Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềchất lượng các công trìnhxây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước vềchất lượng các công trìnhxây

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềchất lượng các công trìnhxây dựng

một số quốc gia trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore được đánh giá là quốc gia có trình độ quản lý CLXD hàng đầu thế giới hiện nay. Đó chính là kết quả của cả một quá trình hoạch định, thực thi chính sách phát triển, xây dựng và triển khai quy hoạch CLXD với mục tiêu đưa Singapore trở thành CLXD hàng đầu thế giới.

Singapore là một quốc đảo bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung quanh, là một quốc gia diện tích nhỏ, dân số ít ở khu vực Đông Nam châu Á, diện tích cả nước khoảng hơn 700 km2 và dân số khoảng 4,8 triệu người.

Với kế hoạch trên, Singapore đã gặt hái được nhiều thành công, diện tích cây xanh đã chiếm xấp xỉ 50% diện tích lãnh thổ, một tỉ lệ đáng mơ ước của nhiều thành phố trên thế giới.

Theo các nhà chuyên môn, khi phủ đầy được khoảng 20-50% mật độ cây xanh, mặt nước tại dự án thì có thể giảm được 3,3 độ C đến 4,9 độ C tại khu vực dự án. Ngoài ra CLXD xanh, công trình xanh còn có ý nghĩa về bản sắc CLXD riêng, nhờ đặc thù của các loại cây, loài hoa.

Mỗi đường phố của đảo quốc này trồng một loại cây với chiều cao được khống chế và cắt tỉa tạo dáng phù hợp. Singapore hiện có 300 công viên với

9.000 ha với kinh phí bảo dưỡng cây xanh hàng năm vào khoảng 100 triệu SGD. Từ những năm 1980 trở lại đây, Singapore trồng cây ăn trái và các loại cây quý hiếm; tạo những hầm cây; tiến hành quy hoạch thay thế cây tạp; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát cây xanh bằng công nghệ thông tin để phát hiện các cây bệnh và theo dõi tuổi đời của cây...

Singapore chủ trương xây dựng nhà ở với sự đa dạng, cao tầng, thấp tầng ở các khu vực khác nhau; xây dựng phục vụ tốt nhất cho phong cách sống của các cộng đồng dân cư khác nhau và giữ gìn các di sản cho thế hệ sau.

Chính vì vậy, những chiến lược quy hoạch và quản lý CLXD hợp lý, chặt chẽ đã giúp Singapore có được nhiều thành tựu đáng nể phục. Kinh nghiệm xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch CLXD và hoạch định chính sách phát triển của Singapore thực sự là những bài học kinh nghiệm rất quý giá cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, nhất là trong việc quy hoạch, quản lý CLXD. Đó là bài học về một quốc gia có tốc độ CLXD hóa đến “chóng mặt” nhưng lại mang lại cho người dân một cuộc sống chất lượng cao trong khi vẫn bảo toàn việc phát triển bền vững (Đỗ Quý Hoàng, 2014).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau gần 40 năm Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc từ năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao trong thời gian dài. Quá trình CLXD hóa ở Trung Quốc cũng diễn ra nhanh chóng, nhất là ở các thành phố lớn, CLXD ven biển,… Đến cuối năm 2013, tỷ lệ CLXD hóa ở Trung Quốc đạt 53,75%; trung bình, tốc độ CLXD hóa của quốc gia này là 1%/năm. Để đạt được những thành tựu như vậy, Trung Quốc có một hệ thống những quy định, cơ chế và luật pháp rõ ràng trong việc lập quy hoạch và phát triển CLXD.

Trước hết, Trung Quốc thiết lập cơ chế tổ chức và biện pháp quản lý phù hợp cho việc lập và thực hiện quy hoạch. Theo đó quy định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý quy hoạch CLXD ở cấp trung ương và địa phương. Quy định rõ mối quan hệ, sự phân loại chức năng và liên kết giữa cấp quản lý trung ương và địa phương trong việc thực hiện lập quy hoạch CLXD.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan lập pháp cấp địa phương nhằm i) thiết lập khung chương trình chi tiết cho hệ thống lập quy hoạch của địa phương; ii) phân chia chức năng và phối hợp giữa các cơ quan tư pháp,

hành chính và lập pháp ở địa phương; iii) xác định tổ chức cơ bản của cơ quan quản lý lập quy hoạch CLXD của thành phố địa phương và những nhiệm vụ tương ứng và iv) phân công người theo dõi phụ trách những trường hợp vi phạm quy hoạch và các nguyên tắc đo lường.

Luật Quy hoạch CLXD và Nông thôn của Trung Quốc quy định một số biện pháp xử phạt hành chính liên quan đến việc lập quy hoạch các dự án xây dựng, bao gồm:Với những dự án không được cấp phép xây dựng, hoặc vi phạm giấy phép xây dựng sẽ bị cơ quan quản lý quy hoạch yêu cầu dừng xây dựng. Những dự án này có thể được yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục để hạn chế tác động tiêu cực trong thời gian quy định, và bị phạt từ 5% đến 50% kinh phí của dự án. Với những dự án không thể khắc phục được, sẽ cho phá dỡ hoặc tịch thu và bị phạt khoảng dưới 10% kinh phí dự án. Những dự án xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc vi phạm giấy phép xây dựng ở khu vực nông thôn, chính quyền địa phương sẽ lệnh yêu cầu dừng xây dựng và khắc phục trong thời gian quy định, có thể bị phá dỡ khi quá thời hạn trên. Những dự án xây dựng tạm thời có thể bị phá hủy trong thời gian quy định và cơ quan quản lý quy hoạch phạt dưới 100% kinh phí dự án nếu: Xây dựng không có giấy phép; Vi phạm giấy phép xây dựng; Không bị phá dỡ sau thời gian quy định (Tạ Xuân Hạnh, 2014).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng tại một số địa phương trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Trong thời gian qua, công tác quản lý trật chất lượng công trình xây dựng CLXD được thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp, các ngành để đảm bảo việc phát triển CLXD của thành phố xứng đáng với vai trò là CLXD loại một trung tâm cấp quốc gia, là thành phố phát triển văn minh, hiện đại theo định hướng điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, tình trạng các công trình xây dựng kém chất lượng, không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, không đúng thiết kế vẫn xảy ra thường xuyên; thậm chí nhiều công trình đã bị xử lý vi phạm chất lượng xây dựng nhưng vẫn tiếp tục thi công xây dựng ngay tại các quận trung tâm thành phố như: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân khiến dư luận nhân dân bức xúc; ảnh hưởng đến môi trường, an toàn giao thông và mỹ quan CLXD cũng như ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, Uỷ ban nhân dân thành phố đã đề ra các giải pháp cụ thể như sau:

- Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của địa phương về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy hoạch, cấp phép xây dựng theo đúng quy định; đồng thời thực hiện công khai các thủ tục hành chính tại cơ sở và thực hiện việc cấp Giấy phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo thời gian, đúng quy định.

- Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn; ban hành kịp thời Quyết định đình chỉ thi công xây dựng, Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm chất lượng xây dựng, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện nghiêm việc cưỡng chế phá dỡ những công trình vi phạm theo Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên hoặc của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng theo quy định của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng đối với tất cả các công trình, kể cả công trình do Sở Xây dựng cấp phép (UBND thành phố Hải Phòng, 2012).

- Tập trung chỉ đạo và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về chất lượng các công trình xây dựng CLXD, khắc phục tình trạng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn để tồn tại, đồng thời xử lý nghiêm và kiên quyết thực hiện phá dỡ công trình vi phạm theo quy định.

- Quy định trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý xây dựng trên địa bàn; kiên quyết thực hiện kiểm điểm, kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cấp Giấy phép xây dựng sai với quy định, để xảy ra vi phạm chất lượng xây dựng mà không xử lý hoặc không xử lý kịp thời; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố về việc không phát hiện, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng xây dựng CLXD trên địa bàn do mình quản lý (Vũ Chí Nghiêm, 2015).

2.2.2.2. Kinh nghiệm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố Thái Nguyên, cùng với sự vào cuộc đồng bộ và có trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường, xã, công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những chuyển biến tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân.

Phan Đình Phùng là một trong những phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên, mật độ dân số đông, có nhiều doanh nghiệp, công ty đóng chân trên địa bàn nên công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở đây luôn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để làm tốt công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn, trong các cuộc họp giao ban hằng tháng, hằng quý, chính quyền phường đã tuyên truyền lồng ghép các quy định mới liên quan đến lĩnh vực xây dựng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng đến tổ trưởng tổ dân dân phố. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các tổ trưởng thông tin phản hồi về các trường hợp xây dựng, sửa chữa các công trình xây dựng tại khu dân cư, phối hợp với cơ quan thẩm quyền kiểm tra nhằm tạo sự đồng thuận, tạo sức mạnh tổng hợp của nhân dân để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về chất lượng xây dựng trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, phường cũng phân công cán bộ của Tổ Quản lý trật tự, mỹ quan CLXD - vệ sinh môi trường phụ trách các tổ dân phố và trực cả ngày thứ 7, Chủ nhật để kịp thời báo cáo, xử lý các vụ việc vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm, phường kiên quyết xử lý nghiêm. Vì vậy, hiện nay, cơ bản các hộ dân trên địa bàn phường đều có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định về xây dựng, các công trình xây dựng đều được cấp phép.

Không chỉ riêng ở phường Phan Đình Phùng, từ đầu năm 2014 đến nay, lĩnh vực quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở các phường, xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng CLXD văn minh, hiện đại.

Để làm tốt công tác này, thành phố Thái Nguyên đã tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến hướng dẫn pháp luật, các văn bản về công tác quản lý chất lượng xây dựng, cấp giấy phép xây dựng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các phòng chuyên môn; đồng thời tổ chức tuyên truyền cho trên 9.700 trường hợp ký cam kết không sử dụng lòng đường, hành lang an toàn giao thông, vỉa hè để kinh doanh, tập kết vật liệu xây dựng; nhắc nhở hơn 1.800 trường hợp tập kết vật liệu, bày bán hàng làm mất mỹ quan CLXD.

Ngoài ra, việc kiểm tra các vi phạm chất lượng xây dựng cũng được ngành chức năng và UBND các xã, phường thực hiện quyết liệt và hiệu quả. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2014, Đội Quản lý chất lượng các công trình xây dựng và Giao thông thành phố đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra 1.112 trường hợp; trong đó, có 189 trường hợp xây dựng không phép, 95 trường hợp

xây dựng trái phép và xây dựng trên đất không được phép xây dựng, xử phạt trên 100 triệu đồng, cưỡng chế tháo dỡ 9 công trình vi phạm.

Cùng với đó, UBND các phường, xã cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi làm các thủ tục xin cấp phép xây dựng tại bộ phận một cửa; kiện toàn Tổ Quản lý trật tự mỹ quan CLXD, vệ sinh môi trường, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng và phối hợp cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

Không chỉ riêng phía người dân, các doanh nghiệp khi triển khai xây dựng trên địa bàn cũng đều niêm yết công khai tại chân công trình với những nội dung như: tên công trình, ngày khởi công, ngày hoàn thành, chủ đầu tư, đơn vị thi công... để nhân dân giám sát (Tạ Xuân Hạnh, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)