Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước vềchất lượng các công trình

4.2.3. Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý

Hiện nay, Phòng Quản lý đô thị thị xã T ừ S ơ n chỉ có 14 cán bộ chuyên môn trong đó có 03 lãnh đạo phòng, với lượng công việc tương đối nhiều của một CLXD trẻ, đang có tốc độ CLXD hóa cao, công việc quản lý nhà nước nhiều mảng gồm: giao thông, xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, chất lượng giao thông, xây dựng, dịch vục ông ích điện, môi trường, cây xanh, thoát nước... do đó cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, về chất lượng xây dựng chỉ có 05 cán bộ đảm nhiệm 12 xã, phường gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Bảng 4.23. Số lượng và cơ cấu cán bộ Phòng quản lý chất lượng đô thị Từ Sơn tình đến 31/12/2015

TT Nội dung SL %

1 Tổng số cán bộ 14 100,00

2 Trong đó số lượng cán bộ chuyên trách về CLCTXD 10 71,43

3 Số lượng cán bộ kiêm nhiệm về CLCTXD 4 28,57

4 Phân theo trình độ chuyên môn

- Thạc sĩ 5 35,71

- Đại học - trên đại học 6 42,86

- Cao đẳng 3 21,43

5 Phân theo chuyên ngành đào tạo

- Kỹ sư xây dựng - kiến trúc 7 50

6 Ngành khác 7 50

- Phân theo giới tính

- Nam 14 100

- Nữ 0 0

Đối với công tác cấp phép cũng khó khăn khi chỉ có 01 cán bộ tiếp nhận và xử lý, dẫn đến cán bộ thụ lý hồ sơ làm không kịp với số hồ sơ mỗi ngày càng nhiều, chưa tính đến các hồ sơ tồn đọng qua các tháng vì chưa hợp lệ trả lại, chủ yếu là thủ tục về đất đai, mà thủ tục xác minh và giải quyết về đất đai thì mất rất nhiều thời gian vì liên quan đến phối hợp của các cơ quan khác như Phòng Tàin guyên & Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất,... Có thể nói thiếu cán bộ là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thụ lý hồ sơ cấp GPXD đôi lúc bị chậm trong thực hiện thủ tục hành chính một cửa về cấp GPXD.

Bảng 4.24. Đánh giá của người dân về cán bộ làm công tác quản lý đô thị trên địa bàn thị xã Từ Sơn

TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL %

1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của

cán bộ làm công tác quản lý 31 34,44 50 55,56 9 10,00 2 Sự hiểu biết về hệ thống pháp luật

trong quản lý CLCTXD 28 31,11 45 50,00 7 7,78

3 Thái độ khi xử lý công việc 29 32,22 51 56,67 10 11,11 4 Tính minh bạch, khách quan trong xử

lý công việc 30 33,33 45 50,00 15 16,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Qua bảng đánh giá của người dân ta thấy, giá chất lượng cán bộ quán lý vẫn ở mức trung bình là chủ yếu chiếm trên 50%. Và có một phần chủ đầu tư, nhà thầu và người dân đánh giá không cao về cán bộ quán lý từ 7,78-16,67% tùy từng chỉ tiêu, nhất là tính minh bạch trong xử lý công việc được người dân đánh giá khá thấp có 33,33% cho là tốt, còn 50% cho là bình thường và còn 16,67% cho là chưa tốt. Điều này tạo tiền đề xấu, và suy nghĩ tiêu cực cũng như làm giảm công tác quản lý CLCTXD trên địa bàn. Vậy nên, với chủ trương của nhà nước là trẻ hóa nguồn nhân lực nâng cao chất lượng đội ngũ công tác quản lý đang được UBND thị xã Từ Sơn chú trọng.

Ngoài ra, một vấn đề cần quan tâm nữa là trong quá trình thực thi nhiệm vụ tại các xã, phường luôn nảy sinh mối quan hệ"cảm tính",thường bị ràng buộc

bởi mối quan hệ họ hàng, xóm giềng. Do đó việc xử lý còn e ngại, thiếu kiên quyết hoặc không làm dẫn đến vi phạm nghiêm trọng hơn, gây ra dư luận không tốt về công tácchính trong quản lý chất lượng xây dựng.

4.2.4. Các thủ tục hành chính quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)