đang được nhiều hộ gia đình tham gia sản xuất.

-Diện tích gieo trồng năm 2015 của cà chua (12,3 ha) và dưa chuột (8,5ha) cũng giảm so với những năm trước. Đây là các loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế tuy nhiên yêu cầu trình độ canh tác cao nên nhiều hộ gia đình không có khả năng sản xuất.

4.1.1.2. Phân bố cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm

Diện tích cây vụ đông huyện Gia Lâm không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp xã. Các xã có diện tích gieo trồng cây vụ đông lớn (trên 200ha) bao gồm xã Văn Đức, Lệ Chi và Phù Đổng với tổng diện tích cây vụ đông chiếm 41,9% toàn huyện; các xã có diện tích trung bình (từ 100-200 ha) bao gồm xã Kim Sơn, Đặng Xá, Phú Thị và Dương Quang, chiếm 32,1% toàn huyện; các xã còn lại có diện tích cây vụ đông nhỏ, dao động từ 4-79 ha.

Nhóm cây lương thực lấy hạt (cây ngô) được trồng tại 12/20 xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, tập trung lớn tại các xã Lệ Chi và Phù Đổng với diện tích trong giai đoạn 2013-2015 dao động trong khoảng 135-174 ha. Các xã Dương Hà, Kim Sơn, Phú Thị và Trung Màu có diện tích trồng thấp hơn, trong khoảng từ 50 đến dưới 100 ha, các xã còn lại hầu hết có diện tích trồng dưới 20ha (Hình 4.3). Xã Cổ Bi có diện tích trồng ngô nhỏ tuy nhiên là địa phương có năng suất ngô cao trên toàn huyện, lại phát triển thế mạnh là các trung tâm cây giống cung cấp cho các xã khác trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Hình 4.3. Diện tích gieo trồng cây lấy hạt vụ đông tại huyện Gia Lâm (2013-2015)

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Gia Lâm(2016) Nhóm cây rau, hoa cây cảnh được trồng tại toàn bộ 20/20 xã và thị trấn của huyện Gia Lâm, tuy nhiên tập trung lớn vào các xã Văn Đức, Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi và Dương Quang với diện tích trên 50ha, trong đó xã Văn Đức có diện tích trồng lớn nhất (khoảng 250 ha) (Hình 4.4). Việc cây rau màu xuất hiện tại tất cả các xã trên địa bàn huyện do phương thức canh tác đơn, các hộ gia đình không trồng với mục đích thương mai cũng có thể tận dụng mảnh vườn, ruộng để phục vụ cho nhu cầu gia đình.

Hình 4.4. Diện tích gieo trồng cây rau và hoa cây cảnh huyện Gia Lâm (2013-2015)

Nhóm cây có hạt chứa dầu được trồng 06/20 xã trên địa bàn huyện, bao gồm xã Đa Tốn, Đặng Xá, Dương Quang, Dương Xá, Kim Sơn và Phù Đổng. Xã Đặng Xá có diện tích gieo trồng lớn và ổn định qua các năm 2013-2015, duy trì diện tích khoảng 10ha. Các xã còn lại có diện tích gieo trồng biến động nhiều và không duy trì đồng đều qua các năm. Xã Đa Tốn, xã Dương Quang và Phù Đổng chỉ sản xuất nhóm cây này trong năm 2013, đến nay không còn gieo trồng; ngược lại, xã Kim Sơn chỉ gieo trồng trong năm 2013 và 2015 (Hình 4.5).

Hình 4.5 Diện tích gieo trồng cây có hạt chứa dầu huyện Gia Lâm (2013-2015) Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Gia Lâm(2016) Nhóm cây lấy củ có chất bột như khoai lang, khoai sọ, rong giềng trong giai đoạn 2013-2015 chỉ được gieo trồng tại 6/20 xã của huyện, trong đó diện tích gieo trồng lớn nhất tại xã Lệ Chi. Tuy nhiên hiện tại nhóm cây này chỉ được trồng duy nhất tại xã Lệ Chi với diện tích hạn chế (dưới 10ha), đã giảm đi khoảng 6 lần so với năm 2013 (Hình 4.6).

Hình 4.6. Diện tích gieo trồng cây lấy củ có chất bột huyện Gia Lâm (2013-2015) Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Gia Lâm(2016)

Nhóm cây gia vị, dược liệu trong năm 2013 được trồng tại 10/20 xã và thị trấn. Tuy nhiên đến năm 2015 chỉ còn xã Đông Dư tiếp tục gieo trồng nhóm cây này với diện tích khoảng gần 18ha (Hình 4.7). Trong nhóm cây này, các loại cây thuốc, cây dược liệu không được gieo trồng, hầu hết là cây gia vị như gừng, tỏi, xả …

Hình 4.7. Diện tích gieo trồng cây dược liệu, cây gia vị huyện Gia Lâm (2013-2015)

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Gia Lâm(2016)

4.1.1.3. Diễn biến năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cây vụ đông huyện Gia Lâm

Theo đánh giá trong giai đoạn 2013-2015, tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông trên địa bàn toàn huyện Gia Lâm có xu hướng giảm, tuy nhiên năng suất và sản lượng nông sản thu hoạch lại ít có sự thay đổi. Điều này cho thấy tuy thu hẹp diện tích nhưng nhờ có sự đầu tư, tiến bộ về kỹ thuật canh tác, cùng với chất lượng giống tốt khiến năng suất không ngừng tăng cao (Hình 4.8).

Hình 4.8. Sản lượng một số loại cây vụ đông huyện Gia Lâm (2013-2015) Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Gia Lâm(2016)

Sản lượng bắp cải, súp l

2015 tăng lên so với năm 2013 do diện tích gieo trồng các nông sản n đáng kể. Ngược lại, sản l

chua giảm 12,3 ha; dưa chu

quan hệ tỷ lệ thuận cho thấy không có sự thay đổi về năng suất. Sản lượng khoai tây, khoai lang v

với những năm trước đó mặc d ha; khoai lang giảm 39 ha v cây trồng này đã tăng lên đáng k

Năng suất các lo trong giai đoạn 2013-

(Hình 4.9). Biến động cụ thể về năng suất nh -Các loại cây ngô, khoai lang, đ

năng suất không thay đổi trong giai đoạn 2013 -Các loại cây bắp cải, bí đỏ, bí xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)