TT Nội dung Hương Mạc Đình Bảng Đồng Kỵ Chung SL % SL % SL % SL %
1 Tổng số công trình điều tra 30 100,00 30 100,00 30 100,00 90 100,00 2 Số lượng công trình xây
dựng không có giấy phép 0 0,00 1 3,33 3 10,00 4 4,44 3 Số lượng công trình xây
dựng sai phép 1 3,33 1 3,33 2 6,67 4 4,44
4 Tổng công trình vi phạm 1 3,33 2 6,67 5 16,67 8 8,89 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Việc tổ chức bộ máy quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở các xã, phường cũng ảnh hưởng quan trọng tới kết quả quản lý CLCTXD trên địa bàn các xã phường đó. Qua điều tra tại một số hộ dân trên địa bàn 3 phường xã Đình Bảng, Đồng Kỵ và Hương Mạc cho thấy, có sự khác biệt về tỷ lệ công trình vi phạm CLCTXD tại các địa bàn trên. Ở các phường chỉ đạo sâu sát thì công tác CLCTXD tốt hơn các phường còn buông lỏng, xử lý thiếu kiên quyết. Cụ thể đối với phường Hương Mạc, do được quan tâm, chỉ đạo lên việc thực hiện cấp GPXD tương đối
tốt, có100% các tổ chức khi xây dựng đều làm thủ tục cấp GPXD theo đúng quy định, rất ít trường hợp xây dựng sai so với giấy phép. Tuy nhiên tại phường Đồng Kỵ, có tỷ lệ hộ dân vi phạm không cóGPXD là tương đối cao, trong số 30 hộ gia đình khởi công xây dựng được điều tra thì có tới 3 hộ gia đình không có giấy phép xây dựng, chiếm tới 10% số hộ được điều tra. Đồng thời số lượng hộ gia đình xây dựng sai so với giấy phép xây dựng cũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với hai phường còn lại (chiếm 10%). Qua đó cho thấy công tác tổ chức quản lý về chất lượng xây dựng trên địa bàn phường Đồng Kỵ là chưa tốt, để xảy ra rất nhiều trường hợp xây dựng vi phạm không phép, sai phép và đây cũng là địa phương để xảy ra nhiều vi phạm đất đai nhất trên địa bàn thị xã.
4.2.3. Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý
Hiện nay, Phòng Quản lý đô thị thị xã T ừ S ơ n chỉ có 14 cán bộ chuyên môn trong đó có 03 lãnh đạo phòng, với lượng công việc tương đối nhiều của một CLXD trẻ, đang có tốc độ CLXD hóa cao, công việc quản lý nhà nước nhiều mảng gồm: giao thông, xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, chất lượng giao thông, xây dựng, dịch vục ông ích điện, môi trường, cây xanh, thoát nước... do đó cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, về chất lượng xây dựng chỉ có 05 cán bộ đảm nhiệm 12 xã, phường gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Bảng 4.23. Số lượng và cơ cấu cán bộ Phòng quản lý chất lượng đô thị Từ Sơn tình đến 31/12/2015
TT Nội dung SL %
1 Tổng số cán bộ 14 100,00
2 Trong đó số lượng cán bộ chuyên trách về CLCTXD 10 71,43
3 Số lượng cán bộ kiêm nhiệm về CLCTXD 4 28,57
4 Phân theo trình độ chuyên môn
- Thạc sĩ 5 35,71
- Đại học - trên đại học 6 42,86
- Cao đẳng 3 21,43
5 Phân theo chuyên ngành đào tạo
- Kỹ sư xây dựng - kiến trúc 7 50
6 Ngành khác 7 50
- Phân theo giới tính
- Nam 14 100
- Nữ 0 0
Đối với công tác cấp phép cũng khó khăn khi chỉ có 01 cán bộ tiếp nhận và xử lý, dẫn đến cán bộ thụ lý hồ sơ làm không kịp với số hồ sơ mỗi ngày càng nhiều, chưa tính đến các hồ sơ tồn đọng qua các tháng vì chưa hợp lệ trả lại, chủ yếu là thủ tục về đất đai, mà thủ tục xác minh và giải quyết về đất đai thì mất rất nhiều thời gian vì liên quan đến phối hợp của các cơ quan khác như Phòng Tàin guyên & Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất,... Có thể nói thiếu cán bộ là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thụ lý hồ sơ cấp GPXD đôi lúc bị chậm trong thực hiện thủ tục hành chính một cửa về cấp GPXD.
