Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Chiêm Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 47)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Chiêm Hóa

3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động

a, Dân số

Sự biến động của dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của huyện. Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sự phát triển khi vấn đề tạo công ăn việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo. Vì vậy, tìm hiểu về vấn đề dân số và lao động là công việc không thể thiếu khi nghiên cứu kinh tế của một vùng, một huyện.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Chiêm Hóa năm 2018 dân số toàn huyện là 129.836 người, chiếm 17,08% dân số trên địa bàn tỉnh, mật độ dân số trung bình là 102 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các xã tập chung đông dân cư tại thị trấn Vĩnh Lộc với mật độ 101 người/km2.Trong đó, dân số thành thị 7.976 người, chiếm 6,14%; dân số nông thôn 121.860 người, chiếm 93,86%.

b, Lao động

Nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Chiêm Hóa khá dồi dào. Số lao động trong độ tuổi là 84.394 người, chiếm khoảng 65% dân số toàn huyện. Trong đó, năm 2018 lao động trong lĩnhs vực Nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 79.95% tổng số lao động. Đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho ngành sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhưng không đáng kể (bình quân giảm 0,01%). Bên cạnh đó, lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng có xu hướng tăng lên qua các năm, bình quân tăng 13,58%. Nguyên nhân là do lao động trên địa bàn huyện đang có xu hướng đi làm công nhân tại các khu công nghiệp lớn như: Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên, Nhà máy Canon…, với thu nhập cao, công việc ổn định

Vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã có các chương trình lập dự án, khuyến khích tạo môi trường thuận

lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tạo việc làm. Công tác đào tạo nghề cho ngừoi lao động luôn được chú trọng. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 18,3 triệu đồng(UBND huyện Chiêm Hóa, 2018)

Chất lượng nguồn lao động của huyện trong những năm qua tăng dần, tuy nhiên đa phần lao động trong nông nghiệp qua đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Bảng 3.2. Tình hình lao động huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2016-2018

(ĐVT: Người) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQ 1. Tổng dân số 126.928 128.722 129.836 101,41 100,87 101,14 2. Số lao động phân theo

khu vực kinh tế 81.953 84.007 84.394 102,51 100,46 101,48 - Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 67.486 67.968 67.474 100,71 99,27 99,99

- Công nghiệp, xây dựng 7.938 9.672 10.240 121,84 105,87 113,58 - Thương mại, dịch vụ 6.529 6.367 6.680 97,52 104,92 101,15 3. Cơ cấu lao động theo khu

vực kinh tế (%) 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 82,35 80,91 79,95 - - - - Công nghiệp, xây dựng 9,69 11,51 12,13 - - -

-Thương mại, dịch vụ 7,97 7,58 7,92 - - -

4. Số lao động tạo việc làm

trong năm 4.319 3.281 3.481 75,97 106,10 89,78 5. Số lao động được đào tạo 490 385 489 78,57 127,01 99,90 Nguồn: Phòng LĐ – TBXH huyện Chiêm Hóa (2018)

3.1.2.2. Tình hình văn hóa, xã hội

Huyện Chiêm Hóa có 18 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc còn duy trì được văn hóa truyền thống đặc sắc. Huyện đã phối hợp với các cơ quan chức được văn hóa truyền thống đặc sắc. Huyện đã phối hợp với các cơ quan chức

năng bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, sưu tầm, khai thác những làn điệu nghệ thuật văn hóa mang sắc thái từng dân tộc sinh sống trên địa bàn. Các lễ hội truyền thống của dân tộc như lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày ở các xã, lễ Cấp sắc và lễ Cầu mùa của dân tộc Dao hàng năm được duy trì đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần trong nhân dân. Lễ hội Lồng tông và hát Then của đồng bào dân tộc Tày Chiêm Hóa vinh dự được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển sâu rộng từ các xã, thị trấn đến các thôn bản, trường học, cơ quan, đơn vị thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đến nay, toàn huyện có 475 đội văn nghệ cơ sở, hàng năm tổ chức biểu diễn chào mừng các ngày lễ, tết, phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Hoạt động văn nghệ ở cơ sở không thể thiếu làn điệu Then, Cọi của dân tộc Tày, hát Páo dung của dân tộc Dao và những điệu múa của dân tộc Mông do các hạt nhân văn nghệ tự biên tự diễn. Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc được đẩy mạnh. Các lễ hội truyền thống được khôi phục, phát triển; nhiều giá trị văn hóa, sản phẩm văn hóa và hoạt động văn nghệ( Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chiêm Hóa, 2018)

Xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa tự hào là nơi được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn làm địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Khu di tích lịch sử Kim Bình là địa chỉ quan trọng, là điểm hẹn về nguồn, là điểm du lịch lịch sử, văn hóa thiêng liêng, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến thăm, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh.

