3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Quản lý chất lượng các công trình xây dựng thường gắn liền với CLXD, bởi căn cứ để quản lý chất lượng các công trình xây dựng là quy hoạch xây dựng (đặc biệt là quy hoạch chi tiết) và giấy phép xây dựng. Hiện nay quy hoạch xây dựng tại các xã chỉ có quy hoạch tổng thể, hầu như chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết. Bên cạnh đó, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng có quy định “Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Trên thực tế tại hầu hết các xã thuôc tỉnh Bắc Ninh cũng như trên địa bàn thị xã Từ Sơn, việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo phép chỉ diễn ra tại các phường và thị trấn, còn tại các xã thì việc cấp phép và xây dựng theo giấy phép mới chỉ đang được thực hiện tại một số ít khu vực.
Căn cứ vào đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế xã hội, hoạt động đầu tư xây dựng ở thị xã Từ Sơn, chúng tôi lựa chọn phường của thị xã Từ Sơn có quá trình CLXD hóa nhanh, số lượng công trình trên địa bàn nhiều làm điểm nghiên cứu:
- Xã Hương Mạc, với kinh nghiệm tổ chức quản lý CLXD nên ở đây công tác trật tự xây dựng được thực hiện tương đối tốt.
- Phường Đình Bảng - phường có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trên địa bàn thị xã, có quy hoạch thực hiện các khu chức năng CLXD lớn nhất thị xã hiện nay.
cũng là điển hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã do xây dựng nhà ở, nhà xưởng sản xuất, nhà trưng bày sản phẩm đỗ gỗ mỹ nghệ tràn lan không phép, sai phép.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu sẵn có, các kết quả nghiên cứu, sách báo, tạp chí, bài viết, luận văn,… từ các nguồn UBND thị xã Từ Sơn, các phòng ban chuyên môn của thị xã Từ Sơn, các trang mạng,...
* Thu thập thông tin sơ cấp: Các số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với các cán bộ quản lý xây dựng của tình và thị xã và một số cán bộ giám sát thi công, thợ thi công. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua tổ chức thảo luận nhóm.
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Số liệu thu thập bao gồm các thông tin chung về người được điều tra, các đánh giá, nhận định về hoạt động quản lý xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong thời gian vừa qua (Chi tiết theo phiếu điều tra).
Trên cơ sở đặc điểm cơ cấu tổ chức của các phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND thị xã, tình hình các công trình xây dựng trên địa bàn các xã, phường nghiên cứu chung tôi tiến hành điều tra 20 phiếu, cụ thể:
Điều tra 20 cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn: + Cán bộ Phòng Quản lý đô thị thị xã: 10
+ Thanh tra xây dựng thị xã: 4
+ Cán bộ quản lý xây dựng cấp xã, phường tại xã Hương Mạc, phường Đình Bảng và phường Đồng Kỵ: Mỗi xã, phường 2 phiếu.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý nhà nước CLXD: - Vấn đề cấp phép, xây dựng.
- Đánh giá chất lượng qua kiểm tra, thanh tra.
- Chất lượng quản lý và phát hiện ra các sự cố và vi phạm trong chất lượng công trình.
Chủ đầu tư công trình xây dựng: Cơ quan, DN, KĐT, Cá nhân (người dân): 90 phiếu. Trong đó, bình quân mỗi điểm điều tra là 30 phiếu tại xã Hương Mạc, phường Đình Bảng và phường Đồng Kỵ. Đây là các xã, phường có nhiều
công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn và tập trung nhiều loại công trình. Đưa ra hệ thống các chỉ tiêu và mục đích của cuộc điều tra:
Đánh giá thủ tục của cán bộ quản lý CLXD về hệ thống văn nhà nước. Thực tế hoạt động cấp phép xây dưng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
Tình hình xây dựng trên địa bàn xã và những công trình xây dựng vi phạm tại các xã.
Đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý CLCTXD.
Đánh giá công tác thanh tra kiểm tra của đơn vị quản lý CLCTXD.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đơn vị hành chính xã, đối tượng và thời hạn vay, mức độ cho vay,... Từ các kết quả phân tổ này chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,...
