Giải tăng cường chất lượng các công trìnhxây dựng quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước vềchất lượng các công trìnhxây

4.3.2. Giải tăng cường chất lượng các công trìnhxây dựng quản lý chất lượng

trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn thời gian tới

Trong thời gian tới, nhu cầu xây dựng phát triển trên địa bàn thị xã Từ Sơn sẽ ngày càng cao.Điều này đòi hỏi ban quản lý dự án thị xã Từ Sơn cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án để đáp ứng được yêu cầu của công việc sắp tới. Để thực hiện được như vậy cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất,các giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư được thực hiện phải đảm bảo tuân thủ các quy định, các văn bản pháp luật của nhà nước. Đặc biệt do đặc thù các dự án được thực hiện tại ban quản lý dự án là các dự án xây dựng nên đòi hỏi phải tuân thủ theo luật xây dựng, và các văn bản do bộ xây dựng ban hành.

Thứ hai, trong thời gian tới mục tiêu của Ban quản lý dự án là:

- Tiếp tục điều chỉnh quy chế hoạt động của ban trên cơ sở tăng cường cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

- Phân công phân cấp hợp lý đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao - Chú ý tăng cường đào tạo cán bộ cả ngắn hạn và dài hạn.

- Tăng cường hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Thứ ba, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan cấp trên, phối hợp tốt với các đơn vị ban và chính quyền địa phương để nhận được sự phối hợp tích cực có hiệu quả. Đây là một nguồn động viên to lớn, có sự ảnh hưởng tới hiệu quả và thành công của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thời gian tới.

4.3.2. Giải tăng cường chất lượng các công trình xây dựng quản lý chất lượng công trình lượng công trình

4.3.2.1. Giải pháp quản lý phân loại và phân cấp công trình xây dựng

áp dụng sai các chính sách, thủ tục cũng như bộ phận và đội ngũ quản lý không rõ ràng. Từ đó, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước về CLCTXD. Do vậy, chúng ta cần phải:

- Tăng cường đào tạo, cập nhật, nâng cao hiểu biết của cán bộ quản lý cấp địa phương về tầm quan trọng của việc quản lý phân loại, phân cấp công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

- Phổ biến kiến thức chuyên ngành về phân loại, phân cấp công trình xây dựng cơ sở hàng tầng thi xã Từ Sơn cho cán bộ chuyên trách bằng cách cử tham gia hội thảo chuyên ngành; cập nhật tài liệu chuyên ngành.

4.3.2.2. Giải pháp tăng cường quả quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn

* Nhóm giải pháp thứ nhất: nâng cao hiệu quả quản lý CLCTXD của các cơ quan QLNN Đối tượng gồm: UBND các cấp; Sở Xây dựng và các Sở có quản lý CTXD chuyên ngành; các phòng chức năng cấp huyện (phòng quản lý đô thị, phòng hạ tầng kinh tế, phòng kinh tế).

Một là, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về CLCTXD: Lập tại các sở có quản lý CTXD chuyên ngành một phòng hoặc bộ phận chuyên trách quản lý nhà nước về chất lượng. Ở cấp huyện, cần bổ sung lực lượng chuyên môn kỹ thuật bằng các biện pháp kinh tế hoặc cử và khuyến khích các đối tượng đi học hệ tại chức. Ở cấp xã, cần được biên chế cán bộ chuyên môn (trình độ trung cấp trở lên), trước mắt ưu tiên cho các phường, thị trấn; Chủ động khuyến khích đào tạo người địa phương đi học hệ tại chức, cao đẳng, trung cấp bằng cơ chế hỗ trợ kinh tế. Giải pháp này có tính khả thi cao vì hàng năm lực lượng thanh niên tốt nghiệp phổ thông không đỗ đại học phải ở lại địa phương có số lượng không nhỏ. Song song với các biện pháp trên cần tổ chức đánh giá, phân loại lực lượng cán bộ, công chức, viên chức hiện có để lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ.

Hai là, về cơ chế, chính sách: Ngành xây dựng cần tham mưu để UBND Tỉnh chỉ đạo ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn; tăng cường chính sách thu hút nhân lực và nhân tài (đã có chính sách thu hút nhân tài nhưng chưa đủ mạnh).

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, giám định CLCTXD: Hoạt động giám định chất lượng cần được quan tâm để đánh giá được chính xác, toàn diện về chất lượng công trình. Muốn vậy, phải tăng cường năng lực cho

Trung tâm kiểm định chất lượng, đồng thời khuyến khích hoạt động của các tổ chức kiểm định độc lập khác.

* Nhóm giải pháp thứ hai: nâng cao hiệu quả quản lý CLCTXD của chủ đầu tư.

