Tổng thu từ khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2008 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 43)

Biểu đồ số lƣợng khách du lịch đến Hà Nội từ 2008 - 2017 cho thấy lƣợng khách du lịch đến Hà Nội tăng dần đều, kéo theo đó doanh thu của ngành du lịch cũng tăng lên đáng kể. Đây là dƣ địa của sự phát triển cả về nội lực lẫn ngoại lực của những năm trƣớc đây. Các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa đã thể hiện đƣợc vai trò và tầm ảnh hƣởng của mình đối với sự phát triển của du lịch Hà Nội.

Tuy nhiên, điều đáng nói là số lƣợng khách du lịch đến Hà Nội hay từ Hà Nội đi những địa điểm khác trong phạm vi cả nƣớc chƣa có phát triển đột biến. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa cần phải sáng tạo nhiều chƣơng trình hơn nữa để khách hàng hoàn toàn hài lòng về chất lƣợng dịch vụ, từ đó đẩy mạnh nhu cầu du lịch của ngƣời dân.

2.3. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội

Hoạt động QLNN của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn là hoạt động tổng hợp thể hiện ở rất nhiều công tác khác nhau, nhƣng quan trọng nhất là công tác tổ chức hƣớng dẫn thực hiện và tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các thông tin du lịch, công tác cấp và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch, công tác xúc tiến và quảng bá thƣơng hiệu, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về du lịch ...

2.3.1. Công tác tổ chức hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật du lịch biến các văn bản quy phạm pháp luật du lịch

2.3.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật từ trung ương đến địa phương về quản lý lữ hành nội địa

a. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp lữ hành: 1) Luật Du lịch năm 2017; 2) Nghị định số 168/2017-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; 3) Thông tƣ số 06/2017/TT- BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; 4) Thông tƣ số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải về việc quy định điều kiện của ngƣời điều khiển phƣơng tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lƣợng dịch vụ trên phƣơng tiện vận tải khách du lịch; 5) Kế hoạch số 06/KH-SDL ngày 23/01/2017 về việc hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ, điểm đến và cơ quan quản lý xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch hoàn chỉnh

phục vụ khách du lịch năm 2020 và những năm tiếp theo; 6) Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

b. Hệ thống Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển Thủ đô và du lich Thủ đô: 1) Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; 2) Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 26/06/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển Du lịch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo; 3) Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua Quy hoạch phát triển Du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; 4) Quyết định số 4597/QD-UBND của Ủy bản Nhân dân thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển Du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; 5) Kế hoạch số 207/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về việc phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; 6) Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo quyết định 1259/QD-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2050…

2.3.1.2. Công tác tổ chức hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật du lịch

a. Đối với các cán bộ quản lý du lịch và cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch: Công tác tổ chức hƣớng dẫn thực hiện, phổ biến và giáo dục pháp luật là một trong những chức năng trong công tác quản lý của Sở Du li ̣ch Hà Nội; đây là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luâ ̣t , nhằm đƣa các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về lĩnh vƣ̣c văn hóa, thể thao, du li ̣ch... đến với cán bộ và nhân dân thành phố. Nhâ ̣n thƣ́c đƣợc tầm quan tro ̣ng của công tác này, Ban

Giám đốc Sở Du lịch rất quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên công tác tổ chức hƣớng dẫn, tuyên truyền và phổ biến pháp luâ ̣t của ngành.

Luật Du lịch đƣợc Quốc Hội Việt Nam thông qua năm 2017 thực sự là một yếu tố mới tạo động lực cho du lịch phát triển. Cùng với Luật Du lịch năm 2017 ra đời là các Nghị định, Thông Tƣ hƣớng dẫn cụ thể các hoạt động chi tiết giúp cho Ngành Du lịch có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Có thể nói, vận hội mới cho phát triển du lịch đang đến chính từ sự cởi mở về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc mà đã và đang đƣợc thể chế hóa trong Luật Du lịch. Với tầm nhìn của khuôn khổ thể chế đổi mới đó, Du lịch Việt Nam nói chung, Du lịch Hà Nội nói riêng sẽ có bƣớc phát triển mạnh mẽ tƣơng xứng với tiềm năng to lớn của đất nƣớc, con ngƣời và văn hóa Việt Nam.

