Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 73 - 75)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp du lịch

Nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ du khách, bảo đảm môi trƣờng du lịch lành mạnh, minh bạch, kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố, đặc biệt là khu vực phố cổ, Sở Du lịch Hà Nội cần tăng cƣờng hơn nữa công tác thanh, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch.

- Tăng cƣờng nhân lực cho đội ngũ thanh tra kiểm tra vì khi tách từ Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch chỉ tách về mặt cơ hữu còn nhân lực thì giữ nguyên. Việc tăng cƣờng nhân lực cho bộ phận này là hết sức cần thiết để có thể quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành nội địa. - Việc thanh tra, kiểm tra phải đƣợc thực hiện theo kế hoạch, thống nhất trong toàn ngành, tránh tình trạng chồng chéo nhƣ một số trƣờng hợp hiện nay, có thông báo trƣớc (trừ các trƣờng hợp đối tƣợng có dấu hiệu vi phạm phải tiến hành thanh tra đột xuất) và không thực hiện ngoài giờ hành chính nhằm tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc và không làm ảnh hƣởng đến hoạt động hình thƣờng của doanh nghiệp.

Đối với các cuộc thanh tra đột xuất hoặc thanh, kiểm tra theo chuyên đề không có trong chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt, thì thành phố yêu cầu cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với Thanh tra thành phố rà soát, nhất là đối với thanh tra các doanh nghiệp, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt mới tiến hành.

- Công tác thanh tra, kiểm tra phải kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm không để làm ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Viêt Nam nói chung. Đối với hoạt động lữ hành, hƣớng dẫn là tình trạng tổ chức, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài tham gia hoạt động du lịch trái phép, không có giấy phép lao động núp bóng hƣớng dẫn viên ngƣời Việt Nam đi hƣớng dẫn cho khách du lịch gây ảnh hƣởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, là tình trạng hƣớng dẫn viên không có bằng cấp hƣớng dẫn chui mà các doanh nghiệp lữ hành đang sử dụng rất nhiều hiện nay, là tình trạng nhiều doanh nghiệp mọc lên theo kiểu mùa vụ, chất lƣợng kém ảnh hƣởng tới quyền lợi của khách du lịch…

- Đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra, trình tự và thủ tục phải đƣợc nghiên cứu và thiết kế một cách khoa học để làm sao vừa đảm bảo đƣợc mục đích, yêu cầu của thanh tra, kiểm tra vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác tiến hành đơn giản, minh bạch, khách quan. Hãy để công tác thanh tra, kiểm tra thực sự mang ý nghĩa to lớn chứ không phải là

hoạt động gây khó khăn, trở ngại cho doanh nghiệp hoặc chỉ là hoạt động hình thức mang tính bề nổi, sai phạm đâu vẫn còn hoàn đó.

- Một hoạt động đặc biệt quan trọng nhƣng còn bị xem nhẹ đó chính là công tác hậu kiểm tra. Một thời gian sau khi thanh tra, cơ quan chức năng cần có sự kiểm tra lại để nắm bắt đƣợc tình hình sửa đổi của các doanh nghiệp lữ hành ra sao, từ đó có những đánh giá toàn diện và sâu sắc hơn. Theo quan điểm của cá nhân tác giả, có nhƣ vậy mới hoàn thiện quy trình thanh tra và kiểm tra một cách đầy đủ.

- Đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của công việc. Năng lực của các bộ thanh tra không chỉ đơn giản là kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi có sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 73 - 75)