6. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tổchức hướng dẫn thực hiện và ban hành các văn
các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với đặc thù của thành phố
- Cải thiện quy trình ban hành các văn bản quy phạm. Quá trình xây dựng, dự thảo chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần đƣợc công khai và lấy ý kiến rộng rãi của ngƣời dân, các doanh nghiệp,
các nhà khoa học, các tổ chức kinh tế - xã hội... Không những thế, chính sách, kế hoạch phải phù hợp với đặc thù của thành phố, không áp dụng máy móc, dập khuôn từ thành phố khác trong phạm vi quốc gia hoặc phạm vi quốc tế.
- Trong quá trình thực hiện cần chú trọng theo dõi, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, đồng thời phải chỉ rõ đƣợc nguyên nhân của những ƣu điểm và hạn chế một cách chính xác. Nếu thấy chính sách không phù hợp hoặc không khả thi, phải bổ sung, điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng sau khoảng thời gian rất dài đến cuối cùng không mang lại kết quả mới họp tổng kết và điều chỉnh. Nhƣ vậy vừa tốn thời gian, vừa tốn công sức, vừa tốn tiền bạc mà không mang lại kết quả.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách và thông tin du lịch cho doanh nghiệp lữ hành và người dân Hà Nội
3.2.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chính sách cho các doanh nghiệp lữ hành
- Tăng cƣờng tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm, hội thảo phổ biến nội dung của Luật Du lịch, Luật di sản, Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam, các thông tƣ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... Đặc biệt, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật du lịch cần cụ thể, dễ hiểu, hình thức phong phú, đa dạng để các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt. Đây là điểm then chốt đem lại hiệu quả cho công tác này bởi nếu cứ thao thao bất tuyệt giảng giải về những văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo cho ngƣời nghe cảm giác khô, khó, khổ.
- Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, chính sách du lịch nhằm nâng cao sự hiểu biết của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn. Trao thƣởng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong năm và đƣợc khách du lịch phản hồi tốt về chất lƣợng, thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo.
- Đặc biệt chú ý bồi dƣỡng đạo đức du lịch, đây cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Đạo đức nghề nghiệp đƣợc xem nhƣ xƣơng sống, nếu không có đạo đức doanh nghiệp đó sẽ lụi bại, đạo đức mang lại sự uy tín, niềm tin và sự hợp tác lâu dài, một khi đã có đạo đức nhà kinh doanh
sẽ có tâm hơn đối với sản phẩm của mình, tạo uy tín với ngƣời tiêu dùng, đây là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đạo đức nghề nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của thế giới nhƣng đồng thời lại phải hài hòa với văn hóa của Việt Nam.
3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chính sách cho người dân Hà Nội
Ngƣời Hà thành xƣa nổi tiếng thanh lịch, hiếu khách nhƣng ngày nay Hà Nội đƣợc ví nhƣ thủ đô đa sắc diện với rất nhiều ngƣời dân từ các tỉnh thành trong cả nƣớc tập trung về đây. Vì thế, nó không còn là một Hà Nội nguyên bản nữa, đa tỉnh thành dẫn tới đa phong cách, đa cách sống, đa văn hóa… chính điều đó cũng làm Hà Nội lai tạp đi rất nhiều. Bên cạnh bộ phận ngƣời dân có ý thức thì vẫn tồn tại một bộ phận ngƣời dân làm xấu đi hình ảnh của ngƣời dân thủ đô. Điều này đã làm mất điểm trong mắt khách du lịch nội địa nói riêng và khách du lịch nói chung, đặc biệt là khách quốc tế.
- Vì vậy, rất cần Sở Du lịch Hà Nội tổ chức nhiều buổi nói chuyện, tuyên truyền về lợi ích của hoạt động du lịch nhƣ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của ngƣời dân…để ngƣời dân có thể hiểu đúng hơn về vai trò và vị trí của ngành du lịch.
- Tăng cƣờng mở các khóa học ngắn, nội dung truyền đạt đơn giản, dễ hiểu để hƣớng dẫn ngƣời dân về cách tiếp đón du khách, cách giới thiệu các sản vật địa phƣơng, cách tổ chức cho du khách ăn, ở, tham gia vào sinh hoạt, sản xuất cùng gia đình họ... Từ đó, mỗi ngƣời dân đều trở thành một hƣớng dẫn viên tại điểm cung cấp cho khách những thông tin cơ bản về sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng, cách thức sản xuất, giá trị độc đáo hay thói quen sinh hoạt của cƣ dân bản địa bởi không ai hiểu rõ một vùng đất bằng chính ngƣời dân nơi đó nên họ chính là những hƣớng dẫn viên tài năng nhất, thân thiện nhất, đem đến những trải nghiệm mới mẻ và thú vị nhất cho những du khách.
- Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, chính sách du lịch dƣới hình thức sân khấu hóa hoặc các cuộc thi viết, cuộc thi ảnh tạo sự lan tỏa rộng rãi, nâng cao ý thức của ngƣời dân.
- Coi trọng việc tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu phổ thông dƣới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật; đƣa pháp luật vào giảng dạy trong trƣờng học; tuyên truyền pháp luật du lịch, chính sách du lịch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; xây dựng câu lạc bộ pháp luật; tủ sách pháp luật xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học…