Bốn là, xây dựng hệ thống bộ máy quản lý chất lượng ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Như đã nói ở trên, CLCTXD được hình thành từ khâu khảo sát, thiết kế, thế nhưng hầu hết các dự án, việc thành lập Ban QLDA hoặc thuê tư vấn QLDA chỉ tiến hành ở cuối giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc đầu giai đoạn thực hiện đầu tư nên Chủ đầu tư không kiểm soát được chất lượng khảo sát, thiết kế. Năm là, chủ đầu tư thành lập bộ phận tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của tư vấn QLDA và tư vấn giám sát (trường hợp Chủ đầu tư không có năng lực): Điều này rất cần thiết vì tư vấn QLDA và tư vấn giám sát được chủ đầu tư thuê để kiểm tra các nhà thầu khác. Vậy ai kiểm tra họ? Để làm được chức năng này, bộ phận tổng hợp cần được đào tạo nhanh (ngắn ngày) về nghiệp vụ nhằm nắm được trách nhiệm và trình tự, nội dung nhiệm vụ mà các nhà thầu phải thực hiện.

Sáu là, có kế hoạch và biện pháp lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện, năng lực: Chủ đầu tư phải kiểm tra thực tế chứ không chỉ kiểm tra trên hồ sơ, đồng thời kết hợp nhiều kênh thông tin để xác định chính xác điều kiện, năng lực của nhà thầu trước, trong khi đấu thầu và trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Bảy là, quản lý bằng phương pháp hành chính và hợp đồng kinh tế: Phương pháp hành chính là truyền đạt các yêu cầu của chủ đầu tư thông qua các “phiếu yêu cầu” hoặc “phiếu kiểm tra”, báo cáo thường xuyên bằng “phiếu” thay vì nói miệng theo kiểu gia đình. Cần quản lý chất lượng bằng hợp đồng kinh tế. Theo đó, các yêu cầu về chất lượng cần được thể hiện chi tiết trong hợp đồng (hoặc phụ lục hợp đồng). Đây là yêu cầu pháp lý bắt buộc. Lâu nay tình trạng hợp đồng kinh tế chỉ là thủ tục, nhất là không được quan tâm sử dụng để quản lý chất lượng, dẫn đến các tranh chấp về chất lượng không giải quyết được.

* Nhóm giải pháp thứ ba: Nâng cao hiệu quả quản lý CLCTXD của nhà thầu.

Tám là, xây dựng hệ thống bộ máy quản lý chất lượng: kiện toàn các chức danh theo qui định về điều kiện năng lực; xây dựng hệ thống bộ máy từ văn phòng đến hiện trường; xoá bỏ hiện tượng “Khoán trắng”; Có hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thu hút nhân lực, nhân tài.

Chín là, xây dựng chiến lược và kế hoạch đảm bảo chất lượng: Đề ra mục tiêu, lộ trình, nội dung, mô hình quản lý chất lượng của Công ty; có chính sách chất lượng phù hợp với lộ trình; đồng thời kỷ luật nghiêm với các đối tượng vi phạm chất lượng. Song song với đó, phải xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng cho từng công trình với các biện pháp đảm bảo chất lượng, thay vì lối làm tuỳ tiện, không có bài bản.

* Nhóm giải pháp thứ tư: Nâng cao hiệu quả quản lý CLCTXD của chủ sử dụng công trình Đây là giải pháp thứ mười, đòi hỏi chủ sử dụng và các chủ thể khác phải nhận thức đầy đủ về công tác bảo trì. Theo đó, chủ sử dụng không nhận bàn giao khi không có hồ sơ bảo trì công trình; cử cán bộ phụ trách công tác bảo trì (nếu là công trình lớn cần có người hoặc bộ phận chuyên trách có chuyên môn, nghiệp vụ); tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục để mọi cán bộ công nhân viên trong cơ quan có những kiến thức phổ thông về bảo trì, nhờ đó họ có thể thường xuyên tham gia công tác duy tu, bảo dưỡng.

* Giải pháp thứ năm: Tăng cường giám sát cộng đồng về CLCTXD Thực hiện giải pháp này theo quyết định số 80/2005/QĐ -TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Nội dung chính của giải pháp là cần tổ chức, tập huấn nhanh để bộ phận giám sát cộng đồng do nhân dân lập ra nắm được các qui định về trách nhiệm của các chủ thể về công tác quản lý chất lượng, từ đó họ có thể giám sát về hành vi trách nhiệm (chứ không phải giám sát kỹ thuật). Trên đây là những vấn đề đã được bàn luận tại cuộc hội thảo với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CLCTXD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” do Sở Xây dựng tổ chức ngày 23/5/2007. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các cấp, ngành và các chủ thể tham gia quản lý CLCTXD trong tỉnh và được dư luận rất đồng tình. Thiết nghĩ, những nội dung này cũng nên đưa ra để các địa phương khác cùng tham khảo, tất cả vì những công trình khoẻ, đẹp và bền vững. Chủ đầu tư cần cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, tránh lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu trách nhiệm.