Công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đến nhân dân được chú trọng đẩy mạnh. Các hoạt dộng văn hóa văn nghệ, lễ hội được tổ chức thường xuyên đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của người dân. “ Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hóa” được đông đảo nhân dân hưởng ứng tực hiện đem lại hiệu quả thiết thực.

3.1.2.3. Tình hình chung về kinh tế

Chiêm Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, kinh tế của chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dưới dạng hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên giá trị sản xuất chưa cao. Đồng thời, mô hình cũng bộ lộ những hạn chế trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thị trường, vấn đề vệ sinh môi trường. Những vấn đề đó đang hạn chế tính bền vững trong

phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng trên địa bàn huyện. Qua kết quả đánh giá giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Chiêm Hóa cho thấy 3 năm qua ngành nông nghiệp có sự phát triển nhanh và đều. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 đạt trên 457.466 triệu đồng, tăng bình quân 5,7% so với năm 2016.

Trong 3 năm qua, giá trị ngành chăn nuôi mặc dù tăng trưởng về số lượng khá đáng kể, từ 133.646 triệu đồng năm 2016 đến 146.392 triệu đồng 2017, tuy nhiên tỷ trọng của nhóm chăn nuôi so với nhóm trồng trọt không có sự ra tăng nhiều (thể hiện rõ qua biểu 3.3), trong đó giá trị ngành chăn nuôi chiếm khoảng 38% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy sự phát triển của ngành chăn nuôi còn chậm hơn so với các ngành khác (trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp). Điều này đặt ra cho ngành chăn nuôi của huyện cần thay đổi cách thức tổ chức sản xuất để nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu ngành tương xứng với điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi của huyện.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất NLN trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, giai đoạn 2016-2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 BQ (%)

I Giá trị SX Nông lâm thủy sản Tr.đồng 409.518 428.979 457.466 105,70

1 Nông nghiệp Tr.đồng 342.919 356.433 372.124 104,17 - Trồng trọt Tr.đồng 209.273 218.580 225.732 103,86 - Chăn nuôi Tr.đồng 133.646 137.853 146.392 104,66 2 Lâm nghiệp Tr.đồng 61.329 66.103 78.163 112,90 3 Thủy sản Tr.đồng 5.270 6.443 7.178 116,71

II Cơ cấu Giá trị SX % 100 100 100 -

1 Nông nghiệp % 83,74 83,09 81,34 -

- Trồng trọt % 61,03 61,32 60,66 -

- Chăn nuôi % 38,97 38,68 39,34 -

2 Lâm nghiệp % 14,98 15,41 17,09 -

3 Thủy sản % 1,29 1,50 1,57 -

3.1.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống thủy lợi

Hoạt động thuỷ lợi do dự án đầu tư và ngân sách tỉnh hỗ trợ là một hoạt động thường xuyên, các thông tin được cập nhật kịp thời. Việc xây dựng kiên cố các công trình đầu điểm được quan tâm, xây dựng kiên cố hoá các tuyến mương, vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng thuỷ lợi nhằm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

Tổng số công trình có trên địa bàn huyện tính đến tháng 12 năm 2018 là 704 công trình thủy lợi. Trong đó bao gồm: 63 hồ chứa, 247 đập xây, 48 đập rọ thép, 6 trạm bơm các loại, 294 phai tạm, 784,97 km kênh mương đã được kiên cố hóa.

Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đã góp phần tích cực vào củng cố hạn tầng cơ sở, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với chủ trương chung của tỉnh và của huyện. Tổng diện tích tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện là: Vụ đông xuân: 3.328,675 ha; vụ mùa: 3.839,112 ha

Diện tích tưới tiêu mà các công trình đem lại đã góp phần tích cực vào việc phát triển lương thực trong mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, khắc phục hậu quả thiên tai và tăng sản lượng lương thực, góp phần vào việc phát triển kinh tế của đát nước - Giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, ngoài ra còn có rất nhiều các thuyến giao thông nông thôn có khả năng kết hợp với giao thông nội đồng. Hiện nay trên địa bàn huyện hệ thống giao thông nội đồng đan dần được cứng hóa.

b. Hiện trạng cấp điện

Hiện nay đường điện 35KV (điện lưới Quốc gia) đã được kéo đến 26/26 xã, thị trấn, nhìn chung các thôn bản ở các xã vùng cao, vùng sâu, xa đều đã có điện lưới kéo đến tận hộ gia đình, đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 47)