Ngay khi Luật Du lịch năm 2017 đƣợc ban hành và có hiệu lực, Sở Du lịch Hà Nội đã cùng với các doanh nghiệp du lịch Lữ hành tổ chức Hội nghị triển khai Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Du lịch năm 2017. Hội nghị đã có 150 cán bộ đến từ Sở Du lịch, cán bộ các phòng Văn hoá thông tin của 30 quận, huyện, thị xã cùng một số doanh nghiệp du lịch, hiệp hội du lịch trên địa bàn thủ đô tham dự. Hội nghị đã nhấn mạnh khi áp dụng Luật du lịch 2017 vào từng địa phƣơng phải có những bƣớc triển khai linh hoạt, phù hợp chứ không máy móc, dập khuôn. Vì vậy, các cán bộ quản lý du lịch tại xã, phƣờng đƣợc tập huấn rất kĩ về các vấn đề nhƣ sản phẩm du lịch, quy định đăng ký kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, chất lƣợng sản phẩm du lịch,… đặc biệt là vấn đề điểm đến và kết nối điểm đến cùng các vấn đề liên quan đến quy định về xây dựng quy hoạch điểm đến.

Quan trọng hơn nữa, Hội nghị do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức còn tập trung trao đổi một số vấn đề vƣớng mắc trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện những chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch. Chính điều này đã góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp lữ hành nội địa hiểu rõ hơn và thực hiện tốt Luật Du lịch năm 2017.

Có thể nói, việc tổ chức Hội nghị triển khai Luật Du lịch năm 2017 của Sở Du lịch Hà Nội là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực Quản lý nhà nƣớc về du lịch; tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của luật đến cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Thủ đô.

b. Đối với người dân Hà Nội: Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố tuyên truyền cho ngƣời dân về chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách du lịch của Nhà nƣớc qua các kênh truyền thông nhƣ báo chí, mạng xã hội, quảng cáo hay tổ chức buổi họp mặt ngƣời dân tại các Nhà văn hóa cộng đồng, loa phát thanh. Tại các buổi họp mặt này, ngƣời dân đƣợc phổ biến về pháp luật du lịch, nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của mình đối với đất nƣớc vì hiện nay đang tồn tại rất nhiều các vấn đề liên quan tới pháp luật du lịch mà ngƣời dân có thể góp sức đẩy lùi những hiện tƣợng đó. Đơn cử nhƣ hiện tƣợng hƣớng dẫn viên du lịch xuyên tạc lịch sử địa phƣơng làm ảnh hƣởng đến hình ảnh thành phố, ngƣời dân cần cảnh giác, nâng cao ý thức bảo vệ hình ảnh thủ đô, phát hiện các đối tƣợng gây nhiễu loạn, báo cáo với nhà chức trách kịp thời xử lý.

Sở Du lịch còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, nhằm nâng cao hiểu biết của ngƣời dân, cung cấp số điện thoại đƣờng dây nóng để ngƣời dân phối hợp các cơ quan chức năng cùng tìm hƣớng giải quyết những vấn đề cần tháo gỡ.

Ngoài việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới từng địa phƣơng, Sở Du lịch còn kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các giờ học tuyên truyền phổ biến pháp luật để học sinh nắm rõ đƣợc tƣ tƣởng và đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và Thành phố. Sở Du lịch cung cấp tờ rơi, văn bản, sách báo liên quan để phục vụ cho Thƣ viện trƣờng, giúp học sinh có tƣ liệu tra cứu, tìm hiểu.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch tới ngƣời dân của Sở Du lịch Hà Nội là một trong những hoạt động quan trọng, tuy nhiên hoạt động

này cần phải có thời gian chứ không thể tiến hành ngày một ngày hai và mang lại kết quả ngay.

