Quản lý nhà nước vềchất lượng các công trìnhxây dựng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước vềchất lượng các công trìnhxây dựng

4.1.2. Quản lý nhà nước vềchất lượng các công trìnhxây dựng trên địa bàn

thị xã Từ Sơn

4.1.2.1. Số lượng công trình và phân loại công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Đặc điểm về phân loại và phân cấp công trình xây dựng nông thôn trên địa bàn thị xã Từ Sơn: Phân loại và phân cấp công trình xây dựng nông thôn trên địa bàn thị xã Từ Sơn được thực hiện tương đối khoa học, tuân thủ theo Luật Xây dựng và Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Dưới đây là thống kê số lượng công trình xây dựng nông thôn (Mới thực hiện và đưa vào sử dụng) theo phân loại công trình và theo địa bàn xã từ 2013-2015.

Bảng 4.1. Số lượng công trình XD trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

STT Công trình 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ 1 Giao thông 22 25 28 113,64 112,00 112,82 2 Công nghiệp 145 160 164 110,34 102,50 106,35 3 Hạ tầng kỹ thuật 35 37 40 105,71 108,11 106,90 4 Dân dụng 306 405 411 132,35 101,48 115,89 5 Nông nghiệp và PTNN 15 17 18 113,33 105,88 109,54 Tổng 523 644 661 123,14 102,64 112,42

Nguồn: Phòng Quản lý đô thị TX Từ Sơn (2015)

Tổng số công trình xây dựng trên địa bàn thị xã tăng dần qua các năm, năm 2013 tổng số công trình xây dựng là 523 công trình, đến năm 2015 là 661

công trình tăng 134 công trình, tốc độ tăng bình quân qua ba năm là 12,42%. Trong các loại công trình đang được tiến hành xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, xét về mặt số lượng thì số công trình thuộc về công trình xây dựng Dân dụng chiếm từ 58,51% đến 62,89% (trong đó chủ yếu là số công trình nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp), tiếp đến là số công trình công nghiệp chiếm từ 24,81% đến 27,72% gồm các xưởng sản xuất, nhà máy sản xuất. Còn lại là các công trình thuộc công trình hạ tầng ky thuật như: Nhà máy nước, hệ thống cấp thoát nước, công viên cây xanh, bãi đỗ xe...Công trình giao thông gồm: Đường chính, đường nhánh, công trình nông nghiệp nông thôn như: Thủy lợi, hồ chưa...

4.1.2.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu

Chọn nhà thầu xây dựng là mối quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư (đại diện cho thị xã Từ Sơn là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn), với mục đích cuối cùng là bảo đảm về chất lượng công trình tốt nhất, hiệu quả sử dụng cao nhất. Đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn lựa chọn nhà thầu căn cứ trên năng lực thi công và kinh nghiệm thi công của các nhà thầu. Quy trình lựa chọn nhà thầu hiện hành như sau:

+ Thực hiện đấu thầu hạn chế để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu.

+ Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Chủ đầu tư thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu. Bên dự thầu chỉ được phép tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu. Chủ đầu tư căn cứ năng lực nhà thầu, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu thích hợp và chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.

+ Chủ đầu tư xây dựng công trình (đại diện là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn) được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm; công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm; công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ; tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

CHỦ ĐẦU TƯ (BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN) BƯỚC 1 CHỦ ĐẦU TƯ (BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN) BƯỚC 2 CHỦ ĐẦU TƯ (BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN) BƯỚC 3 CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH BƯỚC 4 NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY

QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ BƯỚC 5 CHỦ ĐẦU TƯ (BẢN QUẢN LÝ DỰ ÁN) BƯỚC 6

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trình lựa chọn nhà thầu hiện hành của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn

Nguồn: Ban QL các DAXD TX Từ Sơn (2015)

+ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn hiện không thực hiện phương án tổng thầu thi công trong các hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn, do tính đặc thù của các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thị xã còn có quy mô

CHUẨN BỊ CÁC HỒ SƠ VÀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN

PHẦN DỰ ÁN THÀNH CÁC GÓI THẦU

TRÌNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

TRÌNH THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

QUẢNG CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

LƯU TRỮ VÀ THỰC HIỆN

nhỏ, giá trị chưa đủ cao để áp dụng phương án tổng thầu.

4.1.2.3.Quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng

Căn cứ vào đơn trình xin cấp phép xây dựng của các đơn vị và hộ dân trình lên UBND phường và phòn QL đô thị của thị xã Từ Sơn. Các phòng ban chức năng sẽ cử cán bộ xuống khảo sát tại các công trình xin cấp phép. Nếu đơn xin cấp phép của các công trình đúng quy định và không nằm trong quy hoạch của thị xã thì phòng QLĐT sẽ cấp giấy phép cho công trình được thi công. Nếu đơn xin cấp phép của các công trình không đúng quy định hoặc các công trình đang làm trong quy hoạch của thị xã Từ Sơn thì phòng QLĐT sẽ không cấp giấy phép cho công trình này.

