Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 65 - 68)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Các giải pháp đƣa ra đƣợc căn cứ trƣớc hết vào hiện trạng QLNN của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa với các yếu tố thế mạnh, khó khăn, kết quả đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại chƣa thể khắc phục đã nêu ở chƣơng 2; đồng thời còn căn cứ vào các yếu tố quan trọng sau:

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch nội địa của Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI, Ban Thƣờng vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 26-6-2016 về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra 5 quan điểm cụ thể về phát triển du lịch Thủ đô, đó là: Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô, một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, bảo đảm hài hòa với lợi ích của ngƣời dân Hà Nội; phát triển du lịch Thủ đô gắn với phát triển du lịch nội địa và quốc tế, thu hút khách du lịch quốc tế tới Hà Nội, bảo đảm phát huy tốt vai trò là trung tâm du lịch cả nƣớc, thực hiện chức năng liên kết, cầu nối giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong nƣớc và quốc tế; kết hợp phát triển du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô và của dân tộc, với bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô theo hƣớng bền vững, xây dựng Hà Nội là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lƣợng - Hấp dẫn”; góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân Thủ đô.

Bên cạnh đó, phát triển du lịch chất lƣợng cao, theo hƣớng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác nhƣ du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, làng

Ngoài ra, đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy mọi nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, các tầng lớp nhân dân để phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đƣợc phê duyệt.

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch nội địa của Hà Nội

Hà Nội đề ra rất nhiều mục tiêu, trong đó đặc biệt chú ý tới phát triển toàn diện du lịch Thủ đô cả về quy mô và chất lƣợng dịch vụ, bảo đảm tính bền vững; đến năm 2020 đƣa du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trƣởng cao, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh... Chỉ tiêu cụ thể là, phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội đón 30 triệu lƣợt khách, trong đó có 5,7 triệu lƣợt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt 120.000 tỷ đồng, công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lƣu trú, khách sạn đạt 60-65%.

Du lịch của Thủ đô sẽ chú trọng xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, làng nghề, sinh thái, ẩm thực... bảo đảm các sản phẩm hoàn chỉnh, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên nghiệp cao theo hƣớng phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, tập trung tạo dựng sản phẩm hoàn chỉnh và đƣa vào khai thác phục vụ khách du lịch, kéo dài thời gian lƣu trú ở Thủ đô tại khu vực trung tâm chính trị Ba Đình; khu vực phố cổ, phố cũ, hồ Hoàn Kiếm; làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc... Hằng năm tổ chức chuỗi các hoạt động sự kiện gắn với du lịch nhƣ hội nghị, hội thảo, liên hoan, hội chợ, thƣơng mại, văn hóa, thể thao... tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

3.1.3. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới gian tới

3.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tích cực

Hà Nội mang hình ảnh đậm nét về thủ đô lịch thiệp, hào hoa, tinh tế, lịch sử lâu đời. Không chỉ đối với khách du lịch quốc tế mà ngay cả đối với khách du lịch nội địa, Hà Nội là một điểm đến khó bỏ qua trong hành trình khám phá Việt Nam, hình ảnh của Thủ đô gắn liền với hình ảnh của đất nƣớc. Hà Nội hấp dẫn du khách với những giá trị văn hóa, lịch sử kỳ thú:

- Hoàng thành Thăng Long đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là niềm tự hào không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nƣớc Việt Nam.

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Trƣờng đại học đầu tiên vẫn đƣợc giữ gìn với dáng vẻ trang trọng, oai nghiêm trong khuôn viên tƣơi đẹp;

- Hà Nội luôn gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ về bề dày lịch sử, nền văn hóa đặc sắc của phố nghề. Nhiều làng nghề truyền thống nhƣ gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xã, lụa Vạn Phúc… với các sản phẩm đa dạng, phong phú, tạo ấn tƣợng sâu sắc, khó quên cho du khách.

- Ẩm thực Hà thành với những đặc sản riêng có của Phở Hà Nội, Bún chả, Bún Thang, Chả cá Lã Vọng, cốm bọc lá sen…

- Hà Nội cũng đem lại những trải nghiệm khó quên của các khu phố Tây nhƣ phố Tạ Hiện, các con phố nhỏ trong khu phố cổ và cùng với các loại hình nghệ thuật rất Hà Nội và cũng rất Việt Nam nhƣ múa rối nƣớc, ca trù, trầu văn... hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nƣớc.

- Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có nhiều điểm thực hành tín ngƣỡng truyền thống linh thiêng nhƣ chùa Trấn Vũ, đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh, phủ Tây Hồ… hòa trong phong cảnh hồ nƣớc trong xanh, những không gian thoáng đãng ngay giữa lòng Thủ đô đông đúc. Ở đây, khách du lịch đƣợc tận hƣởng không khí trang nghiêm, thanh tịnh và đƣợc nghe những câu chuyện và những truyền thuyết lý thú không thể nào quên để kể lại cho gia đình và bạn bè sau chuyến đi.

- Hà Nội cũng là điểm đến tham quan thành phố (city breaks) vì là cửa ngõ giao thông, trung tâm phân phối khách 3 miền Bắc - Trung - Nam. Giờ đây, Hà Nội có thể thu hút khách ở lại lâu hơn với phố đi bộ, phố cổ về đêm, bên cạnh những di sản văn hóa quốc gia và thế giới nhƣ Trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long, di sản lịch sử - cách mạng, hệ thống chùa chiền, bảo tàng, công viên, nhà hát, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí hiện đại, ẩm thực đặc sắc, phong phú…

- Khi nhắc tới tên điểm đến quốc gia là khách du lịch nghĩ ngay tới thủ đô nƣớc đó. Cũng vậy, khi nhắc tới Việt Nam là nhắc tới Hà Nội, là Thủ đô, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nƣớc. Vì thế, nói tới du lịch Hà Nội không thể không chú trọng phát triển du lịch MICE với các hoạt động du lịch liên quan tới công vụ, hội họp, khuyến thƣởng, hội chợ, triển lãm…

Rõ ràng, du lịch Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế. Để khai thác tốt sản phẩm du lịch hiện có và xúc tiến quảng bá hiệu quả hơn trong tƣơng lai, cần có sự đầu tƣ nghiêm túc và chuyên nghiệp, có hệ thống.

3.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực

Thứ nhất, tính thời vụ vẫn là hiện trạng phổ biến với loại hình du lịch văn hóa, nhất là sản phẩm du lịch lễ hội.

Thứ hai, xu hƣớng đô thị hóa, hiện đại hóa tràn lan đang vô tình làm các tài nguyên du lịch nhân văn xuống cấp, biến dạng, thâ ̣m chí biến mất.

Thứ ba, một bộ phận những ngƣời sinh sống và làm việc tại Hà Nội có ý thức không tốt, có biểu hiện bắt chẹt khách, ép giá... làm mất đi hình ảnh một Hà Nội dễ mến trong lòng khách du lịch nội địa nói riêng và khách du lịch nói chung.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp lữ hành mọc lên mang tính chộp giật, mùa vụ không đảm bảo về chất lƣợng phục vụ du khách.

Các yếu tố trên đang đặt ra cho hoạt động du lịch văn hóa Hà Nội nhiều cơ hội và thách thức khác nhau, đòi hỏi Sở Du lịch Hà Nội phải nghiên cứu kỹ tình hình và đƣa ra các định hƣớng phát triển phù hợp.

3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 65 - 68)