Khái quát lịch sử hình thành Sở Du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu của đề tài

2.1. Tổng quan về Sở Du lịch Hà Nội

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành Sở Du lịch Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, cơ sở vật chất để phục vụ cho phát triển du lịch, nhƣng trong giai đoạn trƣớc năm 2015, ngành du lịch phát triển chƣa tƣơng xứng. Quy mô hoạt động du lịch thành phố mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhƣng bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch của thành phố lúc đầu là một bộ phận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngoài Giám đốc phụ trách chung, khối du lịch chỉ có một Phó Giám đốc phụ trách và tập trung chủ yếu tại hai phòng: Quản lý lữ hành và phòng Quản lý cơ sở lƣu trú…

Theo Quy hoạch phát triển du lịch TP Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, phấn đấu đến năm 2020 du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trƣờng, đƣa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc và khu vực. Do đó, việc thành lập Sở Du lịch Hà Nội là một vấn đề cấp thiết. Việc thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách ra từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ góp phần giúp Hà Nội khai thác, phát huy đƣợc thế mạnh này và để hoạt động xúc tiến du lịch đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn. Trƣớc đó, TP. HCM cũng đã thành lập Sở Du lịch riêng trên cơ sở tách ra của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. HCM.

Sáng 21/9/2015, thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Sở Du lịch và quyết định đổi tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành Sở Văn hóa và Thể thao. Việc thành lập Sở Du lịch xuất phát từ nhu

cầu thực tế với vị trí là Thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nƣớc, là trung tâm du lịch lớn của đất nƣớc, là cầu nối giữa du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới, cùng với những di sản văn hóa, di tích lịch sử và nét văn hóa độc đáo của ngƣời Hà Nội, lợi thế về nguồn lực tài nguyên, tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch. Theo số liệu thống kê của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, lƣợng khách du lịch đến Hà Nội tăng bình quân hàng năm trên 10%, năm 2014 đạt gần 15,5 triệu lƣợt khách nội địa, 3 triệu lƣợt khách quốc tế và tăng gấp 2 lần so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 40% so với cả nƣớc, đóng góp đáng kể vào GRDP của thành phố… Việc thành lập Sở Du lịch nhằm tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch, đẩy mạnh các chƣơng trình hội chợ, quảng bá, xúc tiến du lịch... đƣa du lịch phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô.

Sở Du lịch có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định hiện hành của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND Thành phố Hà Nội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sở Du lịch Hà Nội thực hiện các giải pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

Sở Du lịch Hà Nội cũng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chƣơng trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phƣơng sau khi đƣợc phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước của sở du lịch hà nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)