Công tác tổchức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 50 - 54)

6. Kết cấu của đề tài

2.3. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc của Sở Du lịch Hà Nội đối với các

2.3.3. Công tác tổchức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lƣợng sản phẩm du lịch, đến sự phát triển của ngành du lịch. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, Sở Du lịch Hà Nội đã rất chú trọng tới công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực là đội ngũ các cán bộ quản lý và đội ngũ nhân lực du lịch.

Bảng 2.2. Đánh giá của doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Sở Du lịch Hà Nội

Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Ý kiến khác

Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi

dƣỡng nguồn nhân lực 0% 79 % 0% 21%

Hình thức tổ chức đào tạo, bồi

dƣỡng nguồn nhân lực 0% 92 % 0% 8%

Thời gian đào tạo, bồi dƣỡng

nguồn nhân lực 28% 72% 0% 0%

Quy mô đào tạo, bồi dƣỡng nguồn

nhân lực 11% 89% 0% 0%

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả luận văn năm 2018

Dựa vào kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận văn năm 2018, công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của Sở Du lịch Hà Nội đƣợc các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố đánh giá cao. Đơn cử nhƣ công tác tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực 79% ý kiến hài lòng, hình thức tổ chức đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực 92% ý kiến hài lòng...

2.3.3.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

Theo Quy hoạch phát triển du lịch TP Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, đến năm 2020 lực lƣợng lao động trực tiếp trong ngành Du lịch Hà Nội khoảng 127.800 ngƣời, lao động gián tiếp là 383.000 ngƣời. Năm 2030, ngành Du lịch cần 250.000 lao động trực tiếp, 750.000 lao động gián tiếp mới đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch hiện chƣa đáp ứng kịp với tốc độ tăng trƣởng, nhất là ở khối các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch. Theo thống kê sơ bộ hiện nay, các cơ quan QLNN về du lịch trên địa bàn TP. Hà Nội có khoảng hơn 100 ngƣời, trong đó bao gồm công chức Sở Du lịch; viên chức phụ trách xúc tiến du lịch thuộc Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại, du lịch; công chức kiêm nhiệm quản lý du lịch tại UBND các quận, huyện, thị xã. Nhìn vào con số trên, chƣa bàn về chất lƣợng, chỉ riêng số lƣợng nguồn nhân lực quá ít đã trở thành một sức ép lớn, một bài toán khó đối với ngành du lịch trên địa bàn thành phố.

Trƣớc sức ép đó, Sở Du lịch Hà Nội luôn có trách nhiệm trong việc tham mƣu giúp việc cho Thành ủy, UBND Thành phố và các cấp, ngành liên quan có những quyết sách mạnh mẽ để đầu tƣ nâng cao chất lƣợng, chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch. Nghị quyết số 06-NQ/TU đã nêu rõ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giải pháp trọng tâm để đƣa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Trong đó, việc đào tạo nhân lực chất lƣợng cao về chuyên môn, ngoại ngữ, nhận thức chính trị, trách nhiệm công dân, ý thức, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp để tham gia hoạt động du lịch đƣợc thành phố chú trọng.

Trong năm 2017, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức hơn 40 lớp bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cho các cán bộ thuộc Sở, các cán bộ văn hóa thông tin các quận, huyện, thị xã. Các lớp học này tập trung bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc về du lịch; nghiệp vụ thanh tra du lịch; nhân lực lữ hành, vận chuyển, lƣu trú; kỹ năng kinh doanh du lịch cho cộng đồng dân cƣ; kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch; kiến thức và kỹ năng thuyết minh cho thuyết minh viên…Đồng thời tạo cơ hội cho những ngƣời làm công tác quản lý đƣợc trao đổi về khó khăn, vƣớng mắc trong công việc và cùng tìm giải pháp tháo gỡ.

Trong năm 2018, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục triển khai và tổ chức các lớp học bồi dƣỡng này bởi đây là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch đặc biệt là khi Luật Du lịch 2017 có hiệu lực. Có một thực tế là đội ngũ cán bộ

quản lý Du lịch cấp Sở là những ngƣời đƣợc đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp, trong khi đó đội ngũ ngành dọc phía dƣới là các cán bộ thuộc phòng văn hóa thông tin tại các quận huyện giữ vai trò hết sức quan trọng nhƣng lại chƣa đƣợc chú trọng đào tạo, chính vì vậy gây khó khăn trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa. Việc Sở tổ chức nhiều lớp học bồi dƣỡng nhƣ vậy góp phần chuẩn hóa đội ngũ làm công tác quản lý du lịch từ trên xuống dƣới, từ cơ quan đầu não cho tới cơ quan trực tiếp thực hiện.