Bảng 4.24. Đánh giá của người dân về cán bộ làm công tác quản lý đô thị trên địa bàn thị xã Từ Sơn
TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL %
1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
cán bộ làm công tác quản lý 31 34,44 50 55,56 9 10,00 2 Sự hiểu biết về hệ thống pháp luật
trong quản lý CLCTXD 28 31,11 45 50,00 7 7,78
3 Thái độ khi xử lý công việc 29 32,22 51 56,67 10 11,11 4 Tính minh bạch, khách quan trong xử
lý công việc 30 33,33 45 50,00 15 16,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Qua bảng đánh giá của người dân ta thấy, giá chất lượng cán bộ quán lý vẫn ở mức trung bình là chủ yếu chiếm trên 50%. Và có một phần chủ đầu tư, nhà thầu và người dân đánh giá không cao về cán bộ quán lý từ 7,78-16,67% tùy từng chỉ tiêu, nhất là tính minh bạch trong xử lý công việc được người dân đánh giá khá thấp có 33,33% cho là tốt, còn 50% cho là bình thường và còn 16,67% cho là chưa tốt. Điều này tạo tiền đề xấu, và suy nghĩ tiêu cực cũng như làm giảm công tác quản lý CLCTXD trên địa bàn. Vậy nên, với chủ trương của nhà nước là trẻ hóa nguồn nhân lực nâng cao chất lượng đội ngũ công tác quản lý đang được UBND thị xã Từ Sơn chú trọng.
Ngoài ra, một vấn đề cần quan tâm nữa là trong quá trình thực thi nhiệm vụ tại các xã, phường luôn nảy sinh mối quan hệ"cảm tính",thường bị ràng buộc
bởi mối quan hệ họ hàng, xóm giềng. Do đó việc xử lý còn e ngại, thiếu kiên quyết hoặc không làm dẫn đến vi phạm nghiêm trọng hơn, gây ra dư luận không tốt về công tácchính trong quản lý chất lượng xây dựng.
4.2.4. Các thủ tục hành chính quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trình xây dựng
Để được tiến hành xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, các chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục do nhà nước quy định ngày 30/10, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 1300/QĐ-BXD về việc Công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014, Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014. Cụ thể như sau đối với thị xã.
- Về Lĩnh vực xây dựng gồm 09 thủ tục hành chính:
1. Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
2. Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh sử dụng vốn ngân sách nhà nước do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
3. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ thiết kế công nghệ và các nội dung khác) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và an toàn của cộng đồng.
4. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán điều chỉnh của báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ thiết kế công nghệ và các nội dung khác) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và an toàn của cộng đồng.
5. Cấp giấy phép xây dựng. 6. Cấp lại giấy phép xây dựng. 7. Gia hạn giấy phép xây dựng. 8. Điều chỉnh giấy phép xây dựng.
9. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện.
1. Phê duyệt danh sách hộ gia đình có công được hỗ trợ về nhà ở. 2. Phê duyệt phá dỡ nhà ở (riêng lẻ hoặc nhà ở để thu hồi đất). - Về lĩnh vực quy hoạch gồm 02 thủ tục hành chính:
1. Cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, thị xã.
2. Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình.
Như vậy tùy thuộc vào loại hình xây dựng mà thị xã Từ Sơn mà chủ xây dựng phải đến phòng xây dựng để thực hiện các thủ tục hành chính.
Các thủ tục hành chính hiện nay tại thị xã Từ Sơn được đánh giá là nhiều và tốn nhiều thời gian để thực hiện. Nên có rất nhiều vi phạm của chủ đầu tư cố tình chốn tránh không thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng.