Quy trình nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”. Chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa của UBND thị xã, sau đó điền đầy đủ vào hồ sơ xin cấp GPXD. Bộ phận một cửa sẽ kiểm tra đầy đủ thủ tục và yêu cầu từ phía chủ đầu tư. Nếu không có thiếu thủ tục gì thì bộ phận một cửa sẽ tiếp tục chuyển hồ sơ sang phòng Quản lý đô thị. Phòng Quản lý đô thị tiếp nhận hồ sơ, theo phân công của trưởng phòng các cán bộ chuyên trách của phòng sẽ đảm nhận trách nhiệm thụ lý hồ sơ, thẩm định bản vẽ thiết kế, xem xét dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất trên địa bàn thị xã. Nếu thấy mọi điều kiện hợp lệ thì sau 15 ngày kể ngày nhận hồ sơ hợp lệ cán bộ thụ lý sẽ trả giấy phép cho các chủ đầu tư GPXD đối với nhà ở riêng lẻ, 20 ngày đối với công trình phải lập báo cáo kinh tế, kỹ thuật và 10 ngày đối với nhà ở nông thôn. Các chủ đầu tư theo giấy hẹn đúng ngày qua bộ phận một cửa để nhận giấy phép. Mặt khác, cán bộ phòng Quản lý đô thị sau khi xem xét thụ lý hồ sơ, trình phó chủ tịch UBND thị xã và trưởng phòng Quản lý đô thị ký duyệt cấp phép xây dựng phải lưu hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi thường ngày.

Trong những năm qua, mặc dù thị xã đã quan tâm đến công tác cải cách hành chính, các văn bản về quản lý CLXD, hoàn thiện hành lang pháp lý, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ tác nghiệp. Nhưng chỉ giảm bớt phần nào, vẫn còn những thủ tục hành chính phiền hà, quy trình cấp phép xây dựng đã chưa thật sự giản đơn, thời gian thực hiện kéo dài đúng thủ tục cho các công trình xây dựng trên địa bàn, qua đó mà các chủ đầu tư còn e ngại trong việc xin cấp GPXD.

Bảng 4.2. Số Tình hình cấp phép xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn TT Nội dung ĐVT 2013 2014 2015 TT Nội dung ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ 1 Số lượng GPXD đã cấp Giấy phép 12447 12995 13567 104,40 104,40 104,40 2 Trong đó cấp mới

trong năm Giấy phép 452 548 572 121,24 104,38 112,49 3 Tổng DT sàn XD Triệu m2 2,30 2,45 2,49 106,51 101,63 104,04

Nguồn: Phòng quản lý đô thị TX Từ Sơn (2015)

Tính đến ngày 31/12/2015 tại thị xã Từ Sơn có 13.567 GPXD đã cấp cho các công trình xây dựng trên địa bàn trong đó có 572 GPXD cấp mới trong năm. Số GPXD cấp mới có sự tăng dần qua các năm, năm 2013 có 452 GPXD cấp mới, đến năm 2014 là 548 GPXD. Tốc độ gia tăng số GPXD qua ba năm là 12,49% đồng nghĩa với nó là số DT sàn xây dựng cũng tăng, năm 2013 tổng DT sàn xây dựng là 2,30 triệu m2, đến năm 2015 lên tới 2,49 triệu m2 sàn tăng 19 triệu m2 sàn so với năm 2013.

Trước đây, thủ tục CPXD thường rườm rà, mất nhiều thời gian. Thông thường, đơn xin CPXD của người dân sẽ được tiếp nhận tại Trung tâm hành chính một cửa của thị xã, tiếp đó được chuyển qua Văn phòng Đăng ký thông tin nhà đất khảo sát hiện trạng đất xây dựng. Đối với các trường hợp xin CPXD nhà trên 3 tầng và trên các tuyến phố chính, hồ sơ CPXD đều phải gửi lên Sở Xây dựng để hiệp y trong vòng 7 ngày rồi chuyển về Phòng Quản lý đô thị thẩm định, trình UBND thị xã phê duyệt khiến thời gian trả hồ sơ cho người dân chậm, không đảm bảo theo quy định pháp luật.

Bảng 4.3. Đánh giá của đơn vị, cá nhân xây dựng về công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn

TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL %

1 Thời gian cấp phép nhanh, gọn (từ lúc

nộp hồ sơ đến lúc nhận được giấy phép) 10 11,11 60 66,67 20 22,22 2 Thủ tục hành chính, quy định trong cấp

phép xây dựng 12 13,33 54 60,00 24 26,67

3 Kinh phí khi nộp hồ sơ đến khi được cấp

GPXD theo quy định 3 3,33 60 66,67 27 30,00

4

Thái độ của cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ và giải đáp các thắc mắc về thủ tục CPXD cho người dân

12 13,33 53 58,89 25 27,78

5 Không có biểu hiện tiêu cực, gây phiền

nhiễu cho người dân khi CPXD 9 10,00 60 66,67 21 23,33 6 Sự hiểu biết về quy định, trình tự, thủ tục

trong cấp phép xây dựng của người dân 30 33,33 20 22,22 40 44,44 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua khảo sát đánh giá của người dân về các tiêu chí cho kết quả có 3,33% đến 13,33% số ý kiến cho rằng thủ tục cấp GPXD của Phòng Quản lý CLXD ở mức tốt, có 58,89% đến 66,67% bình thường và có từ 22,22% đến 30% đánh giá về sự chưa tốt trong công tác cấp GPXD.