2.3.3.2.Bồi dưỡng nguồn nhân lực làm du lịch

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch thì đội ngũ nhân lực du lịch tăng lên đáng kể hàng năm. Năm 2008, lực lƣợng lao động trong ngành Du lịch là 43.000 ngƣời, trong đó 24.000 ngƣời trong khối khách sạn, nhà hàng; 6.000 ngƣời trong khối lữ hành và 15.000 ngƣời trong khối dịch vụ khác… Năm 2011, số lƣợng lao động trên toàn ngành của Thủ đô thống kê là 51.118 ngƣời. Chất lƣợng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực của Thành phố cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề ngày càng đƣợc mở rộng, nâng cấp với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ngày càng chuyên sâu và loại hình đào tạo đƣợc đa dạng hóa, phân thành nhiều trình độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề cao.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch nên ngay từ đầu năm 2017, Sở đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-SDL về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch năm 2017 và tổ chức các lớp bồi dƣỡng về du lịch cộng đồng cho hơn 300 học viên, 400 hƣớng dẫn viên du lịch, 116 lái xe, 100 nhân lực quản lý khách sạn, 68 thuyết minh viên tại điểm… Sở Du lịch Hà Nội cũng tích cực xây dựng mối quan hệ “Cơ quan quản lý nhà nƣớc - Nhà trƣờng - Doanh nghiệp” trong đào tạo nhân lực du lịch của thành phố theo hƣớng ƣu tiên và có cơ chế đặc thù. Nhờ sự “bắt tay” đó, đã thu hút đƣợc nhân lực giỏi, đúng nhu cầu, đƣợc đào tạo bài bản.

Cuối tháng 9 năm 2017, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức “lớp bồi dƣỡng kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cƣ

năm 2017” tại xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh. Đây là hoạt động nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Mục tiêu của lớp bồi dƣỡng do Sở Du lịch tổ chức nhằm bồi dƣỡng kiến thức về du lịch cộng đồng, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lợi ích du lịch, hƣớng dẫn kỹ năng phục vụ, giao tiếp với khách du lịch cho nhân dân, nghệ nhân, ngƣời bán hàng, ngƣời phục vụ tại các điểm du lịch trên địa bàn xã Thuỵ Lâm.

Lớp học đã thu hút gần 100 ngƣời dân, nghệ nhân, ngƣời bán hàng, ngƣời phục vụ tại các điểm du lịch ở địa phƣơng tham gia. Lớp học bồi dƣỡng đƣợc tổ chức theo phƣơng pháp hoạt động nhóm, thuyết trình, đối thoại, không máy móc rập khuôn, ghi chép, kiểm tra đánh giá nhƣ khuôn mẫu tạo không khí lớp vui vẻ, cởi mở và hiệu quả.

Không những thế, Sở Du lịch Hà Nội còn có sáng kiến đƣa sinh viên năm cuối của các cơ sở đào tạo du lịch đến thuyết minh, hỗ trợ các du khách tại phố cổ, các điểm du lịch nổi tiếng nhƣ Hoàng Thành, Văn Miếu... nhằm mục đích cho sinh viên có kinh nghiệm thực tế, đồng thời hỗ trợ du khách mà không phải tăng biên chế. Mới đây nhất, trong tháng 3/2018, có 300 đoàn viên, sinh viên đến từ năm trƣờng đại học trên địa bàn có chuyên ngành đào tạo về ngoại ngữ, du lịch, văn hóa lịch sử, bao gồm: Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Thủ đô và Đại học Thăng Long tham gia đội hỗ trợ du lịch Thăng Long. Sau khi kết thúc công tác tuyển chọn, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức các khóa tập huấn để các tình nguyện viên trau dồi kỹ năng giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc, kiến thức cơ bản về di tích, danh thắng, địa bàn đƣợc phân công phụ trách, sơ cứu cho du khách trong những trƣờng hợp bất ngờ (cảm nắng, thƣơng tích nhẹ...). Thông qua hoạt động của đội hình tình nguyện, Sở Du lịch Hà Nội hy vọng mỗi sinh viên sẽ là đại sứ du lịch, giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội đến khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Sở cũng mong muốn đây là cơ hội để tăng cƣờng công tác tuyên truyền,

giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ và nhân dân trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô và đất nƣớc, nâng cao kiến thức thực tế và kỹ năng hoạt động xã hội cho tình nguyện viên. Đây là năm thứ ba, Sở Du lịch Hà Nội triển khai chƣơng trình "Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực về du lịch Hà Nội", tiêu biểu là đội tình nguyện “Hỗ trợ du lịch Hà Nội”.

Nhờ những chính sách đồng bộ đó đến nay Hà Nội đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, nhân viên và lao động trong ngành du lịch có tay nghề cao, phần nào đáp ứng các tiêu chí quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)