Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm sảnxuất vụ đôn gở một số nước
* Braxin
Trên thế giới có 113,049 triệu hecta đậu tương với tổng sản lượng trên 283,873 triệu tấn. Cây đậu tương ở Braxin đóng vai trò quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Theo thống kê của Cơ quan USDA của Hoa Kỳ, Braxin là nước đứng đầu về sản lượng đậu tương mùa vụ 2013 với 90 triệu tấn, cao hơn sản lượng của Hoa Kỳ (89,5 triệu tấn). Năm 2014, Braxin xuất khẩu 45,8 triệu tấn, đem lại nguồn thu ngoại tệ trên 31 tỷ USD. Trong vòng 3 thập kỷ
gần đây, diện tích gieo trồng đậu tương ở Braxin tăng cao, đạt 30,135 triệu hecta chiếm, 49 % tổng diện tích gieo trồng ngũ cốc. Đậu tương được gieo trồng chủ yếu ở vùng miền Trung, miền Tây và miền Nam Braxin. Hạt đậu tương được chế biến chủ yếu để làm thức ăn gia súc và gần đây phần đậu tương được sử dụng làm thực phẩm cho người có tăng lên. Mùa vụ năm 2014 - 2015 dự báo có thể đạt trên 200 triệu tấn hạt ngũ cốc các loại, trong đó sản lượng đậu tương lần đầu vượt mốc 96,2 triệu tấn nhờ tăng thêm 300 ngàn hecta diện tích gieo trồng mới và thời tiết ôn hòa và lượng mưa dồi dào. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Braxin cho biết Braxin sẽ từ vị trí thứ hai vươn lên trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng đậu tương. Xuất khẩu đậu tương có thể đạt tới 48 triệu tấn, cao hơn mức năm 2014 (45,8 triệu tấn). Ngoài ra xuất khẩu các sản phẩm chế biến như bột đậu tương đạt trên 14 triệu tấn và dầu đậu tương đạt trên 1,5 triêu tấn/ năm.
Hàng năm đậu tương được gieo hạt vào tháng 10 đến tháng 12, mùa thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 4. Nhờ kỹ thuật canh tác cơ khí hóa chính xác kết hợp với điều kiện thổ nhưỡng, chọn giống, chăm bón, phòng chống sâu bệnh, chế biến sau thu hoạch, mùa vụ đậu tương năm 2013/2014, năng suất điển hình của nông trại Fazenda São Bento, tại Guarapuava, Bang Paraná đạt bình quân 7,038 tấn/ hecta, hay 117,3 bao/hecta, mỗi bao tải nặng 60 kg. Nhu cầu về đậu tương trên thị trường thế giới ngày một tăng cao, do dân số toàn cầu tăng lên, kéo theo sự gia tăng nhu cầu lương thực và thực phẩm, cộng với mức sống, sức mua người tiêu dùng không ngừng được cải thiện, chủ yếu ở các nước kinh tế mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước ASEAN và Braxin. Nhu cầu nhập khẩu đậu tương trên thị trường thế giới có thế đạt trên 110 triệu tấn/ năm 2015, tăng 10,97% so với năm trước (Nguyễn Thị Hương, 2014).
*Đài Loan
Trước năm 2002, Đài Loan thường xuyên phải nhập khẩu một số lượng lớn rau quả. Xuất khẩu bị hạn chế do những rào cản về kiểm dịch thực vật và thuế quan. Việc Đài Loan gia nhập WTO tháng 1 năm 2002, gây ra ảnh hưởng lớn đến giá nông sản, khiến 50.000 ha đất canh tác bị bỏ hoang, thu nhập của nông dân giảm sút.
Xà lách là một trong những cây trồng chính ở Đài Loan, thích hợp với nhiệt độ từ 15-20oC.Được trồng ở vùng núi hoặc trồng trong vụ Đông ở đồng bằng xen giữa hai vụ lúa.Mùa đông ở phía Tây Đài Loan có khí hậu khô và lạnh,
giúp hạn chế sâu bệnh cho rau xà lách. Xà lách còn có ưu điểm là dễ đóng gói và vận chuyển nên có thể hướng tới xuất khẩu.Hơn thế nữa, vì vào mùa đông các nước Nhật Bản, Úc, Mỹ không thể trồng xà lách nếu không sử dụng nhà kính, nhà lưới. Với khoảng cách gần Nhật Bản nên Đài Loan có thể chiếm lĩnh thị trường xà lách nhập khẩu của Nhật Bản. Vì và chính phủ Đài Loan đã hỗ trợ nâng cao nhu nhập nông dân thông qua sản xuất rau xà lách xuất khẩu, như:
-Hỗ trợ kĩ thuật sản xuất vụ đông: Viện nghiên cứu nông nghiệp Đài Loan (TARI) và trạm nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông Tainan (TNDARES) có trách nghiệm tư vấn kĩ thuật sản xuất xà lách cho nông dân(gieo hạt, canh tác, kiểm soát sâu bệnh, phân tích dư lượng thuốc trừ sâu…).
-Khuyến khích sự hợp tác giữa nông dân và công ty xuất khẩu: Chính quyền địa phương quy hoạch vùng chuyên canh riêng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Họ cũng khuyến khích áp dụng thương mại điện tử và sự hợp tác giữa các hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ, nâng cao nhận thức người tiêu dùng.Để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường xuất khẩu, họ thường xuyên tham gia những triển lãm nông sản quốc tế. Hàng năm, COA, nhà khoa học và nông dân tổ chức họp mặt để trao đổi, giải quyết khó khăn và đề ra kế hoạch sản xuất năm tiếp theo (Apaari, 2012).