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân vốn đầu tư, số lượng công trình xây dựng, … trên địa bàn thị xã Từ Sơn để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh hiện trạng quản lý nhà nước về xây dựng ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt trong quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng, một số cán bộ giám sát thi công các công trình xây dựng ở địa phương. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh thực trạng xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn: Số công trình xây dựng hàng năm, số lượng và chất lượng bản độ quy hoạch thị xã, quy hoạch các xã, phường trên địa bàn…
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh thực trạng quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã:
+ Số lượng, cơ cấu, trình độ,… cán bộ làm công tác quản lý.
+ Số lượng công trình xây dựng được cấp phép hàng năm/số đơn xin cấp phép.
+ Số lượng công trình xây dựng không phép. + Số lượng công trình xây dựng được kiểm tra. + Số lượng công trình vi phạm cần xử lý.
+ Mức phạt đối với từng vi phạm, tổng mức phạt hàng năm.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh đánh giá kết quả điều tra số liệu sơ cấp. Các số liệu thu thập chủ yếu dựa trên thang đánh giá ở ba mức độ tốt, bình thường, chưa tốt hoặc phức tạp, bình thường, đơn giản,…
+ Đánh giá của thợ thi công các công trình xây dựng: Tình hình xây dựng trên địa bàn, đánh giá về quy hoạch, thủ tục cấp phép xây dựng, thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra về xây dựng, xử phạt vi phạm trong xây dựng,…
+ Đánh giá của cán bộ quản lý, chủ công trình XDCB: Các nhận định, đánh giá về thủ tục pháp lý trong quản lý xây dựng, thực trạng quản lý về chất lượng xây dựng trên địa bàn,…
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN
4.1.1. Phân cấp quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn bàn thị xã Từ Sơn
4.1.1.1. Chủ chương quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của TW, của tỉnh và của thị xã.
Nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chuẩn chuyên ngành để đảm bảo cao nhất và tốt nhất chất lượng công trình xây dựng nói chung và chất lượng công trình xây dựng cơ sở hàng tầng thi xã Từ Sơn nói riêng trên địa bàn huyện; hướng tới là huyện ngoại thành dẫn đầu trong công tác quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hàng tầng thi xã Từ Sơn cũng như trong hoạt động quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng nói chung trên địa bàn thủ đô.
Về phân cấp và phân loại quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hàng tầng thi xã Từ Sơn: Phân cấp và phân loại công trình theo nội dung hướng dẫn văn bản pháp luật hiện hành. Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp địa phương (cấp huyện và cấp dưới huyện) tham gia và chịu trách nhiệm chính trong quản lý chất lượng công trình xây dựng theo phân loại và phân cấp công trình.
Về khảo sát xây dựng: củng cố chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý khảo sát chất lượng công trình xây dựng; tăng cường tính sát sao trong quản lý khảo sát chất lượng công trình xây dựng cơ sở hàng tầng thi xã Từ Sơn trên địa bàn huyện; nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý khảo sát chất lượng công trình xây dựng trong tương quan với quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng nói chung.
Về quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng cơ sở hàng tầng thi xã Từ Sơn: Đẩy mạnh quản lý chất lượng thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ, định hướng chất lượng gắn liền với tối ưu hóa hiệu quả và cân bằng chi phí. Không hy
sinh chất lượng vì chi phí; ngược lại, không lãng phí nguồn vốn đầu tư cho các thiết kế không phù hợp về kỹ thuật hay không đảm bảo về chất lượng.
Về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cơ sở hàng tầng thi xã Từ Sơn: Đẩy mạnh công tác đánh giá chất lượng nhà thầu thi công, giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình nhằm đảm bảo chất lượng công trình ngay từ các khâu đầu vào quan trọng nhất.
4.1.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh (2015) Thanh tra Sở XD UBND tỉnh Bắc Ninh
UBND TX Từ Sơn Sở Xây dựng
Phòng quản lý đô thị TX
UBND phường, xã
Đội Thanh tra số 2 Đội Thanh tra XD
Thị xã
Trong đó, Phòng Quản lý đô thị thị xã chịu sự quản lý của UBND thị xã Từ Sơn đồng thời chịu sự quản lý của Sở Xây dựng về chuyên môn nghiệp vụ. Thanh tra xây dựng tỉnh quản lý chuyên môn nghiệp vụ Đội Thanh tra xây dựng TX, Đội TTXD quản lý chuyên môn nghiệp vụ ban XD phường, xã.