Kết quả cấp phép xây dựng đã nêu trên tăng hàng năm nhưng qua kiểm tra vẫn có tỷ lệ lớn các hộ xây dựng không có giấy phép. Có rất nhiều nguyên do, nhưng trước hết là từ phía chủ đầu tư, người có công trình xây dựng và trực tiếp chịu trách nhiệm về công trình của mình. Các chủ đầu tư dường như vẫn chưa mặn mà với việc xin cấp GPXD mặc dù thủ tục hành chính đã cải cách rất nhiều. Đây có lẽ là nguyên do dẫn đến hành vi vi phạm chất lượngxây dựng công trình không phép.
Hồ sơ xin cấp GPXD phải bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là điều kiện khiến các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn khi tiến hành xin phép xây dựng. Bởi nguồn gốc đất sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã là rất phức tạp. Hình thành từ 12 xã sau khi tách huyện Tiên Sơn năm 1999 thành huyện Tiên Du và Từ Sơn, thị xã đã chuyển dịch các xã để hình thành 7 phường nội thị và 05 xã ngoại thị lên mục đích sử dụng đất biến động nhiều giữa các đơn vị hành chính (thôn, khu khố) và phần quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trở lên thiếu đồng bộ.
Theo quy định thì hồ sơ xin cấp GPXD phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng nhưng vướng một điều là chưa hoàn thành thủ tục xin cấp sổ đỏ. Điều này thấy rất rõ ở các khu CLXD mới, các khu phân lô bán nền, Ban quản lý dự án đầu tư khi chưa xây dựng đầy đủ hạ tầng đã thực hiện bàn giao đất cho các hộ để xây dựng nhà ở,
vì vậy các hộ dân ở một số khu CLXD sau khi chuyển đến nhà mới mà phải chờ từ 2-3 năm chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy tờ thiếu, mà để hoàn thành đầy đủ lại phải mất rất nhiều thời gian. Trong khi với người Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với các hộ gia đình ở Miền Bắc có phong tục xây nhà phải hợp tuổi, hợp ngày, nếu cứ đợi cho khi nào hoàn thành các thủ tục xây dựng thì lại không được tuổi, không được ngày, do đó mà các chủ đầu tư bất chấp xin GPXD khởi công xây dựng. đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến các công trình xây dựng không phép.
Bảng 4.25. Bảng đánh giá về thủ tục cấp phép xây dựng năm 2015
STT Chỉ tiêu Hương Mạc Đình Bảng Đồng Kỵ Chung SL % SL % SL % SL % 1 Các giấy tờ cần nộp 30 100,00 30 100,00 30 100,00 90 100,00 Quá nhiều 18 60,00 16 53,33 17 56,67 51 56,67 Bình thường 12 40,00 14 46,67 13 43,33 39 43,33 2 Thủ tục nộp 30 100,00 30 100,00 30 100,00 90 100,00 Nhanh gon 8 26,67 8 26,67 9 30,00 25 27,78 Bình thường 10 33,33 12 40,00 10 33,33 32 35,56 Mất thời gian 12 40,00 10 33,33 11 36,67 33 36,67 3 Chi phí 30 100,00 30 100,00 30 100,00 90 100,00 Cao 5 16,67 10 33,33 8 26,67 23 25,56 Bình thường 14 46,67 14 46,67 10 33,33 38 42,22 Thấp 11 36,67 6 20,00 12 40,00 29 32,22
Nguồn: số liệu điều tra (2015)
Qua bảng điều tra trên ta thấy các đối tượng xây dựng đánh giá không cao về công tác cấp phép.