2.3.2. Hoạt động cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành nội địa nghiệp lữ hành nội địa

Kể từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch năm 2017 có hiệu lực tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Luật Du lịch năm 2005 quy định khá chi tiết điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế, nhƣng lại rất đơn giản về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa. Theo đó, doanh nghiệp lữ hành nội địa không yêu cầu phải có giấy phép, không phải ký quỹ, không quy định bắt buộc các doanh nghiệp lữ hành nội địa phải báo cáo về hoạt động. Nhƣ vậy là không có sự đồng bộ với hệ thống pháp luật và tạo sự bất công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế, tạo ra lỗ hổng trong quản lý các doanh nghiệp lữ hành nội địa.

Khắc phục những điểm yếu trong Luật Du lịch năm 2005, Luật Du lịch sửa đổi năm 2017 bổ sung đối tƣợng phải cấp phép kinh doanh lữ hành cũng nhƣ các điều kiện bảo đảm phù hợp với quy định của Luật đầu tƣ nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành. Từ đó các đơn vị chức năng sẽ tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc để tránh hậu quả pháp lý do chỉ thực hiện công tác hậu kiểm, bảo đảm quyền lợi, an toàn hơn cho du khách.

Ngay khi Luật Du lịch năm 2017 ban hành, Sở Du lịch đã tiến hành rà soát và yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên thành phố Hà Nội nghiêm túc thực hiện theo quy định của Pháp luật. Cụ thể là, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, cần phải đăng kí Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, ký quỹ và yêu cầu chứng chỉ đối với điều hành... Đối với doanh nghiệp đã hoạt động mà chƣa có giấy phép thì phải bổ sung hồ sơ trình Sở để xin cấp phép. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ, Sở tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp. Trong những trƣờng hợp từ chối, Sở sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.

Song song với việc xin giấy cấp giấy phép hoạt động thì Sở Du lịch Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn phải kí quỹ theo Luật Du lịch năm 2017 là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng). Tiền kí quỹ phải đƣợc duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Khoản tiền này đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trƣờng hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc kí quỹ là cách để xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp và cam kết trách nhiệm với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và khách du lịch.

Chính vì giám sát chặt chẽ ngay từ khâu cấp giấy phép cho đến việc kí quỹ và yêu cầu báo cáo cụ thể hoạt động của doanh nghiệp lữ hành nội địa, nên Sở Du lịch Hà Nội đã thắt chặt hơn công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa, hạn chế đƣợc tình trạng thả lỏng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này, đồng thời dễ dàng hơn cho việc thu hồi giấy phép và dừng hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành nội địa nếu vi phạm.

Bảng 2.1. Đánh giá của doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội về thủ tục cấp và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận của Sở Du lịch Hà Nội

Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá

Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng

Thủ tục cấp giấyphép, giấy chứng nhận 72 % 24 % 14 % Thủ tục thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận 54 % 43 % 13 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2018

Theo kết quả điều tra xã hội học của ngƣời viết về thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận và thủ tục thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, lãnh đạo các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có một số nhỏ phần trăm đánh giá không hài lòng. Điều này cho thấy công tác cấp và thu hồi giấy phép đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định.

2.3.3. Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lƣợng sản phẩm du lịch, đến sự phát triển của ngành du lịch. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, Sở Du lịch Hà Nội đã rất chú trọng tới công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực là đội ngũ các cán bộ quản lý và đội ngũ nhân lực du lịch.

Bảng 2.2. Đánh giá của doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Sở Du lịch Hà Nội

Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Ý kiến khác

Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi

dƣỡng nguồn nhân lực 0% 79 % 0% 21%

Hình thức tổ chức đào tạo, bồi

dƣỡng nguồn nhân lực 0% 92 % 0% 8%

Thời gian đào tạo, bồi dƣỡng

nguồn nhân lực 28% 72% 0% 0%

Quy mô đào tạo, bồi dƣỡng nguồn

nhân lực 11% 89% 0% 0%

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả luận văn năm 2018

Dựa vào kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận văn năm 2018, công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của Sở Du lịch Hà Nội đƣợc các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố đánh giá cao. Đơn cử nhƣ công tác tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực 79% ý kiến hài lòng, hình thức tổ chức đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực 92% ý kiến hài lòng...

2.3.3.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

Theo Quy hoạch phát triển du lịch TP Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, đến năm 2020 lực lƣợng lao động trực tiếp trong ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 43)