Nhấn mạnh vai trò của hoạt động khảo sát đối với đơn vị tư vấn, nhà thầu thiết kế, xiết chặt các yêu cầu liên quan đến khảo sát và thiết kế để nâng cao tính trách nhiệm của đơn vị khảo sát, thiết kế.

Chủ đầu tư kiểm tra kiểm soát chặt chẽ công tác khảo sát, thiết kế thông qua công tác thẩm định, thẩm tra khảo sát, thiết kế của đơn vị tư vấn. Đối với

công trình có quy mô nhất định, cần tham vấn, thẩm định của cơ quan có năng lực và thầm quyền theo quy định của pháp luật.

4.3.2.3. Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn

- Đối với chủ đầu tư (BQLDA đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn):

o Trên cơ sở đề xuất của dự án, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được ban hành, nhiệm vụ khảo sát thiết kế được duyệt, tổ chức thực hiện đầy đủ các yêu cầu đảm bảo chất lượng khảo sát xây dựng; đề xuất giải pháp thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật) bảo đảm hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật.

o Ưu tiên lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, có tuổi thọ và hiệu quả sử dụng cao.

- Đối với các đơn vị Tư vấn thiết kế:

o Chấn chỉnh về tổ chức và hoạt động, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao trình độ khoa học công nghệ để đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, bảo đảm chất lượng của sản phẩm và dịch vụ tư vấn.

o Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng. - Đối với các đơn vị tư vấn giám sát xây dựng:

o Đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ Tư vấn giám sát. Nghiêm túc thực hiện theo Hợp đồng giám sát xây dựng với Chủ đầu tư, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đã được quy định trong Hợp đồng và các quy định hiện hành về giám sát xây dựng. Tổ chức bộ máy giám sát có đầy đủ các chức danh trong bộ phận giám sát xây dựng của dự án.

o Kiểm soát và yêu cầu nhà thầu xây dựng tuân thủ Chỉ dẫn kỹ thuật đã được phê duyệt. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công đưa vào công trường; Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu xây dựng (bộ máy quản lý chất lượng, phòng thí nghiệm) tại hiện trường; Các cơ sở sản xuất cung cấp vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng.

o Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình đáp ứng yêu cầu thiết kế. Kiểm tra biện pháp thi công, giám sát thường xuyên và có hệ thống quá trình thi công xây dựng của nhà thầu tại hiện trường đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

o Chỉ nghiệm thu công trình khi bảo đảm chất lượng, kiên quyết loại trừ những sản phẩm nhà thầu thực hiện không đúng yêu cầu kỹ thuật, không tuân thủ trình tự thi công.

4.3.2.4. Giải pháp tăng cường quản lý bảo hành và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn

- Đối với công tác quản lý của chủ đầu tư:

oRà soát, hoàn chỉnh các quy trình khai thác, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quản lý, quy trình bảo trì, trách nhiệm về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm tuổi thọ công trình, an toàn trong quá trình khai thác, duy trì và nâng cao năng lực khai thác của công trình trong hoạt động quản lý, khai thác và bảo trì.

oThực hiện tốt công tác lưu trữ và khai thác hồ sơ hoàn công công trình, lập hồ sơ quản lý công trình.

- Đối với cơ quan quản lý trực tiếp cấp địa phương:

oThực hiện tốt công tác quản lý khai thác công trình như: kiểm soát công suất sử dụng, cường độ sử dụng; kiểm tra tình trạng kỹ thuật của công trình theo định kỳ, theo dõi tình hình hư hại (nếu có) của công trình để có giải pháp ngăn chặn hư hỏng, có kế hoạch sửa chữa kịp thời, bảo đảm khả năng khai thác, an toàn công trình và tuổi thọ công trình.

oKiểm tra giám sát, đảm bảo đơn vị thực hiện công tác bảo trì (bảo dưỡng, sửa chữa) phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, an toàn, vệ sinh và môi trường. Tuân thủ các quy định về lập hệ thống quản lý chất lượng, quy trình bảo trì công trình, nghiệm thu nội bộ... bảo đảm chất lượng thi công sửa chữa, bảo dưỡng công trình.

4.3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên đại bàn thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)