4.1.1.3. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã
a) Phòng Quản lý đô thị
Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, trực tiếp, toàn diện của UBND Thị xã, sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên mônnghiệp vụ của Sở Xây dựng Bắc Ninh.
- Chức năng của Phòng Quản lý đô thị
Giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, phát triển CLXD, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật CLXD (gồm cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường CLXD, công viên cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến bãi đỗ xe CLXD).
- Nhiệm vụ của Phòng Quản lý đô thị.
Quản lý xây dựng, cơ sơ hạ tầng, quy hoạch kiến trúc, nhà ở… trong đó chức năng quản lý chất lượng các công trình xây dựng của Phòng quản lý đô thị như sau:
+ Thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng, hồ sơ cấp phép đào đường, hè phố, hồ sơ cấp phép sử dụng tạm thời hè đường trình UBND Thị xã quyết định phân cấp của UBND tỉnh.
+ Phối hợp Thanh tra chuyên ngành, Công an Thị xã và UBND phường, xã kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thật CLXD, phối hợp kiểm tra quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn.
+ Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản. + Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, quản lý hồ sơ tài liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn công các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Thị xã. Hướng dẫn lập Dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng, thẩm định Thiết kế cơ sở, Thiết kế bản vẽ thi công các công trình được UBND tỉnh Bắc Ninh phân cấp.
Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng trên địa bàn Thị xã, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi xin cấp GPXD nhà ở riêng lẻ. Phòng đă tham mưu UBND Thị xã có các văn bản hướng dẫn UBND các Phường, xã và các chủ đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp phép tạm các công trình xây dựng.
Hồ sơ thụ lý đảm bảo vượt thời gian theo quy định, công tác tiếp dân nhận hồ sơ và trả kết quả GPXD được thực hiện tại bộ phận Cải cách hành chính của Văn Phòng UBND Thị xã. Tại bộ phận Cải cách hành chính một cửa đã niêm yết công khai: Lịch tiếp dân, nội dung quy định về thủ tục, trình tự hồ sơ xin cấp GPXD, các loại lệ phí phải nộp.
Cán bộ tiếp dân hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, đầy đủ, thái độ lịch sự đúng mực, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Trong công tác quản lý cấp phép xây dựng không để hồ sơ tồn đọng, những t rường hợp vướng mắc không giải quyết được (vướng mắc về quy hoạch, về tranh chấp đất đai…).
Phòng đều tham mưu cho UBND Thị xã trả lời các chủ đầu tư bằng văn bản. Một số trường hợp phát sinh khiếu nại của chủ đầu tư hoặc các hộ liền kề khi cấp GPXD Phòng phối hợp chặt chẽ với UBND Phường, Thanh tra xây dựng giải quyết dứt điểm, kịp thời và có văn bản trả lời theo đúng quy định của pháp luật.Thẩm quyền cấp GPXD đối với các dự án có cấp công trình cấp 2 trở xuống UBND Thị xã đă chỉ đạo Phòng chuyên môn bố trí cán bộ chuyên viên đủ năng lực và kinh nghiệm thụ lý hồ sơ.
Căn cứ điều lệ Quản lý quy hoạch chi tiết Thị xã Từ Sơn được tỉnh phê duyệt xác định các khu vực cấm và hạn chế xây dựng, các khu vực phát triển CLXD, các khu vực cấp phép xây dựng tạm, các khu vực cấp phép xây dựng ổn định lâu dài. Tạo điều kiện để nhân dân đầu tư xây dựng nhà theo quy hoạch và quy định của tỉnh. Với đặc thù của một Thị xã mới thành lập, từ trước có những huyện không phải xin phép xây dựng thì nay việc này là bắt buộc, việc phổ biến cho dân hiểu tầm quan trọng của việc xin GPXD là cần thiết đảm bảo quy hoạch xây dựng nói chung của một Thị xã. (Phòng quản lý đô thị thị xã Từ Sơn, 2015)
b) Thanh tra Sở Xây dựng
Tham mưu cho Ban Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo về nhà ở và xây dựng theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo.
Thực hiện nhiệm vụ Thanh tra hành chính – thanh tra chuyên ngành quy định tại Luật Thanh tra và Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của