Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước chất lượng các công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước chất lượng các công trình

GDP.Vì vậy quản lý chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm.Thời gian qua, còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư luận bất bình. Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu quả (Tạ Xuân Hạnh, 2013).

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước chất lượng các công trình xây dựng xây dựng

2.1.4.1. Các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý chất lượng các công trình xây dựng

Hiệu lực quản lý nhà nước muốn được nâng cao thì trước hết phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, thể chế hóa được các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Chất lượng của pháp luật là vấn đề đầu tiên, rất quan trọng (Vũ Chí Nghiêm, 2015).

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế. Theo đó, pháp luật về xây dựng là công cụ quan trọng để Nhà nước, xã hội đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm trong các hoạt động xây dựng, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước.

Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện pháp luật, do vậy, sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các quy phạm pháp luật có chất lượng tốt và việc thực hiện nghiêm minh là nhu cầu tất yếu của quản lý nhà nước. Nếu hệ thống pháp luật về trách nhiệm hành chính không hoàn chỉnh thì không thể có cơ sở cho quá trình thực thi pháp luật tốt, cho dù có đầu tư nhiều tiền của và nhân lực. Có thể nói, yếu tố chất lượng pháp luật về hoạt động xây dựng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo cho việc quản lý nhà nước

về xây dựng đạt được hiệu quả cao.

Quy định của nhà nước bằng văn bản được thực hiện và áp dụng vào quá trình quản lý CLCTXD trong từng giai đoạn thực hiện công trình.

- Quản lý phân loại và phân cấp công trình xây dựng.

- Quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

- Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn. - Quản lý bảo hành và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

2.1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Thực tế cho thấy, tổ chức bộ máy hành chính cồng kềnh, sự phân cấp quản lý nhà nước chưa hợp lý, tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương,… đã khiến cho hoạt động quản lý nhà nước kém hiệu quả. Là một bộ phận thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, do đó, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, chỉ khi tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, hợp lý thì việc thực hiện pháp luật mới được phối hợp một cách nhịp nhàng và đảm bảo (Đỗ Quý Hoàng, 2014).

2.1.4.3. Năng lực của cán bộ, công chức làm quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng

Khi đánh giá về vai trò của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù có tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Từ đó, Người khẳng định: cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm và luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lýợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây

dựng cũng vậy, trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý rất được chú trọng, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Chỉ khi cán bộ, công chức – những người thực thi pháp luật nắm vững luật pháp, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, xử lý nghiêm minh, công tâm, khách quan, không bị sa ngã trước mọi cám dỗ, giữ vững lập trường, phẩm chất đạo đức thì việc quản lý của nhà nước về xây dựng mới được đảm bảo một cách đúng đắn (Tạ Xuân Hạnh, 2013).

2.1.4.4. Các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng

Nhà nước muốn tồn tại thì phải trở thành một chủ thể kiến tạo cho sự phát triển, chứ không đơn thuần chỉ là công cụ của giai cấp thống trị xã hội. Điều đó có nghĩa, cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính hiện nay, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước.

Hiệu quả quản lý hành chính giờ đây đã trở thành một yếu tố sống còn của năng lực cạnh tranh quốc gia, quyết định đến sự phát triển hay tụt hậu của đất nước. Do vậy, một trong những chương trình trọng điểm của Việt Nam hiện nay là việc cải cách cách toàn diện nền hành chính quốc gia hướng tới mục tiêu: Xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Có thể nói, hiện đại hóa nền hành chính nói chung và hiện đại hóa hoạt động áp dụng trách nhiệm hành chính nói riêng đã và đang là một “hạng mục” lớn trong tổng thể “công trình” cải cách nền hành chính.

Thực tiễn việc cải cách hoạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng thời gian qua đã đủ chứng minh vai trò quan trọng của việc xác định đúng mục tiêu và nội dung của hiện đại hóa nền hành chính. Qua đó có thể thấy tác động của việc hiện đại hóa đối với quá trình áp dụng các phương pháp quản lý hành chính đơn giản, khoa học trong lĩnh vực xây dựng là không hề nhỏ, nó không những đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý nhà nước về xây dựng mà còn tạo đà cho các lĩnh vực khác phát triển (quản lý trật tự CLXD, quản lý đất đai, quản lý giao thông,…), đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước (Đỗ Quý Hoàng, 2014).

2.1.4.5. Cơ sở vật chất và tài chính công trong hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng

cầu về nguồn lực để đảm bảo cho sự vận hành có hiệu quả. Nguồn lực bao gồm cả nguồn nhân lực và nguồn vật lực. Nguồn vật lực, tức cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng.

Cơ sở vật chất ở đây bao gồm, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, công cụ hỗ trợ… của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Sự tác động của cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính đối với việc quản lý nhà nước về xây dựng thể hiện ở chỗ: chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực tài chính được cung cấp đầy đủ thì mới đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi mà hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng đặt ra, từ đó mới ngăn chặn, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật (Vũ Chí Nghiêm, 2015).

2.1.4.6. Công tác kiểm tra giám sát thanh tra chất lượng công trình xây dựng

Công tác giám sát phải chấp hành các qui định của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về chất lượng theo hợp đồng. Hàng năm nhà nước tổ chức các đợt thanh tra kiểm tra theo định kỳ và kiểm tra không định kỳ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn thi công mà công tác kiểm kiểm tra những nội dung khác nhau. Các nội dung này được tổ thanh tra quy định trước khi tiến hành kiểm tra.

Trong giai đoạn chuẩn bị thi công: Cán bộ tư vấn giám sát phải kiểm tra vật tư, vật liệu đem về công trường. Mọi vật tư, vật liệu không đúng tính năng sử dụng, phải đưa khỏi phạm vi công trường mà không được phép lưu giữ trên công trường. Những thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định không được đưa vào sử dụng hay lắp đặt. Khi thấy cần thiết, có thể yêu cầu lấy mẫu kiểm tra lại chất lượng vật liệu, cấu kiện và chế phẩm xây dựng.

Trong giai đoạn xây lắp: Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị. Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng của nhà thầu nhằm đảm bảo việc thi công xây lắp theo đúng hồ sơ thiết kế đã được duyệt.

Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu đề xuất. Kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượng công tác đạt được và tiến độ thực hiện các công tác. Lập báo cáo tình hình chất lượng công trình và tiến độ để báo cáo. Phối hợp các bên thi công và các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong quá trình thi công. Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp. Lập biên bản nghiệm thu theo bảng biểu qui định.

Những hạng mục, bộ phận công trình mà khi thi công có những dấu hiệu chất lượng không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã định trong tiêu chí chất lượng của bộ hồ sơ mời thầu hoặc những tiêu chí mới phát sinh ngoài dự kiến như độ lún quá qui định, trước khi nghiệm thu phải lập văn bản đánh giá tổng thể về sự cố đề xuất của đơn vị thiết kế và của các cơ quan chuyên môn được phép.

Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình: Tổ chức giám sát của chủ đầu tư phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)