Đối với tiêu chí về sự hiểu biết về quy định, trình tự, thủ tục trong cấp phép xây dựng của người dân có 33,33% cho rằng họ biết rõ về quy trình xin cấp GPXD, có 22,22% cho rằng biết qua qua về thủ tục này và có 44,44% số ý kiến cho rằng học không biết gì về thủ tục cấp GPXD, khi họ cần họ mới đi hỏi và có những cán bộ khoán một trong số tiền nhất định sẽ có người lo thủ tục xin cấp GPXD. Đây là chỗ lách luật của cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến có nhưng công trình xây dựng không có GPXD, có những công trình xây dựng có GPXD nhưng theo bản thiết kế khác, lúc thi công lại một khác đây cũng là một trong những nguyên nhân công trình chưa hoàn thiện đã bị dạn nứt…

Năm 2012 khi Chính phủ ban hành Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4-9- 2012. Theo quy trình CPXD mới, hồ sơ xin CPXD sẽ được tiếp nhận tại Trung tâm hành chính một cửa và được chuyển trực tiếp đến Phòng Quản lý CLXD để phối hợp với UBND phường, xã khảo sát, đối chiếu với quy hoạch xây dựng của thị xã, thẩm định hồ sơ CPXD, trình UBND thị xã phê duyệt. Nhờ thế, thời gian CPXD đã giảm xuống từ 10-15 ngày, hầu hết các hồ sơ đều theo đúng quy trình đảm bảo về thời gian theo quy định của pháp luật.

Ngoài kết quả đã đạt được, trong thực tế công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn Từ Sơn vẫn còn một số vấn đề tồn tại gây khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Qua điều tra thực tế đối với một số hộ dân và chủ công trình xây dựng trên địa bàn cho thấy vẫn còn một số phường cấp phép chậm so với quy định, đồng thời tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn còn xảy ra. Sở dĩ còn những tồn tại đó là do nhiều nguyên nhân, có thể phân loại các nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh thủ tục hành chính và kéo dài thời gian thực hiện cấp phép xây dựng như sau:

- Nhận thức và hiểu biết pháp luật liên quan đến công tác cấp phép xây dựng của đại đa số chủ đầu tư, người dân và một lượng nhỏ cán bộ cán bộ công chức thực hiện công tác cấp phép xây dựng chưa đầy đủ nên khi thực hiện còn lúng túng hoặc thực hiện không đúng theo quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình lập dự án, thiết kế công trình do chủ đầu tư không nghiên cứu kỹ đã đưa ra nhiệm vụ thiết kế chuẩn xác, nên sau khi đã được thỏa thuận về quy hoạch, kiến trúc để lập dự án, chủ dầu tư lại tự điều chỉnh thiết kế công trình nhiều lần dẫn đến phải lấy ý kiến thỏa thuận lại nhiều lần làm kéo dài thời gian xét cấp giấy phép xây dựng.

- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng đã yêu cầu thêm các thủ tục mà chủ đầu tư phải tự thỏa thuận với các cơ quan liên quan trước khi nộp hồ sơ xin phép xây dựng làm phát sinh các thủ tục và kéo dài thời gian cấp phép xây dựng.

- Các thủ tục mà pháp luật khác có liên quan, quy định nhưng không rõ, còn chồng chéo, phát sinh các thủ tục, khó khăn trong thực hiện.

- Sự dung túng của người dân với tâm lý ngại đi làm thủ tục cấp phép mất thời gian nên đã móc nối với cán bộ phụ trách cấp phép xây dựng.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân dẫn tới tồn tại, hạn chế trong công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn Thị xã trong những năm qua là do công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, quy hoạch chi tiết

xây dựng còn thiếu dẫn đến phải thỏa thuận nhiều, quy hoạch đã được duyệt nhưng chưa công bố công khai theo quy định, sự phối hợp giữa cơ quan cấp phép xây dựng và cơ quan phê duyệt quy hoạch chưa tốt dẫn đến tình trạng cơ quan cấp phép không có đầy đủ thông tin để xem xét, lại phải hỏi cơ quan quản lý quy hoạch và các cơ quan liên quan nên mất rất nhiều thời gian.

4.1.2.4. Thực trạng về quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng

Khâu thiết kế là khâu quan trọng tạo nên chất lượng của một công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)