6. Kết cấu của đề tài
2.3. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc của Sở Du lịch Hà Nội đối với các
2.3.2. Hoạt động cấp và thu hồi giấyphép kinh doanh của doanh nghiệp lữ
nghiệp lữ hành nội địa
Kể từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch năm 2017 có hiệu lực tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Luật Du lịch năm 2005 quy định khá chi tiết điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế, nhƣng lại rất đơn giản về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa. Theo đó, doanh nghiệp lữ hành nội địa không yêu cầu phải có giấy phép, không phải ký quỹ, không quy định bắt buộc các doanh nghiệp lữ hành nội địa phải báo cáo về hoạt động. Nhƣ vậy là không có sự đồng bộ với hệ thống pháp luật và tạo sự bất công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế, tạo ra lỗ hổng trong quản lý các doanh nghiệp lữ hành nội địa.
Khắc phục những điểm yếu trong Luật Du lịch năm 2005, Luật Du lịch sửa đổi năm 2017 bổ sung đối tƣợng phải cấp phép kinh doanh lữ hành cũng nhƣ các điều kiện bảo đảm phù hợp với quy định của Luật đầu tƣ nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành. Từ đó các đơn vị chức năng sẽ tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc để tránh hậu quả pháp lý do chỉ thực hiện công tác hậu kiểm, bảo đảm quyền lợi, an toàn hơn cho du khách.
Ngay khi Luật Du lịch năm 2017 ban hành, Sở Du lịch đã tiến hành rà soát và yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên thành phố Hà Nội nghiêm túc thực hiện theo quy định của Pháp luật. Cụ thể là, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, cần phải đăng kí Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, ký quỹ và yêu cầu chứng chỉ đối với điều hành... Đối với doanh nghiệp đã hoạt động mà chƣa có giấy phép thì phải bổ sung hồ sơ trình Sở để xin cấp phép. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ, Sở tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp. Trong những trƣờng hợp từ chối, Sở sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
Song song với việc xin giấy cấp giấy phép hoạt động thì Sở Du lịch Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn phải kí quỹ theo Luật Du lịch năm 2017 là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng). Tiền kí quỹ phải đƣợc duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Khoản tiền này đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trƣờng hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc kí quỹ là cách để xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp và cam kết trách nhiệm với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và khách du lịch.
Chính vì giám sát chặt chẽ ngay từ khâu cấp giấy phép cho đến việc kí quỹ và yêu cầu báo cáo cụ thể hoạt động của doanh nghiệp lữ hành nội địa, nên Sở Du lịch Hà Nội đã thắt chặt hơn công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa, hạn chế đƣợc tình trạng thả lỏng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này, đồng thời dễ dàng hơn cho việc thu hồi giấy phép và dừng hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành nội địa nếu vi phạm.
Bảng 2.1. Đánh giá của doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội về thủ tục cấp và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận của Sở Du lịch Hà Nội
Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
Thủ tục cấp giấyphép, giấy chứng nhận 72 % 24 % 14 % Thủ tục thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận 54 % 43 % 13 %
Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2018
Theo kết quả điều tra xã hội học của ngƣời viết về thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận và thủ tục thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, lãnh đạo các doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có một số nhỏ phần trăm đánh giá không hài lòng. Điều này cho thấy công tác cấp và thu hồi giấy phép đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định.