TT Nội dung Đơn giản Phức tạp, khó thực hiện
SL % SL %
1 Hương Mạc 25 83,33 5 16,67
2 Đình Bảng 20 66,67 10 33,33
3 Đồng Kỵ 18 60,00 12 40,00
4 Tổng cộng 63 70,00 27 30,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Nhờ việc loại bỏ những thủ tục hành chính phiền hà, quy trình cấp phép xây dựng đã được giản đơn, thời gian thực hiện rút ngắn mà vẫn đảm bảo được chất lượng và đúng thủ tục cho các công trình xây dựng trên địa bàn. Cũng nhờ đó mà các chủ đầu tư không còn e ngại việc xin cấp GPXD như trước nữa và họ cũng dễ dàng thực hiện việc xin giấy phép xây dựng tại các cơ quan chức năng. Theo đánh giá của các chủ đầu tư cho thấy hiện nay thủ tục cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thị xã là rất tốt, đơn giản, dễ thực hiện và đúng thời gian theo quy định.
Quy trình cấp phép với thủ tục hành chính gọn nhẹ, nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”. Chủ đầu tư mua hồ sơ xin cấp phép xây dựng ở bộ phận văn phòng. Sau đó điền đây đủ vào hồ sơ xin cấp GPXD rồi nộp vào bộ phận một cửa tại UBND thị xã. Bộ phận một cửa sẽ kiểm tra đầy đủ thủ tục và yêu cầu từ phía chủ đầu tư. Nếu không có sai phạm gì thì bộ phận một cửa sẽ tiếp tục chuyển hồ sơ vào phòng Quản lý đô thị. Phòng quản lý đô thị tiếp nhận hồ sơ, theo phân công của trưởng phòng các cán bộ chuyên trách của phòng sẽ đảm nhận trách nhiệm thụ lý hồ sơ, thẩm định bản thiết kế, xem xét dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất trên địa bàn. Nếu thấy mọi điều kiện hợp lệ thì sau 15 ngày không kể ngày nhận hồ sơ cán bộ thụ lý sẽ cấp giấy phép cho các chủ đầu tư (đối với nhà ở riêng lẻ). Các chủ đầu tư theo giấy hẹn đúng ngày qua bộ phận một cửa để nhận giấy phép. Mặt khác, cán bộ phòng Quản lý đô thị sau khi xem xét thụ lý hồ sơ, trình phó chủ tịch UBND thị xã và trưởng phòng Quản lý đô thị ký duyệt cấp phép xây dựng phải lưu hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi thường ngày.
Hiện nay, phòng quản lý xây dựng chỉ có 19 cán bộ chuyên môn trong đó cả trưởng phòng và hai phó phòng. Với lượng công việc tương đối nhiều của một thị xã đang có tốc độ CLXD hóa cao thì công việc luôn trong tình trạng quá tải. Cán bộ thụ lý hồ sơ không kịp làm xuể với số hồ sơ mỗi ngày càng nhiều chưa cộng các hồ sơ tồn đọng qua các tháng vì chưa hợp lệ trả lại. Việc thiếu nhân sự là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thụ lý hồ sơ cấp GPXD gặp nhiều khó khăn.
Giai đoạn trước khi có Độ quản lý chất lượng CLXD được thành lập, việc không có thanh tra viên về chất lượngxây dựng hiện nay làm cho công tác này xử lý chậm và không hiệu quả vì chỉ trong một thời gian ngắn nếu không được xử lý kịp thời công trình xây dựng có thể thực hiện được mục đích lấn chiếm của mình như đổ trụ, lấn ban công, đất công... Còn đối với các xã, phường do chức danh cán bộ phụ trách xây dựng chưa được bổ sung, kiện toàn trong biên chế của các xã, chỉ được kiêm nhiệm do chức danh cán bộ địa chính, vì vậy người được làm nhiệm vụ phụ trách xây dựng cũng không yên tâm công tác và mong muốn làm vị trí khác ổn định hơn, vì vậy có địa phương đôi lúc còn buông lỏng công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng.