Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa

1.3.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa nội địa

Kinh tế phát triển, nhu cầu của ngƣời dân ngày càng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu du lịch. Nếu nhƣ năm 2000 khách du lịch nội địa mới chỉ đạt con số là

11,2 triệu lƣợt khách thì tới năm 2017 là 73,2 triệu lƣợt, có thể thấy con số này tăng lên một cách chóng mặt và dự đoán trong tƣơng lai còn cao hơn nữa.

Đi liền với nhu cầu du lịch tăng cao là sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp lữ hành nội địa. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn uy tín, cũng có không ít những doanh nghiệp mở ra theo tính chất mùa vụ gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của khách du lịch. Chính vì vậy, cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc để phát huy những ƣu điểm đã đạt đƣợc, khắc phục và sửa chữa những hạn chế.

Sự quản lý của Nhà nƣớc đảm bảo các doanh nghiệp lữ hành nội địa không phát triển tự phát mà phải tuân theo các chính sách, quan điểm, mục tiêu, định hƣớng đúng đắn của Nhà nƣớc.

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa

Doanh nghiệp lữ hành nội địa là một trong những yếu tố cấu thành nên ngành du lịch, chính vì vậy nội dung quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng không nằm ngoài nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngành du lịch. Chính vì vậy, QLNN đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng bao gồm 10 nội dung ở Điều 37 Luật Du lịch năm 2017.

Bên cạnh đó, điều 161 Luật Doanh nghiệp năm 2005, quy định nội dung QLNN đối với doanh nghiệp nhƣ sau: 1) Ban hành, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan; 2) Tổ chức đăng ký kinh doanh; hƣớng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội; 3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho ngƣời quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề; 4) Thực hiện chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp theo định hƣớng và mục tiêu của chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; 5) Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi

vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Tiểu kết chương 1:

Chương 1 mở đầu bằng các khái niệm, lý luận cơ bản có tính chất “chìa khóa” mở ra các cánh cửa nghiên cứu của đề tài như: quản lý Nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch, chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nội dung quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp lữ hành nội địa, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa, nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa…

CHƢƠNG 2.

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA SỞ DU LỊCH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)