Đối với giấy tờ thì có đến 56,67% tại 3 xã điều tra cho là quá nhiều. Thủ tục nộp có 27,78% cho là nhanh gon, 35,56% cho là bình thường, còn lại 36,67% cho là mất thời gian. Lệ phí xin cấp phép được đánh giá chủ yếu là bình thường chiếm 42,22%, còn lại 25% cho là cao và 32,22% cho là thấp. Như vậy cơ quan quản lý cần thay đổi để quản lý CLCTXD được người dân đánh giá cao
hơn nữa. Nên có những chính sách riêng với từng loại công trình xậy đựng mà còn cần có các chỉ tiêu riêng cho từng mức độ công trình để phù hợp với các đối tượng xây dựng.
4.2.5. Cơ sở vật chất và tài chính công trong quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng lượng các công trình xây dựng
Hiện tại, trên địa bàn thị xã Từ Sơn có trụ sở văn phòng rộng 750 m2 nhà ba tầng.
Các phòng làm việc có trang bị thiết bị văn phòng như: máy tính, điện thoại, máy in, máy phách… và một số thiết bị khác.
Ngoài ra bên đội kiểm tra còn có các thiết bị phân tích đánh giá chất lượng công trình như máy đo chất lượng bê tông, máy phân tích thành phần, máy đo chịu rung…
Bảng 4.26. Bảng đánh giá của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất 2015
STT Chỉ tiêu Số lượng % 1 Thiết bị quản lý CLXD 20 100 Đầy đủ 8 40 Chưa đủ 12 60 2 Chất lượng cơ sở vật chất 20 100 Rất tốt 2 10 tốt 5 25 bình thường 7 35 kém 6 30 3 Đời máy 20 100
máy mới hiện đại 6 30
máy cũ lạc hậu 14 70
Nguồn: số liệu điều tra (2015)
Qua bảng số liệu ta thấy hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật ucar bộ phận quản lý còn thấp. Có tớii 60% đánh giá là thiếu thiết bị còn lại 40% đánh giá là đầy đủ. Về chất lượn thì chỉ có 10% cho là thiết bị còn rất rốt, có 25% cho là tốt, 35% đánh giá bình thường và 30% đánh giá là kém. Về đời máy thì chỉ có 30% cho là máy mới hiện đại còn lại 70% cho là máy cũ lạc hậu. Như vậy cơ sở vật chất của cơ quan quản lý hiện tại đánh giá là yếu kém, những máy mới hiện đại chủ yếu là các trang thiết bị văn phòng còn các máy chuyên dụng để đánh giá chất lượng công trình là các máy cũ lâu năm và hay có sự cố kỹ thuật.
4.2.6. Công tác kiểm tra giám sát, thanh tra chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn xã Từ Sơn
Trên địa bàn thị xã Từ Sơn các phòng ban có chức năng và nhiệm vụ quản lý chất lượng trên địa bàn thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng công trình trên địa bàn xây dựng.
- Thanh tra kiểm tra định kỳ: Một năm trên địa bàn thị xã có 2 đợt thanh tra kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình xây dựng định kỳ 6 tháng một lần. quyết định thanh tra kiểm tra sẽ được gửi tới các chủ đầu tư xây dựng. và có thời gian, các bộ phận quản lý, thành viên đánh giá và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng xây dựng.Ưu điểm thanh tra kiểm tra định kỳ là đánh giá được đầy đủ nội dung chất lượng công trình. Tuy nhiên độ chính xác của chất lượng công trình không cao do chủ đầu tư đã có sự chuẩn bị trước để ứng phó với đoàn kiểm tra.
- Kiểm tra đột xuất: Để đảm bảo tính khách quan trung thực và quản lý chặt chẽ, mà các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh tra kiểm tra đột xuất với các công trình xây dựng trên địa bàn để từ đó kiểm soát chất lượng công trình xây dựng và khắc phục các lỗi vi phạm trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Ưu điểm của phương pháp kiểm tra này là độ chính xác cao song không đánh giá được đầy đủ các nội dung của quản lý nhà nước với chất lượng công trình.
Bảng 4.27. Các vi phạm trong quản lý chất lượng xây dựng
TT Nội dung Hương Mạc Đình Bảng Đồng Kỵ Chung